Chuyên gia: Vì sao Trung Quốc không thể bằng Mỹ?

Phụng Minh

Ông Michael Beckley (ảnh: Youtube/WIRED).

Trong cuốn sách có tựa “Không thể thay thế: Tại sao nước Mỹ sẽ còn lại siêu cường duy nhất trên thế giới” cũng như trong các bài báo đăng trên các phương tiện truyền thông khác, ông Michael Beckley đã so sánh Trung Quốc với Hoa Kỳ. Theo đó, Bắc Kinh phải đối mặt với hàng loạt điểm yếu về kinh tế, ngoại giao, chính trị, dân số, môi trường, cung cấp lương thực và năng lượng, an ninh trong nước.

Ông Michael Beckley, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Tufts, Hoa Kỳ, người đã nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các cường quốc trong nhiều năm, đặc biệt là giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trước đây đã từng làm việc tại Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, cũng như các tổ chức tư vấn như RAND Corporation và Carnegie Foundation vì Hòa bình Quốc tế. Và giờ ông tiếp tục cố vấn cho cộng đồng tình báo Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Ông Beckley đã kết luận qua nhiều năm nghiên cứu của mình rằng, hành vi hung hăng của chính quyền Trung Quốc cả trong nội bộ và bên ngoài trong những năm gần đây là bởi vì ĐCSTQ thấy mình đang ở trong một tình huống khó khăn và cố gắng vượt qua nó một cách khiên cưỡng. Ông chỉ ra rằng việc chính quyền Trung Quốc đồng thời gây thù chuốc oán với bên trong lẫn bên ngoài không phải chỉ xuất hiện kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, mà cả trước khi ông Tập lên nắm quyền, và nó xuất hiện cùng lúc với sự chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.

Ông Beckley nhấn mạnh rằng sức mạnh quốc gia dường như hùng mạnh của Trung Quốc chỉ là ảo tưởng. Trong cuốn sách có tựa “Không thể thay thế: Tại sao nước Mỹ sẽ còn lại siêu cường duy nhất trên thế giới” cũng như trong các bài báo đăng trên các phương tiện truyền thông khác nhau, ông đã so sánh với Hoa Kỳ. Theo đó, Bắc Kinh phải đối mặt với hàng loạt điểm yếu về kinh tế, ngoại giao, chính trị, dân số, môi trường, cung cấp lương thực và năng lượng, an ninh trong nước.

Trả lời phỏng vấn Đài tiếng nói Hoa Kỳ, ông Beckley nói rằng đặc điểm của chế độ độc tài của ĐCSTQ là có thể nhanh chóng huy động nhân lực và vật lực để xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn, buộc nông dân phải di dời và xây dựng các thị trấn ma mà chính quyền mong muốn. Về mặt quân sự, ông Tập Cận Bình có thể ban hành các chỉ thị để cho phép các công ty công nghệ phục vụ quân đội của ĐCSTQ và các bộ phận an ninh của ĐCSTQ. Ngược lại, Tổng thống Hoa Kỳ không thể buộc Google cung cấp công nghệ mới nhất cho quân đội Hoa Kỳ.

Ông Beckley cho rằng nhưng xét về xu hướng dài hạn, về mặt phát triển kinh tế bền vững trong vòng vài thập niên, về mặt ngoại giao và đối nội, tạo ra các chính sách ổn định hơn, thiết lập một thế trận quân sự bền vững hơn, hay đơn giản là về việc “không mắc những sai lầm thảm khốc”, các chế độ dân chủ thực hiện tốt hơn các chế độ độc tài.

Ông nói lý do rất đơn giản. Bởi vì các chế độ dân chủ có tính cạnh tranh, nên luôn có những đảng đối lập cố gắng chỉ trích bạn, cố gắng tìm ra cách làm tốt hơn đảng cầm quyền. Có một số lý do dẫn đến sự sụp đổ kinh tế của Liên Xô. Bởi vì nền kinh tế do chính phủ lãnh đạo không làm tốt trong đổi mới và khởi nghiệp.

Trung Quốc không giành được quyền kiểm soát Biển Đông

Trung Quốc gần đây đã gia tăng các hành động khiêu khích ở Biển Đông, điều này đã gây nên sự chú ý của cộng đồng quốc tế. Ông Beckley tin rằng chính quyền Trung Quốc đã không củng cố quyền kiểm soát của mình đối với khu vực. Trên thực tế, điều đó là không thể, bởi vì Biển Đông rộng lớn, và Trung Quốc chỉ chiếm bảy hòn đảo nhỏ và bãi đá ngầm. Trung Quốc có một số lượng tàu chiến hạn chế và không thể củng cố quyền kiểm soát của mình ở đó.

Ông Beckley cũng nói rằng, theo một nghĩa quan trọng hơn, mặc dù Trung Quốc đã đạt được những lợi ích ngắn hạn, nhưng nó đã khiến không chỉ các quốc gia xung quanh Biển Đông, mà cả các quốc gia khác ở các khu vực khác và thậm chí các quốc gia châu Âu phải gửi tàu chiến đến Biển Đông, để tuyên bố với ĐCSTQ rằng hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đều công nhận rằng có một tuyến đường thủy quốc tế.

“Nếu Trung Quốc muốn sử dụng vũ lực để củng cố quyền kiểm soát của mình, họ sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, và có thể vấp phải sự phản đối của hơn một chục quốc gia hùng mạnh do Hoa Kỳ dẫn đầu”, ông nói.

Lý thuyết “đông lên tây xuống” là vô lý

Đối với những gì ông Tập Cận Bình nói là xu hướng chung của thế giới ngày nay cái gọi là “đông lên tây xuống”, thậm chí còn vô lý hơn theo quan điểm của Beckley.

Ông Beckley đã viết trên tạp chí “Foreign Policy” vào tháng 12 năm 2020 rằng: “Trung Quốc với tư cách là một cường quốc đang trỗi dậy đã bước vào một thời kỳ đặc biệt nguy hiểm – nó có khả năng phá vỡ trật tự hiện tại, nhưng cơ hội hành động là rất hẹp …

“Kể từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung Quốc đã giảm hơn một nửa, và năng suất lao động giảm 10%. Đồng thời, nợ đã tăng gấp 8 lần, đạt 335% tổng sản phẩm quốc nội  vào cuối năm 2020. Trung Quốc có rất ít hy vọng đảo ngược những xu hướng này, bởi vì trong 30 năm tới, Trung Quốc sẽ mất 200 triệu người trưởng thành trong độ tuổi lao động và thêm 300 triệu người lớn tuổi. Khi tăng trưởng kinh tế giảm, nguy cơ bất ổn xã hội và chính trị gia tăng, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc hiểu điều này nguy hiểm thế nào. Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về khả năng có thể xảy ra sự tan rã theo kiểu Liên Xô, trong khi giới thượng lưu của Trung Quốc đang chuyển tiền và gia đình của họ ra nước ngoài”.

Trong cuốn sách của mình, ông Beckley đã nêu những viễn cảnh nghiệt ngã mà Trung Quốc phải đối mặt. Ông nói, “Đến năm 2050, Trung Quốc sẽ mất 1/3 lực lượng lao động. Già hóa dân số nhanh hơn bất kỳ xã hội nào trong lịch sử. Tỷ lệ người lao động trên người về hưu đã tăng từ 8: 1 hiện nay lên 2: 1. Các tổ chức của chính phủ ngập tràn tham nhũng, kìm hãm sự đổi mới, và cản trở cải cách sau những sai sót về chính sách. Đồng thời tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm do khai thác quá mức và ô nhiễm”.

Ông chỉ ra rằng trong khi ĐCSTQ đang đối mặt với nhiều thách thức trong nước, môi trường bên ngoài cũng đang xấu đi. Ở Biển Đông, tình hình không chỉ dấy lên sự phản đối của các nước láng giềng mà còn làm dấy lên sự phản đối của các nước châu Âu.

Khi so sánh sức mạnh quốc gia toàn diện của các cường quốc trên thế giới, Beckley kết luận từ nghiên cứu của mình rằng các tài liệu nghiên cứu liên quan cho đến nay đã đo lường không chính xác sức mạnh quốc gia. “Hầu hết các nghiên cứu sử dụng một số chỉ số kinh tế rộng và nguồn lực quân sự để đánh giá sức mạnh quốc gia. Ví dụ: sử dụng tổng sản phẩm quốc nội và chi tiêu quân sự để đánh giá. Các chỉ số này cộng các nguồn lực của các quốc gia có liên quan, nhưng không trừ đi chi phí mà các quốc gia đó phải trả để kiểm soát, bảo vệ và cung cấp dịch vụ cho người dân của họ. Do đó, theo cách đánh giá thông thường này, các chỉ số đo lường “sẽ phóng đại sức mạnh quốc gia của các quốc gia nghèo và đông dân như Trung Quốc và Ấn Độ. Các quốc gia này có năng lực sản xuất lớn và quân đội khổng lồ, nhưng các quốc gia này cũng phải chịu gánh nặng về an ninh và phúc lợi khổng lồ, gánh nặng tiêu tốn nhân lực và vật lực của họ”.

Sức mạnh của Trung Quốc là viển vông

Ông Beckley chỉ ra rằng ngay cả trong lĩnh vực sức mạnh quân sự mà nhà cầm quyền Trung Quốc đầu tư nhiều nhất, thì cái gọi là sức mạnh của Bắc Kinh là ảo tưởng so với Hoa Kỳ và không thể công khai. Ông đã viết trong cuốn sách “Không thể thay thế: Tại sao Hoa Kỳ sẽ tiếp tục trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới” rằng:

“Khả năng của các hệ thống vũ khí của Trung Quốc trung bình chỉ bằng khoảng một nửa của Hoa Kỳ; binh lính, phi công và thủy thủ hải quân của Trung Quốc chỉ được đào tạo chưa bằng một nửa của lính Mỹ, với kinh nghiệm hoạt động hạn chế và thiếu kinh nghiệm chiến đấu thực tế; Chi phí cho quân nhân Trung Quốc cao hơn Hoa Kỳ ít nhất 25%”.

Những người trong hệ thống ĐCSTQ cũng đã tiết lộ bản chất của ĐCSTQ. Vào đêm trước ngày lễ kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCSTQ ngày 1/7, bà Thái Hà, giáo sư đã nghỉ hưu của Trường Đảng Trung Trung Quốc, kêu gọi Hoa Kỳ từ bỏ hy vọng “ngây thơ” của họ về 40 năm gắn bó với Trung Quốc, và cảnh báo rằng giới lãnh đạo của ĐCSTQ thực sự chỉ là một con hổ giấy, mong manh hơn những gì Mỹ nghĩ.

Related posts