Vision Times – Hôm thứ Năm (8/7), Viện nghiên cứu Thomas Moore của Pháp đã tổ chức hội thảo nghiên cứu về “Các chiến lược của châu Âu đối mặt với sự bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc”.
Chuyên gia Hồng Thụy Mẫn phân tích rằng quân đội ĐCSTQ khiêu khích Đài Loan, vào năm 2020, máy bay quân sự của ĐCSTQ đã thường xuyên gây rối và đe dọa nghiêm trọng đến sự ổn định của tình hình eo biển Đài Loan. Do đó, ông kêu gọi châu Âu cần đánh giá lại chính sách của mình đối với Trung Quốc trước sự bành trướng của ĐCSTQ ở Biển Đông, chỉ có đoàn kết mới làm nên sức mạnh. Ông cũng nói rằng Đài Loan sẽ là một đối tác mạnh mẽ và vững chắc của Liên minh châu Âu.
Ngoài ra, Đại sứ Ngô Chí Trung cũng tuyên bố rằng Liên minh châu Âu đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, thế nên có thể gửi một thông điệp chính trị đến ĐCSTQ, “Nếu Trung Quốc bước vào lằn ranh đỏ, Liên minh châu Âu sẽ có đáp trả mạnh mẽ”. Ngoài ra, ông Ngô cũng yêu cầu ông Hugues Eudeline, viện sĩ của Học viện Hải quân Hoàng gia Thụy Điển và là cựu thuyền trưởng tàu ngầm hải quân Pháp, sửa lại thuật ngữ “thống nhất” Đài Loan của ĐCSTQ và đổi thành “xâm chiếm” vì Đài Loan chưa bao giờ thuộc về ĐCSTQ.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã mạnh miệng tuyên bố trong Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ rằng phải “giải quyết vấn đề Đài Loan”. Cùng ngày, các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ đã tiết lộ ba giai đoạn sử dụng vũ lực thống nhất Đài Loan. ĐCSTQ có thật sự là đã sẵn sàng dùng vũ lực thống nhất Đài Loan hay không? Và liệu nó có thể thành công hay không? Bên phía Mỹ và các đồng minh có biện pháp nào để đáp trả và ngăn chặn?
Về điều này, chuyên gia các vấn đề thời sự Đường Hạo nhìn nhận rằng ĐCSTQ đã khai chiến với Đài Loan từ lâu, hơn nữa đó còn là một “cuộc chiến không giới hạn” trên mọi phương diện. ĐCSTQ đã sử dụng ngoại giao, chính trị, kinh tế, tuyên truyền, vắc-xin, gián điệp và các phương tiện khác để gây sức ép và phá hoại Đài Loan, chỉ là chiến tranh quân sự vẫn chưa xuất hiện. Chuyên gia Đường Hạo nhận định rằng ĐCSTQ xác thực có tham vọng và kế hoạch này, nhưng hiện tại vẫn chưa có sự chuẩn bị đầy đủ, khả năng xảy ra một cuộc chiến toàn diện trong ngắn hạn là tương đối thấp.
Gần đây, cuộc đối đầu chiến lược của Hoa Kỳ với ĐCSTQ ngày càng tập trung vào “quân sự hóa” và “toàn diện”. Hiện tại, chủ yếu có 5 mặt trận, như sau:
1. Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã tuyên bố rõ ràng để ngăn chặn ĐCSTQ xâm lược Đài Loan bằng vũ lực
Vào ngày 1 tháng 7, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, Sam Paparo, đã tuyên bố tại một cuộc hội thảo rằng mối đe dọa của ĐCSTQ đang gia tăng, và nhiệm vụ của ông là ngăn cản ĐCSTQ xâm chiếm Đài Loan bằng vũ lực, và ông hoàn toàn tin tưởng vào quân đội và đồng minh. Trên thực tế, điều này rõ ràng đã cảnh báo ĐCSTQ rằng Hoa Kỳ sẽ can thiệp và giúp đỡ bảo vệ Đài Loan.
Ngoài ra, mặc dù ông Kurt Campbell, Điều phối viên của Tòa Bạch Ốc về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hiếm hoi tuyên bố rằng Hoa Kỳ “không ủng hộ Đài Loan độc lập”, nhưng cũng nhấn mạnh rằng phía Hoa Kỳ ủng hộ Đài Loan “duy trì phẩm giá”, đây là ý gì? Chính là giúp Đài Loan duy trì tình trạng chủ quyền và an ninh quốc phòng hiện tại, không cho phép ĐCSTQ thôn tính và phá hủy nó.
Do vậy, Mỹ đã vạch ra ranh giới đỏ rõ ràng về quân sự đối với ĐCSTQ trong những ngày qua, đừng dùng vũ lực để xâm lược Đài Loan, nếu không sẽ gặp phải đòn phản công quân sự từ phía Mỹ. Đây là tuyên bố rõ ràng nhất kể từ khi chính quyền Biden nhậm chức.
2. Hoa Kỳ củng cố phòng thủ ở Đông Âu và tập trung lực lượng chống lại ĐCSTQ
Kể từ ngày 28/6, Mỹ và Ukraine đang tiến hành các cuộc tập trận quân sự ở khu vực Biển Đen, hơn 30 nước tham gia với quy mô lớn nhất trong 20 năm, buộc Nga cũng phải phóng tên lửa để bày tỏ sự không hài lòng. Không chỉ vậy, các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Ukraine cần được gia tăng, từ ngày 17 đến ngày 30 tháng 6, Mỹ, Ukraine, Ba Lan và Litva đã cùng tham gia tập trận, đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ tập trận tại Ukraine.
Vậy tại sao các cuộc tập trận quân sự lại được tổ chức thường xuyên với quy mô ngày càng lớn? Có hai nguyên nhân chính, trước hết, Mỹ muốn chứng tỏ với Nga rằng họ đã nối lại quan hệ hợp tác chặt chẽ với các nước NATO và cố gắng hết sức để ngăn chặn Nga xâm lược Ukraine. Hơn nữa, Hoa Kỳ đã thực hiện “đe dọa mang tính phòng ngừa” chống lại Nga thông qua các cuộc tập trận quân sự chuyên sâu nhằm ngăn chặn nước này gây hỗn loạn ở Đông Âu trong thời điểm hiện tại. Hoa Kỳ cũng có thể tập trung sức mạnh quân sự của mình ở khu vực Thái Bình Dương để đáp trả sự bành trướng của ĐCSTQ.
3. Phòng thủ chung Hoa Kỳ-Nhật Bản để ngăn chặn ĐCSTQ ở Tây Thái Bình Dương
Quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã khởi động cuộc tập trận thường niên “Lá chắn phương Đông” từ ngày 25/6, đây là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất trong 36 năm qua. Không chỉ bảo vệ an ninh quê hương Nhật Bản và an ninh khu vực Đông Bắc Á, ngăn chặn tên lửa và các mối đe dọa quân sự của Triều Tiên, mà điều quan trọng là tưởng tượng quân địch là ĐCSTQ, ngăn cản các hoạt động quân sự của ĐCSTQ ở Biển Hoa Đông và quần đảo Điếu Ngư.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso đã công khai tuyên bố vào ngày 5 rằng nếu ĐCSTQ xâm phạm Đài Loan, Nhật Bản có thể thực hiện “quyền tự vệ tập thể” và nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ “cùng bảo vệ Đài Loan”. Tuyên bố như vậy tương đương với việc cho thấy rằng một khi ĐCSTQ thực sự xâm lược Đài Loan, Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ hợp lực để giúp đỡ Đài Loan.
4. “Bộ tứ Kim Cương” và Pháp bao vây ĐCSTQ
“Bộ tứ Kim Cương” đã hình thành cơ chế “đối thoại bộ tứ” và hợp tác chặt chẽ với nhau. Vào tháng 4, bốn nước này và Pháp đã cùng nhau tiến hành một cuộc tập trận ở Vịnh Bengal, rõ ràng là một cuộc tập trận mô phỏng các hoạt động chống lại ĐCSTQ ở Biển Đông. Không chỉ vậy, Mỹ, Nhật Bản, Úc và Pháp hồi tháng 5 cũng đã liên thủ tập trận ở khu vực biển Hoa Đông, kẻ thù trong tưởng tượng vẫn là ĐCSTQ.
Do đó, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đã không chỉ vạch ra một lằn ranh đỏ quân sự ở Biển Hoa Đông để ngăn chặn sự bành trướng của ĐCSTQ sang Thái Bình Dương, mà còn vạch ra một lằn ranh đỏ khác ở Biển Đông. Đài Loan nằm trong hai lằn ranh đỏ và cũng là khu vực trọng yếu đối với quốc phòng của nhiều quốc gia khác nhau.
5. Chiến tranh thương mại chưa dừng lại, tiếp tục mở rộng chiến tranh hỗn hợp
Cuộc chiến thương mại do cựu Tổng thống Trump phát động chống lại ĐCSTQ đến nay vẫn chưa dừng lại, gần đây, Mỹ tiếp tục mở rộng cuộc chiến công nghệ và cuộc chiến nhân tài, v.v., không chỉ hạn chế Mỹ cung cấp các mặt hàng công nghệ và sản phẩm quan trọng cho các công ty Trung Quốc, mà còn từ chối cấp thị thực cho hơn 500 sinh viên Trung Quốc đến Hoa Kỳ.
Ngoài ra, gần đây Tổng thống Biden không chỉ tiếp tục chính sách của cựu Tổng thống Trump, áp đặt lệnh cấm đầu tư đối với các công ty Trung Quốc, mà còn mở rộng phạm vi của lệnh cấm, khiến ngày càng nhiều công ty của Trung Quốc không thể nhận được sự hỗ trợ tài chính của Mỹ, điều này tương đương với việc cắt nguồn vốn nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Năm mặt trận này không chỉ tạo thành “tấm lưới bẫy thú” mà Hoa Kỳ dùng để trấn áp ĐCSTQ, mà còn là “tấm lưới bảo vệ” được Hoa Kỳ sử dụng để bảo vệ Đài Loan. Nếu ĐCSTQ muốn sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan, chắc chắn sẽ phải cân nhắc đến những hậu quả nghiêm trọng đang chờ đón phía trước.
ĐCSTQ sắp trở thành “kẻ cô đơn không có bạn bè”
Tiếp theo, hãy nhìn vào bình diện quốc tế. Hiện tại, mối quan hệ của ĐCSTQ với các quốc gia khác đang rất căng thẳng, thậm chí sắp trở thành một “kẻ cô độc không có bạn bè”. Đầu tiên, vào năm 2020, một cuộc xung đột vũ trang ở biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ dẫn đến thương vong của mấy chục binh sĩ. Mặc dù hai bên đã đàm phán hòa bình, nhưng gần đây cả hai lại liên tục gia tăng quân đội, thiết lập quy mô lớn nhất trong mấy thập kỷ qua. Nói cách khác, xác suất xảy ra xung đột vũ trang giữa Trung-Ấn trên thực tế còn cao hơn nhiều so với xác suất xảy ra xung đột trên eo biển Đài Loan
Thứ hai, mối quan hệ giữa ĐCSTQ và Nhật Bản gần đây đã đi vào bế tắc nghiêm trọng, Bắc Kinh ngoài việc bất mãn Nhật Bản hỗ trợ vắc-xin cho Đài Loan, phá hoại chiến lược “lợi dụng dịch bệnh thống nhất Đài Loan “ra, truyền thông ĐCSTQ gần đây đã chỉ tên Thủ tướng, Phó thủ tướng Nhật Bản và các chính trị gia Nhật Bản khác, gọi họ là “sáu con chim ưng” đã khiêu khích ĐCSTQ và can thiệp vào các vấn đề của Đài Loan, khiến quan hệ Trung-Nhật càng trở nên căng thẳng và nguội lạnh hơn.
Ngoài ra, mối quan hệ giữa ĐCSTQ và Úc cũng ngày càng căng thẳng. Trong hai năm qua, Úc không chỉ trở thành “Nước Mỹ thứ hai” liên tục chống lại các cuộc tấn công văn hóa và đe dọa quân sự, xóa sổ mạng lưới gián điệp chống lại Úc của ĐCSTQ, đồng thời cũng bày tỏ sẵn sàng giúp Mỹ duy trì ổn định và hòa bình ở eo biển Đài Loan.
Mối quan hệ giữa ĐCSTQ và châu Âu cũng trở nên ngày càng xấu tệ, Liên minh châu Âu đã công khai lên án ĐCSTQ về các vấn đề nhân quyền liên quan đến Hồng Kông và Tân Cương. Nhiều chính trị gia của Liên minh Châu Âu đã bị ĐCSTQ công kích và xúc phạm, buộc Liên minh Châu Âu phải đóng băng “Hiệp định Đầu tư EU-Trung Quốc”, khiến ĐCSTQ mất cả chì lẫn chài.