2 sai lầm của phương Tây khi đánh giá ĐCSTQ

Mạn Vũ | DKN 6 giờ trước

Ở Trung Quốc có một hiện tượng phổ biến là ngoại tình tràn lan. Con người ta ngay cả người bạn đời thân thiết nhất cũng phản bội, thì làm sao họ có thể trung thành với ĐCSTQ đây?… 

ĐCSTQ hay dùng chiêu ‘lấy thịt đè người’, bởi vì dân số họ đông, thị trường tiêu thụ của họ lớn, họ hay lấy điều đó làm điều kiện trao đổi hợp tác làm ăn. Thêm vào đó một lượng lớn ‘tiểu phấn hồng’ có tinh thần ‘ái quốc’ mù quáng nên phương Tây nhìn vào cũng có chút e ngại. 

Vậy thì phương Tây đánh giá cao lòng trung thành của người dân Trung Quốc. Đây là điều thứ nhất.

Điều thứ hai là đánh giá cao quá cao làn sóng chấn động đối với thế giới sau khi ĐCSTQ sụp đổ. 

Trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 2/7, Giáo sư Chương Thiên Lượng cho rằng phương Tây đã đánh giá sai ĐCSTQ về hai điểm nêu trên, đồng thời đó cũng là sai lầm rất quan trọng mà phương Tây gặp phải trong thời gian dài. 

Người ‘đầu ấp tay gối’ cũng phản bội, thì làm sao có thể trung thành với ĐCSTQ? 

Giáo sư Chương nhận định: “Thứ nhất, phương Tây đánh giá quá cao lòng trung thành của người dân Trung Quốc đối với ĐCSTQ. 

Mọi người biết rằng ‘trung thành’ là một mỹ đức. Lòng trung thành cao nhất mà con người nên có là trung thành với Thần, sau đó trung thành đối với gia đình, xã hội. Bạn phải bảo trì lòng trung thành đối với thành viên trong gia đình, sau đó bạn mới mở rộng ra xã hội. Khổng Tử giảng:

‘Hiếu đễ trước, rồi cẩn tín
Yêu rộng khắp, gần người nhân

Nghĩa là ở trong nhà, đầu tiên bạn phải làm tốt chức trách của mình, sau đó lấy luân lý gia đình mở rộng ra xã hội. Nói cách khác, nếu một người mà phản bội người nhà của chính mình, thì người này không thể tin được. 

Có một hiện tượng vô cùng phổ biến ở Trung Quốc Đại lục chính là ‘quan hệ tạp loạn’ – ngoại tình. Với tình huống này, bạn sẽ phát hiện, nếu một người mà ngay cả người bạn đời thân thiết nhất của mình mà cũng phản bội, thế thì đối với ai người ấy cũng có thể phản bội. 

Trung Quốc Đại Lục xuất hiện hiện tượng “ngoại tình” vô cùng phổ biến (Ảnh minh hoạ: Shutterstock).

Có người nói rằng người Trung Quốc rất ‘yêu’ ĐCSTQ. Tôi cho rằng phần lớn người Trung Quốc rất ‘thông minh’, khi bày tỏ lòng trung thành với đảng đều là vì lợi ích bản thân. Bởi vì ‘yêu đảng’ thì rất an toàn. Thứ hai ‘yêu đảng’ có thể nhận được phần thưởng, đảng có thể cấp cho bạn thứ tốt. Kỳ thực họ ‘yêu đảng’ không phải vì đảng này ‘quang vinh’, ‘vĩ đại’ hay ‘chính nghĩa’ gì đó, hoặc là đại biểu cho giá trị phổ quát… mà họ yêu đảng bởi vì mưu đồ lợi ích, ít nhất họ cũng có cảm giác ‘an toàn’. 

Nếu ‘yêu đảng’ còn không an toàn nữa hoặc uy hiếp đến lợi ích cá nhân, đó là lúc người ta phải đưa ra lựa chọn. 

Vậy nên gần đây vì sao ông Tập luôn nói ‘vĩnh viễn không phản đảng’. Câu này ý nghĩa rất rõ ràng, Tập Cận Bình biết rằng không có mấy ai gia nhập đảng bởi vì yêu ‘lý tưởng của đảng’. Mọi người vào đảng vì lợi ích, vì ‘cuộc sống mơ hồ, không có lý tưởng’. 

Bạn vào đảng vì lợi ích, vậy thì vì lợi ích bạn có thể phản đảng. Đây là đạo lý rất đơn giản. Vậy nên ĐCSTQ cảm thấy sự thống trị của nó gặp nguy cơ tứ bề”. 

Âu – Mỹ đã có cơ hội ‘kết liễu’ ĐCSTQ từ… 9 năm trước

Trước tiên Giáo sư Chương kể lại: 

“Cơ hội đó là sự kiện Vương Lập Quân chạy trốn trong đêm đến Đại sứ quán Mỹ vào ngày 6/2/2012. Vụ việc này sau đó không ngừng lan truyền từ tháng 2 đến ngày 5/3/2012. Lúc đó phía Mỹ chọn cách ‘khoanh tay đứng nhìn’. Thời điểm ấy phía Mỹ đang nghiên cứu xem liệu có nên cho Vương Lập Quân tị nạn chính trị hay không. 

Sau đó họ xét thấy việc này can dự rất lớn đến mâu thuẫn nội bộ ĐCSTQ. Bởi vì khi Vương Lập Quân chạy đến Đại sứ quán Mỹ trong đêm, rõ ràng ở Trung Quốc Đại lục: một nhóm gồm Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang; một nhóm gồm Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo; giữa hai nhóm ấy đang giao tranh quyền lực. Người Mỹ khi ấy thấy rất rõ điểm này.

Người Mỹ nghiên cứu và phán đoán rằng, nếu họ ‘can dự’ đến đấu tranh nội bộ trong ĐCSTQ, họ có thể nhận phải hậu quả không lường trước được. Đó chính là nếu ĐCSTQ đấu qua đấu lại sẽ tạo thành sự sụp đổ của ĐCSTQ. Bởi vì nếu nước Mỹ dấn thân vào, truyền thông của Mỹ sẽ đào bới được rất nhiều tài liệu, sau đó rất nhiều chi tiết đấu đá nội bộ sẽ được tiết lộ thông qua các kênh truyền thông.

Barack Hussein Obama II là một chính trị gia và luật sư người Mỹ, tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ từ năm 2009 đến năm 2017 (Ảnh: Shutterstock).

Chính quyền Obama khi đó cho rằng nếu xuất hiện tình huống như vậy, ĐCSTQ thực sự sẽ sụp đổ. Nếu ĐCSTQ sụp đổ, nó nhất định sẽ tạo thành xung kích rất lớn đối với nền kinh tế thế giới. Kinh tế thế giới sẽ lao xuống dốc. Nếu kinh tế thế giới lao dốc thì kinh tế Hoa Kỳ không thể ‘vững mạnh một mình’ (1) được. Cho nên tôi đoán chính quyền Obama khi đó đánh giá: nếu ĐCSTQ sụp đổ, thị trường chứng khoán của Mỹ cũng sụp đổ, rớt xuống 40 – 50% đều có thể xảy ra. 

Thêm vào đó, khi ấy là năm 2012, đối với Obama mà nói là thời điểm quan trọng của cuộc bầu cử. Nếu kinh tế của Mỹ sụp đổ, việc Obama tái đắc cử sẽ thất bại. Vậy nên Obama nghĩ đi nghĩ lại cuối cùng đưa Vương Lập Quân cho ĐCSTQ xử lý. Tôi đọc tài liệu về việc này trong hồi ký của Hillary Clinton xuất bản năm 2019″. Tuy nhiên, trong tình huống này, người Mỹ đã phán đoán sai lầm.

ĐCSTQ sụp đổ sẽ không tạo ra ‘đại địa chấn

Giáo sư Chương nhận định: 

“Kỳ thực nếu ĐCSTQ sụp đổ, điều ảnh hưởng lớn nhất đối với thế giới là chuỗi cung ứng sẽ tạm thời bị gián đoạn. Nhưng mọi người biết rằng, bất cứ chính quyền nào sau khi mới thành lập, đầu tiên họ đều làm kinh tế. Trật tự thế giới cũng chỉ biến động trong thời gian ngắn. Khi Liên Xô tan rã, khoảng một tuần mọi thứ đều qua đi. Nếu chuỗi cung ứng sau khi gián đoạn một thời gian ngắn sẽ nhanh chóng khôi phục. 

Vậy nên tôi cho rằng phía Âu – Mỹ nên thấy được điểm này, chuỗi cung ứng của thế giới nên có tính đàn hồi – resilience. Về vật tư chiến lược, Âu – Mỹ nên nhanh chóng bố trí lại chuỗi cung ứng. Ví như vật tư chiến lược quan trọng, Trung Quốc có, Việt Nam cũng có, Ấn Độ cũng có, vậy thì nên chuyển chuỗi cung ứng sang Việt Nam hoặc Ấn Độ. Như thế tránh được việc ỷ lại vào một quốc gia. 

Dù thế nào đi nữa, tôi cho rằng xử lý vấn đề ĐCSTQ càng sớm càng tốt, như thế sẽ càng giảm biến động cho thế giới. 

Bởi vì ĐCSTQ là khối u của thế giới, nó tồn tại càng lâu, nó càng ngày càng lớn và rất khó xử lý. Từ năm 2012 đến 2021 là 9 năm, mọi người hãy xem, ĐCSTQ bây giờ đã trở nên khó xử lý hơn rất nhiều. Nó đã tiến nhập thâm sâu vào các tổ chức kinh tế. Cho nên đối với khối u ĐCSTQ này, phẫu thuật cắt bỏ càng sớm càng tốt.

ĐCSTQ đã tiến nhập sâu vào các tổ chức kinh tế thế giới (Ảnh: Shutterstock).

Nếu ĐCSTQ rớt đài, việc này sẽ không quá chấn động đối với toàn cầu. Đối với sự phát triển lâu dài của kinh tế toàn cầu mà nói, đây lại là một tin rất tốt. Bởi vì chúng ta biết rằng ở xã hội tư bản chủ nghĩa, vì sao kinh tế rất phát triển? Bởi vì chính phủ quản rất ít. Chính phủ quản lý càng ít, thì tài trí của người dân càng có không gian để phát huy sáng tạo. Như thế xã hội sẽ phồn vinh. 

Lý do Trung Quốc cải cách mở cửa mấy chục năm mà không có một thương hiệu lớn, không có sở hữu trí tuệ ở những lĩnh vực quan trọng… tất cả đều do ĐCSTQ tạo thành. Dưới nền giáo dục nhồi nhét cưỡng chế trường kỳ đã hạn chế tư tưởng, năng lực tưởng tượng và sáng tạo người dân Trung Hoa. Nếu sau khi ĐCSTQ sụp đổ, tôi cảm thấy với sự thông minh tài trí của người Trung Quốc, thì kinh tế nước này sẽ nhanh chóng khởi sắc vươn cao, đạt được sự lành mạnh và cân bằng.

Chú thích: (1) ‘Vững mạnh một mình’: Nguyên gốc là Độc thiện kỳ thân – 獨善其身.

Related posts