Những thảm kịch y khoa “Made in China”

Tshung Hui Chang

image.png

Bài bình luận trên tờ Epoch Times có tựa đề “Thảm kịch y khoa: Made in China” (Medical Disasters: Made in China) dưới đây là của Tshung Hui Chang, một doanh nhân làm việc trong lĩnh vực tài chính khu vực châu Á – Thái Bình Dương, thường xuyên lên tiếng về những ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại châu Úc.

Vào ngày 8/7/2021, số người tử vong do COVID-19 trên toàn cầu được báo cáo đã lên đến 4 triệu. Khi ngày càng nhiều nhà khoa học bắt đầu ủng hộ ý tưởng rằng một vụ rò rỉ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc, có thể là nguyên nhân của đại dịch, thì đã đến lúc chúng ta nhắc nhở bản thân về những thảm kịch y khoa đã xuất hiện trong thời kỳ cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Trung Quốc.

Văn hóa hối lộ tràn lan
Hãy tưởng tượng bạn đứng đầu trường trung học và giành được một suất vào một trường đại học danh tiếng của Trung Quốc như Bắc Kinh, Thanh Hoa hoặc Phục Đán.

Sau khi hoàn thành bằng đại học, bạn quyết định theo học cao học ở nước ngoài, ví như tại Hoa Kỳ, Vương quốc Anh hoặc Châu Âu, giống như rất nhiều học giả hàng đầu khác.

Bạn trở Trung Quốc và nghĩ rằng bằng cao học hàng đầu của mình, cùng với kinh nghiệm làm việc hoặc thực tập, sẽ giúp bạn có được công việc mơ ước.

Đây là kỳ vọng của nhiều “haigui” hay rùa biển (hải quy), một thuật ngữ dùng để chỉ sinh viên Trung Quốc trở về từ nước ngoài.

Giấc mơ của họ kết thúc và một cuộc xung đột văn hóa bắt đầu khi nhà tuyển dụng nhất quyết yêu cầu phải có “hồng bao” chứa đầy tiền mặt trước khi bạn trúng tuyển. Không có tiền mặt? Không sao. Thay vào đó, nhà tuyển dụng có thể khấu trừ vào một phần trăm tiền lương hàng tháng của bạn.

Văn hóa hối lộ này phổ biến ở các cơ sở y tế Trung Quốc, nơi bệnh nhân phải đút lót để được ưu tiên hoặc chăm sóc đầy đủ. Cho dù bạn là một bác sĩ được đào tạo chuyên sâu hay một bệnh nhân, bạn đang phải cạnh tranh cho một vị trí đáng mơ ước cùng hàng nghìn cá nhân khác.

Gần đây, một số haigui đã “giải quyết” vấn đề theo cách kinh khủng nhất. Vào ngày 5/7/2021, một nhân viên của Viện nghiên cứu và thiết kế kỹ thuật thành phố Thượng Hải tên Liu đã cắt cổ người quản lý của mình.

Vào ngày 7/6/2021, Wang Yongzhen, bí thư Đảng của Trường Toán học thuộc Đại học Phúc Đán, Thượng Hải, đã bị Jiang Wenhua, một đồng nghiệp làm cùng khoa, đâm chết.

Cả Liu và Jiang đều khai rằng họ thực hiện hành vi đó vì “bất bình” tại nơi làm việc.

Tuy nhiên, phần lớn các haigui đã cố để “nuốt trôi” những hành vi đưa hối lộ, nhận hối lộ hoặc hành động phi đạo đức. Kỳ thực sau cùng họ cũng chỉ muốn có kế sinh nhai và tiền để chu cấp cho gia đình.

Hiến máu bất cẩn làm lây lan HIV
Năm 1991, tại tỉnh Hà Nam, tiến sĩ Wang Shuping được chỉ định làm việc tại một trạm thu thập huyết tương.

Vào thời điểm đó, nhiều người dân địa phương đã bán máu của họ cho các ngân hàng máu do chính quyền địa phương quản lý để lấy tiền. Wang không mất nhiều thời gian để nhận ra rằng các trạm thu thập huyết tương này là một nguy cơ rất lớn đối với sức khỏe cộng đồng.

Kỹ năng thu thập máu kém, gây lây nhiễm chéo khi sử dụng thiết bị lấy máu, khiến nhiều người hiến tặng bị nhiễm viêm gan C từ những người hiến tặng khác.

Khi Wang thông báo với cấp trên của mình về việc phải thay đổi quy trình, bà nhận được câu trả lời rằng sẽ quá tốn kém nếu làm như vậy. Sau đó bà bị buộc thôi việc.

Năm 1995, Wang phát hiện ra một vụ bê bối thậm chí còn lớn hơn khi một người hiến máu dương tính với HIV đến hiến máu tại bốn phòng khám khác nhau.

Bà đã cảnh báo cấp trên về việc phải tiến hành xét nghiệm HIV ở tất cả các trạm hiến máu trong tỉnh, nhưng một lần nữa bà được thông báo rằng làm như vậy sẽ quá tốn kém.

Wang đã tự mình đi mua bộ dụng cụ xét nghiệm và xét nghiệm hơn 400 mẫu từ những người hiến.

Bà phát hiện ra rằng 13% những người hiến tặng dương tính với HIV.

Thay vì nhận lỗi trước sai lầm nghiêm trọng này, Bộ Y tế Trung Quốc đã sa thải Wang và trì hoãn việc xét nghiệm tất cả những người hiến máu cho đến năm 1996. Kết quả là, hàng nghìn cư dân Trung Quốc đã bị nhiễm HIV.

Thu hoạch nội tạng có hệ thống
Cựu bác sĩ phẫu thuật người Duy Ngô Nhĩ, ông Enver Tohti đã tiết lộ gần đây rằng vào năm 1995, khi mới là một nhân viên y tế trẻ tuổi, ông đã được hai bác sĩ phẫu thuật trưởng hỏi liệu có muốn làm điều gì đó mới mẻ và “hoang dã” không. Nhiệm vụ mà Tohti được giao là mổ lấy gan và thận của một người ngoài 30 tuổi, tóc dài, không cạo râu và mặc quần áo thường dân.

Người đàn ông đã bị một sĩ quan bắn, viên đạn xuyên vào ngực phải.

Lời chứng mà Tohti đưa ra là một cái nhìn thoáng qua về “buổi bình minh” của ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc, nơi nội tạng được thu hoạch bất hợp pháp từ các tù nhân và được sử dụng để cung cấp cho một ngành công nghiệp rộng lớn, bao gồm cả du lịch cấy ghép tạng.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Thu hoạch Nội tạng Trung Quốc, 1 triệu ca cấy ghép nội tạng có thể đã được thực hiện kể từ năm 2000.

Các quan chức Trung Quốc cho rằng nước này thực hiện khoảng 10.000 ca cấy ghép mỗi năm, nhưng con số chính thức đó dễ dàng bị vượt qua khi tính toán hoạt động của chỉ một vài bệnh viện.

Dựa trên yêu cầu tối thiểu do chính quyền Trung Quốc đặt ra, 164 bệnh viện ở Trung Quốc được chấp thuận tiến hành cấy ghép tạng, mỗi bệnh viện được phép thực hiện 70.000 ca cấy ghép mỗi năm.

Điều này dẫn đến hơn 1 triệu ca cấy ghép kể từ năm 2000 cho các bệnh viện đã được phê duyệt. Tuy nhiên, con số này vẫn còn kém xa so với bức tranh đầy đủ. Trong năm 2007, hơn 1.000 bệnh viện đã nộp đơn xin giấy phép thực hiện cấy ghép tạng, cho thấy ngành công nghiệp này có thể đã phát triển đến mức độ nào.

Trung tâm của thảm họa này nằm ở sự thật đơn giản rằng các chế độ cộng sản không coi trọng mạng sống của con người.

ĐCSTQ đã thu lợi rất nhiều từ cuộc đàn áp và giết hại hàng loạt các nhóm người như Pháp Luân Công, Kitô hữu, Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng và các nhà hoạt động dân chủ.

Bất chấp những tội ác đáng ghê tởm này, một số nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp ở Úc vẫn kêu gọi “đối thoại”, “cam kết” hoặc “ngoại giao” với ĐCSTQ, đồng thời chỉ trích lập trường kiên định của chính phủ đối với chế độ Trung Quốc.

Đừng để bị lừa bởi cái gọi là “thương lượng” này, chúng ta cần phải thấy rõ tương lai của chúng ta trong “mối quan hệ chặt chẽ hơn” với một chế độ giết người.

Tác giả: Tshung Hui Chang
Minh Nhật biên dịch

Related posts