Lâm Nghiên
Các nước Liên minh châu Âu (EU)đã bắt đầu đối đãi nghiêm túc với sáng kiến xây dựng cơ sở hạ tầng “Một vành đai, Một con đường” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), yêu cầu đưa ra danh sách các biện pháp đối kháng lại dự án này. Mỹ đã thông qua “Công ty Tài chính Phát triển quốc tế Mỹ” để triển khai dự án toàn cầu nhằm đối kháng với kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng của ĐCSTQ.
Dự án Đường sắt tiêu chuẩn Mombasa–Nairobi của sáng kiến “Vành đai và Con đường” mà Chính phủ Kenya ký kết với ĐCSTQ đang tiếp tục gây tranh cãi, gần đây Tòa án phúc thẩm Kenya phán quyết rằng hợp đồng dự án là bất hợp pháp.
Theo dự thảo kết luận của Hội đồng Liên minh châu Âu mà trang tin tức Politico tại Mỹ đọc được, các nước châu Âu hy vọng Ủy ban Liên minh châu Âu sẽ đưa ra danh sách một loạt “dự án có sức ảnh hưởng và rõ ràng” trong vài tháng tiếp theo, để cân bằng và đối kháng với “Một vành đai, Một con đường” của Bắc Kinh. Dự kiến Ngoại trưởng EU sẽ ký vào văn kiện liên quan đến ý tưởng này vào ngày 12/7.
Thách thức mà hiện tại châu Âu đang đối mặt đó là đặt một cái tên thu hút cho kế hoạch này, cũng cần phải thiết kế một biểu tượng cho nó.
Những năm qua, ĐCSTQ đẩy mạnh các dự án “Một vành đai, Một con đường” trên toàn cầu. Cùng lúc mở rộng sức ảnh hưởng ra toàn cầu ĐCSTQ, đồng thời khiến nhiều nước hợp tác rơi vào khủng hoảng nợ nần. Ngoài ra, “Một vành đai, Một con đường” còn cướp đi cơ hội việc làm của người bản địa. Do đó chiến lược này của ĐCSTQ đã vấp phải chỉ trích của các nước Âu, Mỹ. Bắc Kinh bị cáo buộc thông qua các dự án liên hợp phát triển kinh tế không bền vững để thiết lập bẫy nợ cho các nước đối tác bao gồm Montenegro và Sri Lanka.
Tháng trước, trong thời gian lãnh đạo các nước G7 tổ chức thượng đỉnh tại Anh, đã đưa ra kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng “Tái thiết thế giới tốt đẹp hơn” (Build Back Better World,B3W), kế hoạch này được ngoại giới coi là phương án đối kháng với “Một vành đai, Một con đường” của ĐCSTQ. Mặc dù ĐCSTQ miêu tả “Một vành đai, Một con đường” tốt đẹp như thế nào đi nữa, nhưng dự thảo kết luận của Hội đồng Liên minh châu Âu cho thấy liên minh này không hoàn toàn tin vào cách nói của ĐCSTQ.
Nhắm trúng châu Phi và Mỹ La-tinh
Điều vô cùng quan trọng đó là EU thề sẽ thiết lập một liên minh EU “liên thông toàn cầu”, điều này sẽ khiến EU có thể chuyển sức chú ý của mình vào châu Phi và Mỹ La-tinh, trong khi hai khu vực lớn này là đích đến đầu tư chủ yếu của ĐCSTQ.
Dự tính Hội đồng EU sẽ yêu cầu các cơ quan hành chính EU, tất cả các cơ quan liên quan của Liên minh EU lựa chọn hành động chế định một bản mô tả / thuyết minh thống nhất. Bản mô tả phải bao gồm một tên thương hiệu và biểu tượng dễ nhận biết cùng phát triển bởi các quốc gia thành viên, đồng thời yêu cầu có các hoạt động hỗ trợ liên quan để nâng cao mức độ nhận biết của công chúng.
Mỹ khởi động DFC đối kháng “vành đai và con đường”
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từ năm 2017 đã chỉ ra trong báo cáo An ninh Quốc gia rằng, ĐCSTQ thông qua sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” để mở rộng sức ảnh hưởng địa chính trị, đồng thời gián tiếp thách thức năng lực lãnh đạo toàn cầu của Mỹ và lợi ích quốc gia của Mỹ.
Năm 2018, Quốc hội Mỹ thông qua “Đạo luật Tận dụng tốt thúc đẩy đầu tư năm 2018” (BUILD Act), hợp nhất Công ty Đầu tư Tư nhân Hải ngoại (OPIC – một công ty đã được thành lập gần nửa thế kỷ) và Cơ quan Quản lý Tín dụng Phát triển thuộc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) để thành lập “Công ty Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ” (DFC), công ty này đã tăng gấp đôi mức trần đầu tư lên 60 tỷ đô la Mỹ và có các công cụ tài chính mới như ủy quyền vốn chủ sở hữu.
Trang web của DFC cho biết: “Chỗ khác biệt của chúng tôi so với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nằm ở chỗ, DFC ủng hộ đầu tư phù hợp với hợp tác kinh tế có hiệu quả và do khu vực tư nhân lãnh đạo. Sự thay thế mạnh mẽ này khác với đầu tư do quốc gia cụ thể chủ đạo, có thể tránh cho một bộ phận quốc gia rơi vào gánh nặng nợ nần.” Điều này đã chỉ ra rõ ràng sự khác biệt giữa “vành đai và con đường” phiên bản Mỹ và phiên bản Trung Quốc.
Dấu chân của DFC đã có tại châu Phi, Trung Đông, Mỹ La-tinh, Đông Âu, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, lĩnh vực trong kế hoạch đang được tiến hành gồm có chống lại COVID-19, biến đổi khí hậu, khoa học công nghệ, giáo dục và xây dựng cơ sở hạ tầng, v.v. Được biết, DFC đã thực hiện đầu tư toàn cầu với tổng số tiền khoảng 4,6 tỷ đô la Mỹ, trong đó có các dự án ở 7 nước thuộc khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương với tổng kim ngạch đầu tư là 900 triệu đô la Mỹ.
Theo Lâm Nghiên, Epoch Times