Chuyên gia: Hội nghị thượng đỉnh Biden-Putin gây áp lực lên Trung Quốc

Vũ Dương

Cuộc họp thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Geneva, Thụy Sĩ (ảnh: Youtube/NBC News).

Các nhà phân tích nhận định, bất cứ tín hiệu nào mà hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Nga đưa ra, chế độ Bắc Kinh sẽ không dám coi thường.

Cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Geneva diễn ra trong bối cảnh Washington quan tâm hơn trước những thách thức từ Trung Quốc, từ công nghệ, xâm lược quân sự cho đến nhân quyền.

Phát biểu vào ngày 16/6 sau cuộc gặp với người đồng cấp Putin, ông Biden nói với các phóng viên rằng Nga đang “bị Trung Quốc chèn ép”.

Ông Biden nói: “Họ có đường biên giới dài hàng nghìn dặm với Trung Quốc. “Trung Quốc đang tiến lên phía trước… tìm cách trở thành nền kinh tế hùng mạnh nhất trên thế giới và là nền quân sự lớn nhất và mạnh nhất trên thế giới”. Song song với điều đó, Tổng thống Mỹ tiếp tục: “Nền kinh tế Nga đang gặp khó khăn”.

Về vấn đề này, Wu Chia-lung, một nhà kinh tế vĩ mô có trụ sở tại Đài Loan trao đổi với thời báo Epoch Times cho biết cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Nga diễn ra, bất chấp mối quan hệ song phương đầy chông gai, là một tín hiệu tích cực.

Nhiều tuần trước, Bắc Kinh đã cử nhà ngoại giao cấp cao Dương Khiết Trì tới Matxcơva, nhưng ông Putin chỉ nói chuyện với ông này qua điện thoại.

Theo ông Wu chi tiết nà tế nhị và mang ý nghĩa chính trị. Một chi tiết thứ hai đáng chú ý là ông Putin đã đúng giờ – một điều bất ngờ trước thành tích đi họp muộn của nhà lãnh đạo Nga. Vào năm 2014, ông Putin đã khiến Thủ tướng Đức chờ đợi hơn bốn giờ.

Ông Wu nói: “Trong cuộc gặp với Biden, Putin đã gửi một tín hiệu cho thế giới thấy — và ông ấy sẵn sàng gửi đi tín hiệu này”.

Phản hồi của Trung Quốc

Khi hội nghị thượng đỉnh Geneva được lên kế hoạch, phía Trung Quốc dường như đẩy mạnh nỗ lực tái khẳng định quan hệ hữu nghị với Nga.

Chỉ một ngày trước cuộc họp, một đại diện của Trung Quốc đã gặp đại sứ Nga tại Trung Quốc và “đồng ý giữ liên lạc chặt chẽ”.

Global Times, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, vào ngày 18 tháng 6 tuyên bố ông Biden đang “làm nhục nước Nga” và tuyên bố rằng quan hệ đối tác Trung Quốc-Nga “đã trải qua các thử nghiệm và trở thành một nguồn lực chiến lược chung không thể thay thế”.

Và trong một cuộc họp báo hôm 16/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cũng đã khoe khoang rằng “bầu trời là giới hạn” cho sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nga.

Theo quan điểm của ông Wu, phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc họp ở Geneva, dường như bị tắt tiếng, trái ngược với sự tức giận của họ trước những lời chỉ trích tập thể từ nhóm G7.

Ông Wu lưu ý rằng nó dường như lặp lại lời kêu gọi gần đây của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình về việc các quan chức “chú ý đến chiến lược và nghệ thuật tường thuật chiến tranh” trên phạm vi toàn cầu.

Ông nói: “Quá quyết đoán và để xảy ra nhiều vụ lạm dụng sẽ chỉ cho các nước phương Tây thấy rằng họ đang làm đúng”.

Nhưng đối với Chen Liang-chih, một nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia ở Đài Bắc, giọng điệu ôn hòa như vậy không gây ngạc nhiên.

Mặc dù cuộc họp là một “bước tích cực”, vẫn còn “quá sớm để kết luận” nếu và ở mức độ bao nhiêu, nó có thể giúp xoa dịu những căng thẳng hiện có hay không.

Theo ông Chen, với việc Washington đang tập hợp sự ủng hộ trên toàn cầu để chống lại Trung Quốc, chế độ của Bắc Kinh chắc chắn đang cảm thấy nhiều áp lực hơn.

Đối đầu, trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu trong tương lai, “không phải là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà là giữa dân chủ và chủ nghĩa độc tài”.

Ông nói: “Càng có nhiều tiếng nói quốc tế, thì Bắc Kinh sẽ càng tồi tệ hơn”.

Related posts