Sau Hội nghị thượng đỉnh Nga – Mỹ, Tổng thống Joe Biden đã tiết lộ rằng: Nga rất thù địch và vô cùng đề phòng ĐCSTQ.
Bài viết trên RFI với tiêu đề “Biden: Trung Quốc trỗi dậy nhanh chóng, điều Putin không muốn nhất bây giờ là Chiến tranh lạnh với Mỹ quốc”, trong đó có đoạn phỏng vấn giữa Biden và ký giả được tóm gọn như sau.
Ký giả hỏi: ‘Ông cho rằng Putin có muốn chiến tranh lạnh với Mỹ không?’. Biden trả lời: ‘Tôi không trích dẫn lời nguyên gốc của ông ấy, nhưng ý của tôi là: Khi ở vùng viễn đông của Nga có một Trung Quốc đang trỗi dậy, mà quốc gia này muốn thống trị trật tự quốc tế, muốn kiến lập quân đội lớn nhất và nền kinh tế mạnh nhất; điều Putin sợ nhất lúc này chính là chiến tranh lạnh với Hoa Kỳ”.
Vậy thì ý tứ Tổng thống Joe Biden ‘tôi không trích dẫn lời nguyên gốc của ông ấy’ và ‘điều Putin sợ nhất lúc này chính là chiến tranh lạnh với Hoa Kỳ’ có ý nghĩa là gì? Tại sao Biden lại hiểu rõ ý của Putin đến thế và điều gì xảy ra trong 90 phút ‘họp kín’ của lần gặp đầu tiên gồm 4 người là Biden, Putin và 2 Bộ trưởng ngoại giao?
Dưới nhãn quan và khả năng phân tích sắc sảo, Giáo sư Chương Thiên Lượng trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 18/6 nhìn nhận như sau:
Chiến đấu trên hai mặt trận: Điều cấm kỵ trong chiến tranh
“Điều Putin sợ nhất có nghĩa là bất kỳ quốc gia nào, điều kỵ huý và muốn tránh trong chiến tranh chính là ‘chiến đấu trên hai mặt trận’.
Giống như năm xưa, Hitler đã phạm một sai lầm như vậy. Phía đông của ông ta, cuộc chiến với nước Anh còn chưa kết thúc, ông lại khởi động Chiến dịch Barbarossa, sau đó tấn công Liên Xô ở phía đông. Cho nên đây là nguyên nhân rất quan trọng cho sự thất bại của Hitler.
Nhật Bản cũng vậy. Trong Thế chiến hai, một mặt đánh nhau với Trung Quốc, mặt khác lại chiến đấu với các nước Đông Nam Á và ‘chia lửa’ ở Thái Bình Dương tấn công Trân Châu cảng của nước Mỹ.
Do đó đối với bất kỳ quốc gia nào, nếu chiến đấu trên hai mặt trận thì thật sự quá nguy hiểm.
Vậy thì đối với Nga, bạn xem trên bản đồ bạn sẽ biết rằng ở vùng viễn đông, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lăm le mắt nhìn như hổ đói. Lúc này nếu đối kháng với phương tây, đối với Putin mà nói là việc làm vô cùng thiếu lý trí bởi vì Nga bị kẹp giữa phương tây và ĐCSTQ, họ không thể chia sức để đối phó hai bên.
Nói cách khác Putin phải đưa ra một lựa chọn, nếu bạn chọn ĐCSTQ bạn phải đề phòng anh ta nhiều hơn. Nếu không thì bạn chọn phương tây, chọn thế giới tự do. Hiện tại bạn hãy xem thế cục trên trường quốc tế, rốt cuộc bạn nên chọn ai.
Biden nói: ‘Tôi không cho rằng ông ấy (Putin) muốn một cuộc chiến tranh lạnh với Mỹ’. Ý của Biden là Nga sẽ dồn sức lực nhiều hơn để đối phó ĐCSTQ.
Trung – Nga: Bằng mặt không bằng lòng
Trong hội nghị thượng đỉnh Nga – Mỹ, lần gặp đầu tiên là cuộc họp kín, Biden, Putin và 2 Bộ trưởng ngoại giao của mỗi nước, bốn người họ nói chuyện cùng nhau trong một tiếng rưỡi, sau đó các thành viên nội các mới cùng tham gia trong cuộc họp thứ hai.
Vì cuộc họp đầu tiên là họp kín nên hai bên không kiêng dè gì. Cho nên tôi đoán rằng, trong cuộc họp kín đó phía Nga đã nói rất rõ với Biden. Bởi vì Biden gặp một số vấn đề về trí nhớ, ông ấy phản ứng hơi chậm, cho nên nếu phía Nga nói không rõ ràng thì Biden không thể giải thích rõ ràng ‘Nga rất đề phòng ĐCSTQ’.
Lúc này Nga không thể đồng thời chiến đấu ở viễn đông với Trung Quốc và phía tây với các nước châu Âu cả về chiến tranh nóng lẫn lạnh.
Tôi cho rằng Nga từ lâu đã bất mãn với ĐCSTQ. Bởi vì ĐCSTQ truy cầu việc kiến lập một trật tự thế giới mới, đây là điều mà Tập Cận Bình gọi là ‘cộng đồng vì tương lai chung cho nhân loại’. Nếu bạn xem bản đồ, bạn sẽ thấy Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ đồng minh với châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan, Úc, các nước Đông Nam Á, Ấn Độ. Cũng có nghĩa là Hoa Kỳ đã vây cả ĐCSTQ và Nga từ 2 mặt đông, nam.
Nhưng phía tây của Trung Quốc, từ Tân Cương đi về phía tây chính là vùng Trung Á, Tây Á gồm các nước như Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Kazakhstan. Các nước này theo truyền thống đều là địa bàn của Nga. Nhưng ĐCSTQ hiện tại thông qua ‘vành đai và con đường’ để khống chế những nước này, điều này tương đương với việc ĐCSTQ trực tiếp vươn tay đụng chạm địa bàn của Nga. Điều này khiến Nga vô cùng khó chịu. Nếu so sánh thì uy hiếp của ĐCSTQ đối với Nga càng lớn hơn.
Nga phải đưa ra lựa chọn
Còn một vấn đề nữa, nếu Nga có 2 kẻ địch, phía đông là ĐCSTQ, phía tây là liên minh châu Âu, đối với Nga mà nói chính là họ phải đưa ra lựa chọn, xem xét nặng nhẹ.
Nếu các nước dân chủ trừng phạt hoặc tiến đánh Nga, họ nhất định phải có lý do. Điều này có nghĩa Nga đã làm điều gì đó khiến họ bất mãn, ví như xâm lược Crimea, cầm tù những nhân sĩ bất đồng chính kiến. Như thế các nước dân chủ phải chống lại điều ấy, họ sẽ trừng phạt hoặc tấn công Nga.
Nói cách khác, nếu Nga bị các nước dân chủ trừng phạt hoặc tiến đánh, điều đó là do Nga quyết định. Nếu bạn không làm điều xấu thì họ sẽ không vô duyên vô cớ đánh bạn.
Nhưng theo suy xét của tôi, ĐCSTQ lại không phải như vậy. ĐCSTQ muốn thiết lập trật tự thế giới mới do chính họ lãnh đạo, sau đó họ có thể tấn công Nga vì lợi ích của mình. Nhưng có đánh Nga hay không thì quyền chủ động không nằm trong tay của Nga mà nằm trong tay của ĐCSTQ.
Các nước dân chủ như Mỹ hoặc Liên minh châu Âu khi họ lớn mạnh họ sẽ không tiến đánh, không phạm đến bạn. Họ không cần thiết làm vậy, bách tính cũng không đồng ý, quốc hội cũng không cấp kinh phí. Vậy nên trên thực tế quyền chủ động nằm trong tay Nga. Nhưng nếu ĐCSTQ tiến đánh bạn, quyền chủ động nằm trong tay ĐCSTQ chứ không phải bạn. Vậy nên quan hệ giữa Nga và ĐCSTQ thậm chí còn căng thẳng hơn, Nga sẽ đề phòng ‘người láng giềng’ của mình nhiều hơn.
*Thông tin bên lề giữa Tập Cận Bình và Putin.
Năm 2014, tại Hội nghị cấp cao APEC tổ chức ở Bắc Kinh. Lúc đó Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin đã được mời. Một số sự kiện được tổ chức tại Water Cube (địa điểm tổ chức Olympic Bắc Kinh).
Vào thời điểm diễn ra sự kiện có Obama, Tập Cận Bình, Bành Lệ Viện và Putin đang ngồi. Putin thấy Tập Cận Bình đang trò chuyện với Obama mà không để ý đến Bành Lệ Viện nên ông nhân cơ hội này thể hiện sự ‘lịch sự’ với Bành Lệ Viện. Khi đang xem biểu diễn, không biết lúc nào ông Putin đột nhiên lấy tấm chăn từ đâu ra đắp lên vai bà Bành Lệ Viện (vợ ông Tập Cận Bình).
Khi đó Tập Cận Bình đang ngồi cạnh bà Bành Lệ Viện, ông giả vờ như không thấy, tiếp tục nói chuyện với Obama. CCTV đã ghi lại cảnh này trong buổi truyền hình trực tiếp, nhưng khi tin tức được phát đi sau đó, cảnh quay này đã bị cắt bỏ.