Lần đầu tiên thằng Richard đi chung chuyến máy bay dài xuyên Thái bình dương với cha cùng ông nội. Ba thế hệ nếu ai đó nhìn vào cũng sẽ nghĩ họ là người dung, tình cờ gặp ngồi chung hàng ghế. Mười sáu tuổi, thân mình to cao, chơi banh cà na cho trường trung học nhờ nữa huyết thống từ mẹ dân Đan mạch bắc Âu. Vài lần nghe cha nói chuyện về nguồn gốc VN của ông với trí nhớ tuổi thơ không rõ ràng.
Ông sanh ra lớn lên trong cuộc chiến tương tàn không ai có sự chọn lựa. Lúc năm tuổi ông mất mẹ do đạn lạc khi cùng đoàn người tay bồng vai gánh chạy về thành phố tránh chiến sự ngày càng khốc liệt mùa hè 1972 . Người lính VNCH tên Sơn bồng trên tay , đồng đội đào huyệt chôn mẹ bên góc đồi rồi đem về Sài Gòn giao cho hội bảo trợ trẻ mồ côi.
Người đàn ông đó thỉnh thoảng ghé thăm mua quà cho, xin phép chở ông đi chơi vòng Sài Gòn. Có lúc dẫn về ngôi nhà thuê nhỏ trong xóm khu đông dân cư chật hẹp để giải thích cho ông hiểu “ Chú cũng mồ côi nên hiểu hoàn cảnh con luôn mong muốn một mái ấm gia đình nhưng chú đi lính nay đi mai chạy chỗ khác chẳng thể đem con về nuôi được. Ngay cả kiếm người vợ cũng lắm gian truân!!”
Tình cảm chú cháu thật gần gũi cho đến cuối 74 khi chú đưa ông xem bức hình ngôi mộ mới xây xong “ Cuối cùng chú cũng đủ tiền xây cho mẹ con nấm mộ.” Ông ôm chú khóc thật nhiều. “Chú là người cha con lúc nào cũng ao ước “. Không ngờ sau đó chú ra trận lớn trúng đạn bị bắt làm tù binh, còn ông lên máy bay đi Mỹ ngày cuối tháng 4/75. Gia đình ông bà nội con bão lãnh nuôi cho cha ăn học thành tài, đối xử như con ruột trong nhà.
Hai mốt năm sau đó ông mới có cơ hội về lại xứ sở chôn nhau cắt rốn tâm hồn hồi hộp đủ thứ chuyện trong đầu!? Bộ nhớ kỷ niệm từ từ kéo ông về cái hẻm ngày ấy với ngôi nhà người chú thân thương. Người chủ mới chỉ qua hàng xóm, một ông già ở khu đó lâu nhất dẫn ông đi quanh từ kẻ này qua người nọ với vốn liếng tiếng Việt rời VN lúc gần 9 tuổi .
Cuối cùng đưa ông ra ngoại ô thành phố, ngồi nhồi nhét trong chiếc xe đò cũ kỹ đủ tầng lớp công thương. Chú Sơn ngày xưa cũ bây giờ đã có vợ con có quán ăn góc phố. Gặp lại mừng nước mắt rơi ướt vai áo chú, hôm đó lần đầu ăn bữa tối dưới mái ấm gia đình VN. Nhưng điều kỳ diệu không ngừng ở đó bởi hai ngày sau chú sau khi sắp xếp công việc dẫn ông đi tàu lữa ra Trung ghé thăm mộ mẹ. Và nơi đây ông gặp lại người cha ruột vào bưng theo cách mạng thuở ông mới sanh ra . Chú Sơn kể sau khi ra trại cải tạo mỗi năm chú đều ra đây sơn quét dọn dẹp sạch sẽ ngôi mộ mẹ ông. Một ngày chú gặp người đàn ông (cha ruột của cháu) tuy khác chiến tuyến nhưng trở thành bạn thân như có một sợi dây vô hình kéo họ đến với nhau.
Hôm nay Thằng Richard đứng trước ngôi mộ của bà nội ruột thịt nhưng chưa bao giờ gặp lần nào!! Nó nhìn ảnh bà như đang mỉm cười nhìn chung quanh ba gia đình tụ họp. Ba người đàn ông ba gia trưởng từ ba gia đình đến với nhau vì tình nhân ái, quên hận thù quá khứ. Người đàn ông ngoại quốc nuôi con bà nên người xứ lạ bà chưa bao giờ đặt chân đến. Một người đàn ông đến với con bà với tình thương không điều kiện,chung xẻ chung cảnh ngộ mồ côi . Người chồng, bà thương yêu vì lý tưởng rời xa mái ấm gia đình ngay cả gần chết bà cũng không dám thố lộ với con.
Richard chợt nhớ một lần cha dạy “Thế giới này nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi thiếu tình thương yêu nhân ái”
Đặng duy Hưng