Cảnh tượng ông Tập dẫn các cán bộ cấp cao tham quan ‘phòng triển lãm lịch sử đảng’ làm chúng ta liên tưởng đến Hán Hiến Đế và Sùng Trinh – những vị quân chủ cuối thời Đông Hán và triều Minh, họ thường dẫn các ‘văn võ bá quan’ đi thăm ‘tổ miếu’, họ nói về công lao to lớn của các bậc tiên hiền đồng thời không muốn giang sơn sụp đổ trong tay họ…
Ngày 18/6, Tập Cận Bình dẫn các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ đến ‘phòng triển lãm lịch sử đảng’ để tham quan sau đó ôn lại ‘lời thề’ đối với đảng. Trong Túng luận thiên hạ (Tự do đàm luận thiên hạ) đăng ngày 19/6, người có am hiểu sâu sắc về chính trường Trung Quốc – Trần Phá Không tiên sinh nhận định về sự việc này như sau:
“Chúng ta biết rằng ở Trung Quốc có một số nhà tù, trại cải tạo, trại giáo dưỡng, các cán bộ ở điểm danh mỗi ngày để ngăn chặn tù nhân trốn trại. Điểm danh sau buổi sáng sau khi thức dậy, buổi trưa, buổi tối trước khi đi ngủ, xem xem có ai chạy trốn không. Đây là phương pháp chống đào tẩu.
Trung Quốc là một nhà tù lớn, bởi vì người Trung Quốc không có tự do ngôn luận, không có tự do báo chí, không có quyền bầu cử, không có quyền bỏ phiếu. Hơn nữa, điều quan trọng là ngôn luận và quyền lợi bị hạn chế. Dưới tình huống như vậy, người Trung Quốc giống như bị cầm tù về mặt tinh thần”.
Vì sao hành động ôn lại lời thề của ông Tập và các lãnh đạo ĐCSTQ là một hình thức điểm danh?
Tuyên thệ: một hình thức điểm danh
Lời tuyên thệ gia nhập đảng có nội dung là ‘giữ bí mật của đảng, trung thành với đảng, vĩnh viễn không phản đảng’. Chuyến thăm ngày 18/6, ông Tập cùng các cán bộ cấp cao ĐCSTQ cùng nhau ôn lại lời thề này. Nhưng điều đáng nói là, đây không phải là lần đầu tiên ông Tập nhấn mạnh ‘viễn không phản đảng’.
Trong chuyến thăm đến Thanh Hải vào đầu tháng 6, Tập Cận Bình đã nói chuyện với cán bộ nơi đây: ‘Các đồng chí hãy nhớ lời thề khi gia nhập đảng, đó là giữ bí mật của đảng, trung thành với đảng, vĩnh viễn không phản đảng’.
Còn lần trước nữa là vào năm 2017, thời điểm của Đại hội 19. Có hai điều đáng chú ý ở đây. Thứ nhất, các lãnh đạo trước Tập Cận Bình, không có ai làm cái gọi là ôn lại ‘lời tuyên thệ gia nhập đảng’. Thứ hai, 2 lần gần nhất mà ông Tập nhắc nhở ‘không được phản đảng’ cách nhau tầm nửa tháng. Còn lần diễn ra vào năm 2017 đã cách đây… 4 năm. Tại sao 2 lần gần nhất xuất hiện với mật độ ‘dày’ như vậy?
Thời điểm nhạy cảm
Phía Hoa Kỳ thông báo rằng có ‘quan to’ của ĐCSTQ đã chạy trốn đến Mỹ từ tháng 2. Người này đã hợp tác với Cục tình báo quốc phòng (DIA) được 3 tháng. Nói cách khác, khi ông Tập đến Thanh Hải thị sát vào đầu tháng 6 thì vụ đào tẩu đã xảy ra.
Vấn đề này khiến ông Tập vô cùng lo lắng. Cho nên để chứng minh cho thế giới thấy rằng các quan chức cấp cao ĐCSTQ vẫn ‘còn ở đây’, ông Tập đã dẫn các cán bộ đi tham quan đồng thời ôn lại lời ‘tuyên thệ’. Nhưng hành động này là ‘giấu đầu lòi đuôi’.
Vương Kỳ Sơn lộ diện nhằm xoá tan tin đồn ông Vương đào tẩu. Tập Cận Bình dẫn đầu toàn bộ quan chức cấp nhà nước và phó nhà nước, nhưng cấp bộ trưởng và phó bộ trưởng thì sao? Làm thế nào ông Tập chứng minh được Đổng Kinh Vĩ (Thứ trưởng Cục an ninh quốc gia) không đào tẩu? Bởi vì lúc đó ông Đổng ấy không có mặt trong hàng ngũ tuyên thệ.
Dưới tình huống quan to đào tẩu như vậy, ông Tập đã lo lắng đến mức độ hoang mang và hoảng sợ, chính vì vậy mà ông ấy đã tuyên thệ tập thể gần đây. Mà hình thức này lại giống với điểm danh trong nhà tù, bởi vì ông sợ người trong đảng bỏ trốn.
Vậy nên dưới tình huống như vậy, Trần tiên sinh đã hình dung một cảnh tượng như thế này:
“Tương lai ĐCSTQ có thể triển khai hệ thống điểm danh trong các cuộc họp. Ví như Tập Cận Bình mở cuộc họp dành cho 7 vị Thường uỷ, thấy 7 người chưa đến thì phải điểm danh. Kết quả Vương Hỗ Ninh đi đến nhà vệ sinh, Tập Cận Bình lo lắng phái người tìm kiếm, nói không chừng Vương Hỗ Ninh mượn cơ hội đi vệ sinh mà nhảy qua cửa sổ chạy trốn.
Ví như ông Tập mở cuộc họp cho 25 thành viên trong Cục chính trị, thấy thiếu một ghế, Tập Cận Bình bèn lo lắng. Nếu ông ấy hút thuốc trong hành lang, Tập Cận Bình sẽ cử người theo dõi để tránh việc ông ta trèo qua lan can đào tẩu.
Mở rộng ra, nếu mở cuộc cho 300 thành viên của Uỷ ban Trung ương càng phải cần điểm danh. Hễ ai đó vắng mặt, e rằng người ấy đào tẩu. Không khéo khi không chú ý, anh ta nấp trong cống nước hoặc dưới đường hầm ở Trung Nam Hải thì phải làm thế nào!
Theo tâm trạng hiện tại của ông Tập, cộng thêm bầu không khí bất thường bao trùm Bắc Kinh gần đây, rất có thể ông ấy sẽ phát triển đến mức độ phải ‘điểm danh’ các cán bộ”.
Tâm thái quân chủ lúc ‘mạt hậu’
Cảnh tượng ông Tập dẫn các cán bộ cấp cao tham quan ‘phòng triển lãm lịch sử đảng’ làm chúng ta liên tưởng đến Hán Hiến Đế và Sùng Trinh – những vị quân chủ cuối thời Đông Hán và triều Minh, họ thường dẫn các ‘văn võ bá quan’ đi thăm ‘tổ miếu’, họ nói về công lao to lớn của các bậc tiên hiền đồng thời không muốn giang sơn sụp đổ trong tay họ…
Hán Hiến Đế cuối thời Đông Hán. Ông ấy trước sau bị Đổng Trác và Tào Tháo thao khống, trong tâm rất lo lắng, bất an, yếu ớt. Thế là ông ấy thường dẫn một số đại thần trung thành đến miếu Hán Cao Tổ hoặc là đến lầu gác, sau đó ông nói với bọn họ rằng ‘vương triều có được đến hôm nay không dễ’ sau đó yêu cầu các đại thần phát thệ phải trung thành và cứu vãn vương triều này. Một số đại thần cảm động ‘chỉ Thiên phát thệ’ trước mặt Hán Hiến Đế biểu thị ‘trung thành, tận trung tận lực với vương triều’. Nhưng Hán Hiến Đế sau này bị con trai Tào Tháo là Tào Phi soán vị lập nên nhà Nguỵ. Đông Hán kết thúc từ đây.
Tình cảnh của Hoàng đế Sùng Trinh còn bi đát hơn. Bản thân Hoàng đế Sùng Trinh làm việc rất chăm chỉ, tận tâm tận lực, dành cả ngày để giải quyết tấu chương. Ông nỗ lực để cứu lấy nhà Minh, thậm chí còn muốn phục hưng Minh triều. Chí ít nhất ông không muốn nhà Minh ‘đứt gánh’ trong tay của ông.
Sùng Trinh cũng dẫn một số ‘văn thần võ tướng’ đi tham quan tổ miếu hoặc lầu gác. Ông bày tỏ uy vũ Minh triều lúc khai quốc kéo dài 300 năm đến nay quả thật không dễ.
Nhưng kết quả nghĩa quân khởi nghĩa khắp nơi, bên ngoài quân Mãn Thanh nhập quan, bên trong có Lý Tự Thành và Trương Hiến Trung tạo phản. Cuối cùng, đại quân của Lý Tự Thành bao vây thành Bắc Kinh nhưng còn chưa công hạ được. Hoàng đế Sùng Trinh triệu tập một cuộc họp văn võ bá quan, ông… đánh chuông cả nửa ngày nhưng vẫn không ai xuất hiện. Sùng Trinh cảm thấy thế cục đã mất, bèn lên núi Môi Sơn treo cổ tự tử. Minh triều sụp đổ trong tay ông.