Tỷ lệ tiêm chủng gần 97%, một thành phố ở Vân Nam vẫn bùng phát dịch

Ngọc Mai

Ngày 7/7, thành phố Thụy Lệ (Ruili), Vân Nam, đã phải phong tỏa do một đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, tất cả người dân đều bị cô lập ở nhà. 

Trước đó một ngày, các nhà chức trách thông báo rằng tỷ lệ tiêm chủng ở khu tự trị Đức Hoành, Vân Nam, nơi có thành phố Thụy Lệ, đã đạt gần 97%. Sự bùng phát đột ngột này đã khiến ngoại giới và cư dân địa phương đặt câu hỏi về vai trò vắc-xin nội địa của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Để ngăn chặn dịch bệnh, chính quyền đã dựng hàng rào thép gai ở biên giới Thụy Lệ, vốn chỉ được áp dụng trong chiến tranh.

Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông chính thức, chính quyền thành phố Thụy Lệ thông báo, từ 0 giờ ngày 7/7, thành phố sẽ thực hiện quản lý khép kín khu đô thị chính, mọi công dân sẽ ở nhà, tất cả trường học và các cơ sở đào tạo trong thành phố sẽ bị đóng cửa. 

Từ 8 giờ ngày 7/7, một đợt xét nghiệm axit nucleic mới sẽ được thực hiện tại khu vực đô thị chính và khu vực Uyển Đinh của thành phố. Các nhà chức trách cũng thông báo, bắt đầu từ 10 giờ ngày 7/7, khu vực biên giới Thư Cáo của thành phố sẽ được điều chỉnh vào khu vực có nguy cơ cao.

Theo CCTV ngày 6/7, khu tự trị Đức Hoành, Vân Nam, nơi có thành phố Thụy Lệ đã nhận được hơn 1,7 triệu liều vắc-xin COVID-19 và toàn bộ người dân đã được tiêm chủng với tỷ lệ 97%. Tuy nhiên bệnh dịch vẫn bùng phát tại thành phố này, khiến nhiều người đặt câu hỏi về chất lượng của vắc-xin nội địa Trung Quốc. 

Nghiên cứu ở Chile: Vắc xin của Trung Quốc kém hiệu quả đối với một số chủng vi-rút đột biến

Một nghiên cứu do Đại học Chile công bố vào ngày 2/7 cho thấy vắc-xin COVID-19 được phát triển bởi công ty Sinovac Biotech của Trung Quốc kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa các chủng vi rút biến thể Lambda, Gamma và Alpha.

Nghiên cứu được công bố trên trang web MedRxiv cho thấy hiệu quả của vắc xin Kexing chống lại biến thể Lambda đã giảm 3,05 lần và hiệu quả chống lại biến thể Gamma giảm 2,33 lần; trong khi hiệu quả chống lại biến thể Alpha giảm 2,03 lần.

Ricardo Soto, một nhà virus học tham gia vào nghiên cứu, giải thích rằng hầu hết các loại vắc-xin được phát triển có liên quan đến virus gốc và không có gì đảm bảo chúng sẽ đáp ứng với các loại virus biến thể mới. “Điều này có thể giải thích tại sao những người đã tiêm hai liều vắc-xin [TQ] Kexing vẫn bị bệnh nặng hoặc chết sau khi bị nhiễm biến thể mới”.

Ngoài ra, Bộ Y tế Singapore đã thông báo hôm 7/7 rằng, kế hoạch tiêm chủng của quốc gia này chỉ tính những người đã tiêm vắc xin Moderna và Pfizer. Những người sử dụng vắc xin Kexing của Trung Quốc sẽ không được tính. 

Theo quy định, trước khi tham gia một số hoạt động hoặc vào một số địa điểm nhất định, người được tiêm Kexing vẫn phải được xét nghiệm sàng lọc vi-rút Corona, nhưng những người đã được tiêm đầy đủ Modena hoặc Pfizer ở Singapore có thể được miễn xét nghiệm liên quan.

Related posts