‘Đạo luật chống trừng phạt’ và tình cảnh gian nan của Tập Cận Bình

Mạn Vũ

Trong Viễn khán khoái bình (Nhìn xa bình nhanh) đăng ngày 12/6, học giả Đường Tĩnh Viễn nhận định ‘Đạo luật chống trừng phạt nước ngoài’ mà ông Tập gấp rút ký trong ngày 10/6 chính là đòn phản công mang tính sát thương… chính mình và bộc lộ 2 vấn đề lớn của ông Tập…

Dưới đây là phần bình luận chi tiết của Đường tiên sinh.

Chiêu thức này ông Tập trên thực tế chính là ‘bản sao’ của ‘Thất thương quyền’ trong tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung. Môn quyền này đòi hỏi người luyện ngay từ khi bắt đầu đã phải đạt một trình độ nội công rất cao, nếu không thì khi vận dụng sẽ tự làm hại bản thân mình. 

Bản chất của ‘Thất thương quyền’ là: Đầu tiên làm mình bị thương sau đó làm bị thương người khác, cuối cùng sẽ đạt được cái gọi là ‘làm bị thương người’ lớn hơn ‘làm bị thương mình’. Còn chiêu của ông Tập thì ngược lại, ông ta chính là: ‘làm bị thương mình’ lớn hơn nhiều so với ‘làm bị thương người’!

Tại sao Tập Cận Bình lại ra đòn đánh mang tính tự sát như vậy? Tôi cho rằng có hai nguyên nhân lớn. 

Tình cảnh gian nan của ông Tập

Thứ nhất là hoàn cảnh của Tập Cận Bình bây giờ vô cùng gian nan. Những gì là ‘nước lớn trỗi dậy’, ‘ngoại giao chiến lang’ trong bao nhiêu năm, đã khiến ‘chiếc kiệu’ mang ông Tập lên rất cao, đến bây giờ không có cách nào hạ xuống nữa. 

Trong khoảng thời gian ‘Lục Tứ’ (4/6 – kỷ niệm vụ thảm sát Thiên An Môn năm 1989), kênh truyền thông của ĐCSTQ đột nhiên công khai đăng lại một bài viết với tựa đề “Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất kiểm nghiệm chân lý”. Bài viết này rõ ràng là cảnh cáo Tập Cận Bình. Điều này nghĩa là sự chia rẽ trong nội bộ đảng đã được công khai. 

Vì sao nói như vậy? Chúng ta biết rằng bài viết ‘thực tiễn’ này là một biểu tượng mang tính chính trị. Điều đó đại biểu chính là hai ý lớn. 

Thứ nhất: nó đã kết thúc sùng bái cá nhân trong nội bộ đảng, đổi nó thành lãnh đạo tập thể. 

Thứ hai: nó phủ định đường lối cực tả của Mao Trạch Đông, bắt đầu suy nghĩ lại về ‘Cách mạng văn hoá’. Cũng chính là nói bài viết muốn vãn hồi tính hợp pháp chấp chính của ĐCSTQ ở mức độ nhất định. 

Cho nên chúng ta thấy kênh truyền thông của ĐCSTQ, đột nhiên đưa ra bài viết này vào thời gian ‘mẫn cảm’ là Lục Tứ và thời điểm ông Tập muốn mượn kỷ niệm 100 năm ngày thành lập ĐCSTQ để tạo dựng ý thức ‘sùng bái cá nhân’. Đây chính là cảnh cáo ông Tập: ‘thực tiễn’ chứng minh rằng ‘sùng bái cá nhân’ và ‘Cách mạng văn hoá’ là sai rồi. 

Do đó hai từ ‘thực tiễn’ rõ ràng ám chỉ tình cảnh khó khăn ‘bốn bề vây khốn’ (1) của ông Tập trên trường quốc tế cũng như vấn đề kinh tế trong nước. ‘Thực tiễn’ cũng bao gồm các lệnh trừng phạt liên tiếp của cộng đồng quốc tế đã gây ra tổn thất nặng nề cho ĐCSTQ. 

Kết quả của ‘thực tiễn’ đã chứng minh cách làm của ông Tập là sai rồi và trong đảng có người không chịu được cách làm của ông ta. 

Vì thế trong bối cảnh này, Tập Cận Bình phải làm điều gì đó. Ông ấy phải đưa ra một số biện pháp đối phó để chứng minh ‘Trung Quốc vẫn áp đảo phương tây’ và cách làm của ông ta vẫn còn hiệu quả. Do đó ‘Đạo luật chống trừng phạt nước ngoài‘ tương đương với một tấm khiên khẩn cấp cứu vớt hình ảnh của ông.

Dự phòng các lệnh trừng phạt trong tương lai

Nguyên nhân lớn thứ hai là Tập Cận Bình muốn dự phòng các lệnh trừng phạt (của phương tây) có thể xuất hiện trong tương lai. 

Chúng ta biết rằng hiện tại việc truy xuất nguồn gốc virus là chủ đề tiêu điểm rất được coi trọng ở xã hội quốc tế. Toàn bộ hoàn cảnh dư luận ở xã hội Mỹ quốc, dù là cánh tả hay cánh hữu… tất cả đều chuyển hướng thảo luận khả năng virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Quan chức nói rõ rằng cần có một cuộc điều tra để quy trách nhiệm về vấn đề đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán toàn cầu. 

Biden đến châu Âu, Liên minh châu Âu lập tức bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc điều tra lại nguồn gốc virus. Bản thảo cuộc họp được tiết lộ trước đây cho thấy, lãnh đạo cấp cao G7 cũng kêu gọi WHO thực hiện một điều tra minh bạch và hoàn toàn mới về nguồn gốc virus. 

Tất cả những thông tin này chứng tỏ vấn đề truy tìm nguồn gốc virus đã trở thành sợi dây kết nối các nước vây ráp ĐCSTQ. 

Ngày 9/6, khi giới truyền thông phỏng vấn Blinken, người dẫn chương trình đã hỏi cụ thể ông: “Nếu ĐCSTQ từ chối hợp tác trong cuộc điều tra, liệu Hoa Kỳ có có tiến hành trừng phạt trên phạm vi và lực độ lớn hơn hay không?”. Khi đó tuy rằng Blinken không trực tiếp đưa ra trả lời khẳng định, nhưng ông không có ý phủ nhận điều người dẫn chương trình hỏi. 

Vì vậy, điều Tập Cận Bình đối mặt không chỉ là lệnh trừng phạt về vấn đề như Huawei, Tân Cương, Hồng Kông; sau khi mãn hạn cuộc điều tra 90 ngày về nguồn gốc virus, nếu kết luận virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm, thì điều ông Tập đối mặt là cơn ‘sóng thần’ trừng phạt từ các nước. 

Từ góc độ này mà nhìn, Tập Cận Bình hầu như trong tức khắc ký vào “Đạo luật chống trừng phạt nước ngoài”. Nó thể hiện sự hoang mang trong lòng Tập Cận Bình. Bởi vì ông cảm thấy hoang nên ông phải cố tình doạ nạt đối phương. Còn việc đối phương sợ hay không lại là một vấn đề khác.

Chú thích: 

(1) Nguyên gốc là Tứ diện Sở ca – 四面楚歌: Dựa theo tích Hạng Vũ bị Lưu Bang đem quân bao vây, nửa đêm nghe thấy xung quanh vang lên toàn các điệu dân ca nước Sở, thế là Hạng Vũ tiêu tan ý chí chiến đấu, mở vòng vây chạy đến bờ sông Ô Giang mà tự tử.

Related posts