Hàng trăm sinh viên ở Hồ Bắc bị ép lao động hơn 10 giờ một ngày

Thanh Hải

Cảnh sát địa phương đã hợp tác với các trường dạy nghề và nhà máy để che đậy vụ việc và nhanh chóng chặn các tin tức liên quan (ảnh Internet).

Hơn một trăm học viên chưa đủ tuổi lao động từ một trường trung học dạy nghề ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã được nhà trường bố trí làm việc tại một nhà máy ở Thâm Quyến với danh nghĩa thực tập. Những học viên này bị buộc phải lao động như nô lệ hơn mười giờ một ngày. Một trong những học viên không chịu nổi sức ép đã nhảy khỏi tòa nhà tử vong. Tuy nhiên, các tin tức liên quan đã bị nhà trường, nhà máy và chính quyền phong tỏa, khiến các nạn nhân không biết bấu víu vào đâu. 

Theo báo cáo của Đài Á Châu Tự Do, Dư Minh, một học viên 17 tuổi đến từ Trường Kỹ thuật và Dạy nghề Đan Giang Khẩu ở tỉnh Hồ Bắc, đã nhảy lầu tự tử vào sáng ngày 25/6 do không chịu nổi vì bị ép làm việc hơn 10 giờ một ngày, trong thời gian thực tập tại Thâm Quyến. Trong bối cảnh lễ kỷ niệm một trăm năm của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang đến gần, cảnh sát địa phương đã hợp tác với các trường dạy nghề và nhà máy để che đậy vụ việc và nhanh chóng chặn các tin tức liên quan.

Báo cáo tiết lộ rằng trước khi Dư Minh nhảy khỏi tòa nhà, giáo viên phụ trách hướng dẫn thực tập đã đe dọa các học viên trong nhóm, nói rằng một người đã bị loại khỏi thực tập và bị xóa tên khỏi trường do hai lần vắng mặt, và yêu cầu các sinh viên phải xin phép khi nghỉ ốm hoặc nghỉ việc riêng trong thời gian tới nếu không sẽ bị coi như nghỉ học. Hiện thông tin này đã chính thức bị chặn.

Cha của Dư Minh nói với Lu Media rằng con trai ông là Dư Minh hiện đã theo học Trường Kỹ thuật và Dạy nghề Đan Giang Khẩu được 2 năm. Hơn 100 học viên trong trường đã được nhà trường bố trí thực tập tại nhà máy của Công ty Công nghệ Wangshi Huagao Thâm Quyến. Độ tuổi trung bình của những đứa trẻ này chỉ là 17 tuổi, nhưng dưới sự kiểm soát chặt chẽ của nhà máy, chúng buộc phải làm những công việc nặng nhọc hơn hơn 10 tiếng mỗi ngày.

Ông Bành, phó giám đốc của một công ty điện tử ở Thâm Quyến, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng việc sinh viên trường dạy nghề bị nhà trường đưa đến nhà máy làm việc cực kỳ phổ biến do chính sách kế hoạch hoá trước đây, khiến lực lượng lao động giảm mạnh, nhà máy không tìm đủ công nhân sản xuất. 

Ông Bành nói: “Đưa sinh viên đến nhà máy thực tập thực chất là việc làm thêm. Nhà trường sẽ thu phí. Mức phí thay đổi tùy theo số lượng người. Trong thời gian thực tập, nếu nhà máy không hài lòng, họ sẽ bị đuổi việc. Vậy nên sinh viên buộc phải ngoan ngoãn”, “Điều phổ biến nhất là sinh viên làm việc trong dây chuyền lắp ráp, lặp đi lặp lại những hành động tương tự trong hơn mười giờ một ngày trong môi trường ngột ngạt và chỗ ngồi chật hẹp, do hạn chế nên điều kiện ăn, ở rất thiếu thốn”.

Ông Bành cũng tiết lộ rằng về cơ bản thực tập sinh không được về nhà trong thời gian thực tập, lương thì rất thấp, lại phải đi học lại, căn bản không học được kỹ năng gì.

Trước khi phóng viên Lu Media tiết lộ thông tin liên quan, ngay cả cục lao động địa phương cũng không biết thực tập sinh này đã nhảy lầu tự sát. Mãi đến sáng sớm ngày 29/6, một phóng viên của Trung Quốc đại lục lần đầu tiên vạch trần thảm kịch trên mạng xã hội, sự việc thu hút sự chú ý của dư luận.

Ông Thanh Vân, một học giả nghiên cứu văn hóa truyền thống cho biết sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền, toàn bộ ngành giáo dục tha hoá nhanh chóng, và chuỗi ngành giáo dục được liên kết với nền kinh tế, từ nhà trẻ đến trường đại học. Nhà trường coi sinh viên như những cỗ máy kiếm tiền, chuyển sinh viên từ cao đẳng lên đại học và đưa học sinh chưa tốt nghiệp lên cao đẳng một cách nhanh chóng, tất cả đều nhằm mục đích kiếm tiền. Thế hệ tương lai và tương lai của Trung Quốc chỉ toàn là dối trá. Điều mà ĐCSTQ đã làm là phá hủy điểm mấu chốt về mặt đạo đức của toàn bộ đất nước. Nguyên nhân gốc rễ của mọi vấn đề không thể được giải quyết trừ khi ĐCSTQ sụp đổ.

Related posts