Tập Cận Bình gấp rút đề bạt 4 tướng, ĐCSTQ đang mưu tính gì?

Mạn Vũ

Thông thường thời gian đề bạt phong tướng của nội các Bắc Kinh là 1/8 thường niên, nhưng ngày 5/7, Tập Cận Bình đã đề bạt 4 Thượng tướng. Ông Tập đề bạt sớm hơn một tháng là có mưu tính gì?

Học giả Trần Phá Không trong Túng luận thiên hạ (Tự do đàm luận thiên hạ) đăng ngày 6/7 cho rằng động thái của ông Tập là chuẩn bị cho cuộc chiến ở eo biển Đài Loan và chiến tranh Trung – Ấn. 

Ở bài trước chúng ta đã phân tích về nguy cơ xảy ra xung đột ở eo biển Đài Loan, nên lần này chỉ tập trung vào cuộc chiến với Ấn Độ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). 

Trước tiên, 4 vị được đề bạt Thượng tướng bao gồm:

+ Từ Khởi Linh – Tư lệnh Chiến khu phía tây.

+ Vương Tú Bân – Tư lệnh Chiến khu phía nam.

+ Lưu Chấn Lập – Tư lệnh Lục quân.

+ Cự Càn Sinh – Tư lệnh Bộ đội chi viện chiến lược.

Ông Tập đang nôn nóng?

Học giả Trần Phá Không nhìn nhận: “Điều đặc biệt ở đây là Chiến khu phía tây (hướng giáp Ấn Độ) đã thay 3 chỉ huy trong… nửa năm. Trước Từ Khởi Linh là 2 vị: Triệu Tông Kỳ và Trương Húc Đông. 

Tư lệnh Lục quân là Lưu Chấn Lập, người này đã từng tham gia Chiến tranh Trung – Việt năm 1979 nên có kinh nghiệm chiến đấu nơi tiền tuyến. Còn Chỉ huy Bộ đội chi viện chiến lược là Cự Càn Sinh từng có kinh nghiệm trong lĩnh vực tác chiến không gian mạng. Bộ phận này hỗ trợ, điều phối tác chiến cho các binh chủng khác. Đông thái đề bạt Thượng tướng gấp gáp này là không bình thường.

Thứ nhất, vốn dĩ ngày đề bạt là 1/8, do đó có thể có tình huống khẩn cấp phát sinh khiến ông Tập không thể chờ, phải hành động trước một tháng. 

Thứ hai, động thái này là tiếp nối những lời ‘cứng rắn’ của ông Tập trong bài phát biểu hôm 1/7 – kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ. Ông Tập đã dùng những từ mang đậm màu sắc ‘chiến lang’ là ‘vỡ đầu chảy máu’ để dằn mặt phương tây. Rõ ràng ông Tập đề cập đến Hoa Kỳ và các đồng minh. Tập Cận Bình sau khi nói những từ bạo lực như vậy, phía ĐCSTQ đã đưa ra một loạt động thái. 

Động thái thứ nhất là quân đội ĐCSTQ đăng rất nhiều video để hiển thị rằng: các binh chủng của ĐCSTQ đang diễn tập quân sự, trong đó có video diễn tập tấn công Đài Loan bằng Lục quân và Không quân. 

Chiayi Taiwan ngày 24 tháng 6 năm 2021 Một chiếc F-16 của ROCAF 4TFW 21TFG đang chuẩn bị hạ cánh. Phi đội hơn 140 máy bay phản lực F-16 tạo thành một trong những sức mạnh phòng không của Đài Loan để đối đầu với mối đe dọa chính từ PLAAF Trung Quốc (Ảnh: Shutterstock).

Thứ hai, tạp chí quân sự ‘Kiến thức chiến hạm’ đã ‘tiết lộ’ 3 giai đoạn cụ thể và cách thức ĐCSTQ dùng vũ lực thống nhất Đài Loan. 

Động thái thứ ba là đột nhiên đề bạt 4 Thượng tướng, hơn nữa lại rất đột ngột. 

Ba động thái trên dường như là lời kêu gọi của Tập Cận Bình sau bài phát biểu ngày 1/7, để chứng tỏ rằng ông Tập “không nói đùa”.

Xung đột Trung – Ấn

Từ động thái trên, học giả Trần Phá Không nhận định sẽ có 2 xung đột xảy ra: xung đột ở eo biển Đài Loan và xung đột biên giới Trung – Ấn. 

Khả năng xảy ra xung đột ở eo biển Đài Loan thì ở bài trước đã phân tích. Lần này Trần tiên sinh nói về xung đột biên giới Trung – Ấn như sau:

“Chiến khu phía tây là chiến khu lớn nhất của ĐCSTQ, bao gồm 7 tỉnh và 1 khu tự trị, bao gồm: Tân Cương, Tây Tạng, Tứ Xuyên, Trùng Khánh v.v. Cách đây không lâu, khoảng trước hoặc sau ngày 1/7, ĐCSTQ đã tăng cường binh lực ở Chiến khu Tây Tạng và Tân Cương. 

Phía Ấn Độ thấy vậy lập tức tăng thêm 50 nghìn quân, nâng tổng số binh lính ở biên giới Trung Ấn lên 200 nghìn quân. Trong chiến tranh hiện đại, việc đạt được 200 nghìn quân ở tiền tuyến là điều khó tìm trong thời đại hoà bình của thế kỷ 21 này. 

Một đoàn xe quân đội Ấn Độ di chuyển dọc theo đường cao tốc Srinagar-Ladakh tại Khu vực Gagangeer của Quận Ganderbal, sau các cuộc đụng độ chết người dọc theo biên giới tranh chấp với Trung Quốc (Ảnh: Shutterstock).

Sau khi tăng quân lần này, Ấn Độ đã thay đổi thế trận phòng ngự truyền thống sang sẵn sàng tấn công. Nói cách khác, phía Ấn Độ có thể tung ra ‘đòn phủ đầu’ bất cứ lúc nào.

Ấn Độ tại sao lại có tâm lý phòng bị như vậy đối với ĐCSTQ? Chúng tôi cho rằng có 2 lý do giải thích điều này. 

Ấn Độ tin rằng ĐCSTQ ‘hạ độc thủ’

Thứ nhất, ĐCSTQ và Ấn Độ mới đàm phán ngừng xung đột vào tháng 2. Hai bên rút quân, trang bị và công sự. Nhưng 2 tháng sau, ĐCSTQ lại bí mật triển khai quân đội ở Quân khu Tây Tạng và Tân Cương. Ấn Độ cảm thấy rằng hoàn toàn không thể tin ĐCSTQ. Cho nên khi ĐCSTQ có hành động ‘ngốc nghếch’, Ấn Độ lập tức tăng cường binh lực.

Ban đầu, kẻ địch lớn nhất của Ấn Độ là Pakistan vì tranh chấp Kashmir. Nhưng Ấn Độ đã thông qua nỗ lực để hoà hảo với Pakistan, rút quân ra khỏi nước này, dồn sức đối phó với kẻ địch lớn nhất hiện thời là ĐCSTQ. 

Còn một nguyên nhân nữa khiến Ấn Độ triển khai quân lần này. Sau khi Ấn Độ và ĐCSTQ đàm phán về việc rút quân vào tháng 2, kết quả vào tháng 3 đã bùng nổ dịch bệnh nghiêm trọng ở Ấn Độ. Sự bùng phát nghiêm trọng và nhanh chóng của dịch bệnh đã khiến Ấn Độ trở thành khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới vì dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đến từ Trung Quốc. 

Khi đó, các giới ở Ấn Độ, đặc biệt là cơ cấu tình báo, họ đã thông báo cho phía Mỹ nói rằng ‘có khả năng là ĐCSTQ đầu độc Ấn Độ’. 

Tháng 9 năm ngoái, Tổng biên tập ‘Thời báo hoàn cầu’ là Hồ Tích Tiến nói rằng Ấn Độ nên rút quân, nếu không sẽ đối mặt với 3 hậu quả. Một là binh lính Ấn Độ sẽ bị chết cóng trong mùa đông lạnh giá. Hai là phải đối mặt với cuộc tấn công của virus corona chủng mới. Ba là quân đội ĐCSTQ có thể dễ dàng đánh bại quân đội Ấn Độ. 

Kết quả của nhiều lần đối đầu sau đó, quân đội ĐCSTQ đều bị quân đội Ấn Độ đánh bại. Hậu quả thứ ba đã không xảy ra. Còn hậu quả thứ nhất cũng không xảy ra vì Hoa Kỳ cung cấp cho Ấn Độ một lượng lớn quần áo và thiết bị mùa đông. 

Chỉ còn điều thứ hai mà Hồ Tích Tiến nói rằng Ấn Độ sẽ ‘phải đối mặt với cuộc tấn công của virus corona chủng mới’ đã ứng nghiệm. Có thể phía ĐCSTQ khi sử dụng ‘chiến tranh không giới hạn’ đã hạ độc thủ đối với Ấn Độ, khiến nơi đây rơi vào thảm cảnh nghiêm trọng. 

Dưới tình huống như vậy, không loại trừ khả năng Ấn Độ điều 200 nghìn quân đến biên giới Trung – Ấn lần này để thiết lập thế trận tấn công, trừng phạt ĐCSTQ đã “ra tay hạ độc”.

Related posts