Bài viết này sẽ phân tích một số thuật ngữ xuất hiện trong đại dịch COVID-19 và nguyên nhân dẫn đến khởi phát chủng virus chết người này, từ đó hé lộ phương thức con người có thể vượt qua kiếp nạn.
I. Đằng sau chữ Hán, Thần tiết lộ tình hình dịch bệnh
Việc thánh nhân Thương Hiệt tạo chữ viết khiến Trời đất quỷ Thần đều kinh khiếp. Đây không phải là điều tưởng tượng mà tồn tại một cách chân thật, đúng là Thần tích. Trong thời mạt kiếp, những từ quan trọng tại thế gian đều có bóng dáng chỉ dụ của Thần. Ví dụ như phía sau những danh từ như “Thượng Hải” (上海), “Hỗ” (沪 ký tự giản thể của “Hỗ”), chúng đều chứa đựng ý chỉ của Thần. Vậy trong dự ngôn nói đến dịch bệnh thời mạt kiếp, từ “dịch bệnh” sao lại không mang theo ý chỉ của Thần chứ?
1. Virus đội vương miện (coronavirus)
Bệnh SARS bùng phát vào năm 2002 không phải là dịch bệnh viêm phổi điển hình. Virus gây nên bệnh MERS (Hội chứng Hô hấp Trung Đông) xuất hiện vào năm 2012 và virus gây bệnh viêm phổi Vũ Hán mới hiện nay có biến thể đồng dạng, đều là virus “đội vương miện”. Nguyên lai ngoại hình của virus có đội “mũ” (冠) giống như vương miện. Mang theo vương miện chính là vương, chẳng phải “coronavirus” là vua của các loại virus đó sao?
2. Bệnh SARS (phi điển viêm phổi)
Đại dịch SARS xuất hiện vào năm 2003 chỉ là một lần Thần cảnh báo con người. Chữ “điển” (典) ra đời sớm nhất được nhắc đến trong cuốn “Ngũ Đế chi thư”, còn gọi là “pháp luật, chuẩn tắc, chế độ… truyền thống mà tổ tiên lưu lại”. Vậy phải chăng “SARS” (phi điển) chẳng phải là mang theo ý nghĩa lời nói việc làm không phù hợp thậm chí còn phạm vào các chuẩn mực đạo đức truyền thống sao? “Sổ điển vong tổ” – quên nguồn quên gốc là có ý tứ này. Tuy nhiên, từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền, nó liền cổ động người Trung Quốc “Sổ điển vong tổ” – quên nguồn quên gốc.
Sự ra đời của ĐCSTQ là khởi đầu cho sự rời bỏ văn hóa truyền thống của xã hội Trung Quốc. Cuộc Cách mạng Văn hóa đã khiến văn hóa truyền thống Trung Hoa bị phá hủy nghiêm trọng, đạo đức xã hội suy đồi nhanh chóng. Vào thời điểm Giang Trạch Dân và ĐCSTQ khởi xướng “âm mưu làm giàu” để dụ mọi người dùng vật chất làm chuẩn mực xác định đúng sai, nó đã khiến xã hội Trung Quốc ngày nay hoàn toàn rời xa văn hóa và đạo đức truyền thống, toàn bộ xã hội đã thực hành “phi điển”.
“Phi điển” dịch âm gọi là SARS, cũng có sách dịch thành “Sa tư” và “Sát tử”. Đây chẳng phải là lời nhắc nhở đối với thế nhân, nếu toàn bộ xã hội thực hành “phi điển” (rời bỏ văn hóa và đạo đức truyền thống), thì cuối cùng sẽ bị “Sát tử” hay SARS giết chết sao?
3. Hạnh toan kiểm trắc (kiểm tra đo lường axit nucleic)
“Hạnh” tương đương với “tâm”. “Toan” tương đương với “mục nát hư hỏng”. “Hạnh toan” chẳng phải là chỉ “tâm con người bị hư hỏng”. Vậy “kiểm tra đo lường axit nucleic” là đo cái gì? Đây chẳng phải muốn nhắc nhở con người làm chính lại tâm thì có thể khắc chế được dịch bệnh sao?
II. Nguyên nhân của đại ôn dịch
Một lý do cho sự xuất hiện của đại dịch là các tiêu chuẩn đạo đức hiện tại của xã hội độc tài Trung Quốc hiện nay đã ở dưới mức “con người”. Bạn có tin không? Nếu lấy các tiêu chuẩn của Nho giáo để đối chiếu một chút thì mọi người sẽ nhìn rõ được tình huống này.
1. “Nhân” (Lòng nhân từ)
Trước Cách mạng Văn hóa, văn hóa truyền thống Trung Hoa chưa bị ĐCSTQ phá hủy một cách thảm hại. Mặc dù đạo đức xã hội thời đó không còn đạt chuẩn nữa nhưng vẫn có thể duy trì ở mức chấp nhận được. Ví dụ như, lúc đó ĐCSTQ đã xây dựng một loạt các nhân vật ‘anh hùng’ dùng cho ‘đấu tranh chính trị’. Trong số đó, nhân vật “Lôi Phong” có ảnh hưởng lớn nhất. Tạm gác lại độ chân thật về câu chuyện của Lôi Phong đạt ở mức nào, lúc đó người Trung Quốc học theo Lôi Phong, “cầu nhân” và “sùng thiện” vẫn được nhiều người ủng hộ.
“Cách mạng Văn hóa” đã điên cuồng phá hủy văn hóa truyền thống, đảo lộn tư duy của người Trung Quốc, và cắt đứt mối liên hệ giữa người Trung Quốc với nền văn minh 5000 năm. Do đó, khi nền kinh tế mở cửa sau Cách mạng Văn hóa, xã hội Trung Quốc, vốn đã mất đi những ràng buộc của các giá trị truyền thống và chuẩn mực đạo đức, đã nhanh chóng bị tha hóa dưới sự cám dỗ của đồng tiền. Đây cũng là căn nguyên dẫn đến bùng phát các phong trào sinh viên vào những năm 1980.
Hồng vệ binh đang đập phá biển “Đại Thành Môn” ở Khổng Phủ
Dưới sự phát động của ĐCSTQ và Giang Trạch Dân, phát triển “âm mưu làm giàu” và tấn công vào tín ngưỡng đạo đức, rất ít người trong xã hội Trung Quốc ngày nay dám công khai cổ vũ “nhân” cùng “thiện”. Nếu ai làm vậy sẽ bị coi là ‘đần độn’ và ‘khác loài’.
Điều tiếp theo chính là lấy tư lợi làm thước đo tiêu chuẩn bình thường ở xã hội. Hành ác mà không bị trừng phạt lại được coi là kẻ mạnh, làm giàu bằng đường tắt và ‘đi cửa sau’ được coi là tấm gương, toàn bộ xã hội Trung Quốc đã đổi trắng thay đen một cách đáng sợ.
2. Nghĩa (Chính nghĩa)
Trước khi ĐCSTQ xây dựng chính quyền, người Trung Quốc vẫn còn có thể phân biệt được thị phi thiện ác. Cho dù một người đang làm việc xấu họ vẫn có thể nhận thức được chính bản thân đang làm việc ác. Thế nhưng đến hôm nay, lợi ích vật chất đã thay thế thị phi thiện ác, dù đối với cá nhân hay quốc gia, của cải kinh tế đã trở thành tiêu chuẩn để đo lường đúng sai.
Nói trắng ra, “âm mưu phát đại tài” là để thúc đẩy con người vứt bỏ đạo đức, lý tưởng cùng lương tri và công lý, mặc cho ĐCSTQ hành ác như thế nào đi nữa, chỉ cần bản thân có thể kiếm tiền phát tài là được. Vì để kiếm tiền, người Trung Quốc bằng lòng đi theo ĐCSTQ hành ác, trượt dốc theo sự suy đồi của xã hội.
Trên thực tế, vào năm 2000, mặc dù định hướng lợi ích vật chất của ĐCSTQ đã ăn mòn đạo đức xã hội một cách nghiêm trọng, mọi người vẫn coi thường đề xuất “âm mưu làm giàu” của Giang Trạch Dân, hơn nữa còn chê cười. Thế mà hôm nay, nhiều người Trung Quốc đã coi những thứ cặn bã đó như ‘châu báu’.
Có bao nhiêu người đã không chỉ nhắm mắt làm ngơ trước sự hành ác của ĐCSTQ, ngược lại còn cười hả hê trước sự đau khổ của người bị hại? Có những người còn thấy chết không cứu, thậm chí còn thêm vào những lời nói châm chọc. Hiện tại xã hội Trung Quốc liệu còn có bao nhiêu người thấy tuyên truyền dối trá mà dám nói không dưới cám dỗ và áp lực của ĐCSTQ?
Dưới sự dẫn hướng của ĐCSTQ, nhiều người Trung Quốc đã triệt để bị đồng tiền làm mờ mắt, nhìn thấy người theo đuổi công lý, lương tâm và tôn trọng nhân quyền liền coi họ là kẻ ngu ngốc và đạo đức giả.
3. Lễ
Trong năm nghìn năm văn hiến, Trung Quốc luôn được xem là đất nước “lễ nghi chi bang”. Thế nhưng, hiện nay sự thù địch đang diễn ra tràn lan trong xã hội của ĐCSTQ. Đối với người lạ, họ có thể chỉ vì chút chuyện nhỏ mà liều mình, đối với người quen biết thì thậm chí có thể tranh đấu đến mức người sống ta chết. Tác phẩm văn nghệ chứa đầy sự đấu đá và mưu mô nham hiểm bày bán tràn lan.
Nếu như người xưa coi trọng lịch sự lễ nghi thì ngày nay sự lưu manh lại được ca ngợi. So với người lịch sự nói lời chân thành thì ngày nay người ta sử dụng ngôn ngữ tục tĩu phổ biến hơn rất nhiều. Những thứ như côn đồ và ngôn từ thô tục lại được người trong xã hội ĐCSTQ xem là “chân thành” và “không đạo đức giả”. Đây chẳng phải là những thứ vô liêm sỉ và ô uế đã ăn sâu vào tâm trí người dân trong xã hội ĐCSTQ rồi sao?
“Lễ” còn mang hàm nghĩa kính Trời trọng Đạo. Nhưng, dưới chủ nghĩa vô thần của ĐCSTQ nhiều người Trung Quốc ngày nay hễ mở miệng là nói lời báng bổ Trời đất, Thần và Phật, ngày càng nghịch Thiên phản Đạo.
Cảnh học sinh trung học thuộc Đại học Bắc Kinh đấu tố Hiệu trưởng trong thời Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc
4. Trí
“Trí” có một tầng hàm nghĩa là phân biệt được thiện ác đúng sai, tuyệt đối không phải là biểu hiện của mưu ma chước quỷ. Thế nhưng, ngày nay, chỉ cần xem những vở kịch đấu đá trong xã hội ĐCSTQ đang lưu hành thì có thể thấy họ tuyên truyền “trí” là cái gì.
Khi lợi ích vật chất đã xói mòn lương tri, nó sẽ khiến người Trung Quốc rất khó phân biệt được đúng sai thiện ác. Cùng với những lời dối trá đầu độc tư tưởng người dân, những màn biểu diễn giật gân và những lời đe dọa bạo lực của ĐCSTQ, nhiều người đang bị ma quỷ điều khiển mà vẫn cho là bản thân thanh tỉnh sáng suốt.
Trên thực tế, nếu bạn suy nghĩ một chút thì sẽ nhận thấy ĐCSTQ đã nói dối ngay từ ngày nó mới thành lập. Từ việc phá hoại sự hợp tác giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản đến việc khoe khoang rằng nó mới là ‘trụ cột của nhân dân trong cuộc chiến kháng Nhật’. Từ việc trắng trợn nói rằng ‘không nổ phát súng nào trong sự kiện thảm sát Thiên An Môn 4/6‘ gây chấn động thế giới đến tự dàn dựng vụ tự thiêu Thiên An Môn để vu khống, bôi nhọ Pháp Luân Công; từ việc nói rằng nó khống chế bệnh SARS đến “có thể phòng có thể chống” COVID-19, nhưng ôn dịch vẫn lây lan khắp nơi… Những lời dối trá của ĐCSTQ trên đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mà thôi.
ĐCSTQ phát ngôn hàng ngàn vạn lời nói dối lớn nhỏ, thế nhưng có người vẫn không ngừng tin theo những lời tuyên truyền dối trá của nó. Mọi người thử nghĩ xem, đây là “minh trí” hay “mê muội”?
5. Tín
“Tín”(信) là một từ gồm hai ký tự là người (人) và tiếng nói (言), có ý nghĩa là “chân thật” và “tín dụng”. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của ĐCSTQ vốn là một kẻ dối trá, “Tín” trong xã hội Trung Quốc gần như không còn nữa. Thuốc giả, vắc-xin giả , tiền giả, bằng giả, vàng giả, trang web giả, giả ly hôn, giả tăng nhân, tuyên truyền giả, hợp đồng giả, v.v và v.v… khiến người dân gặp hại chịu thiệt là chuyện thường ngày. Lừa dối trên điện thoại đến gian lận tài chính P2P, âm mưu lừa đảo chiếm đoạt kinh tế, đánh cắp công nghệ… cũng đang tăng lên không ngừng.
Đội ngũ ‘dư luận viên’ nói lời giả của ĐCSTQ đã xuất hiện phổ biến khắp nơi, từ quan viên đến truyền thông, không ít người đã vi phạm lương tâm mà trợ giúp ĐCSTQ gạt người. Lời nói dối trá và sự thật đã sớm bị ĐCSTQ làm điên đảo từ lâu.
“Tín” còn mang theo hàm nghĩa là Tín ngưỡng chính đạo. Tuy nhiên, trong xã hội ĐCSTQ mấy năm gần đây, người Trung Quốc lại “tín” vào lợi ích chứ không tín vào chính đạo nữa, xã hội đã mất “Tín” rồi.
Khi tiêu chuẩn đạo đức của xã hội thấp hơn tiêu chuẩn làm người, sự xuất hiện của những thảm họa như đại ôn dịch cũng là điều tất nhiên không thể tránh khỏi. Nếu đại ôn dịch được đề cập trong lời dự ngôn không đến thì sẽ là không hợp với Thiên lý rồi. Vì ĐCSTQ là nguồn gốc dẫn đến sự suy đồi đạo đức xã hội, cho nên nếu muốn thanh trừ, thì đầu tiên Thượng Thiên phải thanh lý ĐCSTQ và các tín đồ của nó trước. Việc gọi “Bệnh viêm phổi ở Vũ Hán (COVID-19)” là “virus ĐCSTQ” quả là rất thỏa đáng vậy.
Đến đây, chắc hẳn mọi người đã hiểu được “thử nghiệm axit nucleic” là gì? Chỉ những ai nhìn rõ các tổ chức ma quỷ của ĐCSTQ, thoát ly khỏi nó và ôm giữ thiện niệm, cải biến nhân tâm thì mới có hy vọng vượt qua kiếp nạn. San San biên dịch