Thủ hiến của tỉnh đông dân nhất Malaita ở Quần đảo Solomon, ông Daniel Suidani, người từng từ chối thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và cũng từ chối cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, đã đến Đài Loan để chữa bệnh vào tháng 6. Ông Suidani gần đây đã tiết lộ với truyền thông nước ngoài rằng chính quyền Trung Quốc một lần nữa đã lấy lợi ích để dẫn dụ ông, nhưng đã bị ông thẳng thừng từ chối.
Ông Suidani đã đến Đài Loan để hoàn thành thành việc cắt bỏ khối u, mới đây ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Sky News của Úc rằng chính quyền Trung Quốc hứa sẽ hối lộ ông khi ông làm thủ tướng vào năm 2019 để đổi lấy việc Solomon cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, nhưng đáp lại là sự từ chối thẳng thừng của ông. Tuy nhiên, sau khi đảng đối lập giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử cùng năm, họ đã lập tức chuyển hướng sang ĐCSTQ để thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Khi được hỏi liệu có phải việc Trung Quốc sử dụng thủ đoạn hối lộ tương tự để khiến chính phủ mới của Solomon thay đổi quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh? Ông Suidani kín đáo cho rằng mình không biết chuyện gì đã xảy ra, nhưng điều chắc chắn là chính phủ mới của Solomon đã thay đổi quan điểm của mình mà không phản ánh ý nguyện người dân cả nước. Với sự thay đổi ngoại giao đột ngột ở Solomon, nhiều người lo ngại quan hệ kinh tế với Trung Quốc sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát.
Vào ngày 21/9/2019, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và Bộ trưởng Ngoại giao Quần đảo Solomon Jeremiah Manele đã ký thông cáo chung về việc thiết lập quan hệ ngoại giao tại Bắc Kinh.
Ông Suidani tuyên bố rằng ông kiên quyết bác bỏ hành vi hối lộ của ĐCSTQ vì ông là đại diện của tỉnh Malaita và ông đứng về phía người dân. Tỉnh Malaita có các giá trị và nguyên tắc dân chủ mà ông tin tưởng và ông cũng tin tưởng vào một Đài Loan tự do và dân chủ, bởi vì cả hai bên đều có những giá trị chung.
Sau khi ông Suidani trở thành thủ hiến, ông đã hứa với người dân rằng ông sẽ từ chối tất cả các khoản đầu tư của Trung Quốc ở đó. Đồng thời, ông thiết lập quan hệ đối tác chặt chẽ với Đài Loan, do đó ông và chính phủ mới của Solomon vốn ủng hộ chính sách “Một Trung Quốc” đã có xung đột.
Chỉ 6 tháng trước, ông được chẩn đoán mắc bệnh u não và dự định sang Úc điều trị, tổng chi phí lên tới 100.000 đô-la Úc (khoảng 74.500 đô-la Mỹ). Ông Suidani không có khả năng chi trả nên đã tìm đến Thủ tướng đương nhiệm Manasseh Sogavare để được giúp đỡ. Chính phủ Solomon tuyên bố rằng điều kiện viện trợ là bắt tay với những người thân Bắc Kinh, nhưng ông Suidani từ chối vì cho rằng điều này tương đương với việc bắt tay với ĐCSTQ.
Về việc ông Suidani không có khả năng chi trả chi phí y tế cao, ĐCSTQ cũng chủ động tuyên bố rằng chỉ cần ông công khai đứng về phía ĐCSTQ, ông sẽ có thể nhận được hỗ trợ y tế, nhưng ông Suidani cũng từ chối. Sau đó, có thông tin cho rằng chính phủ bà Thái Anh Văn của Trung Hoa Dân Quốc sẵn sàng giúp đỡ và mời ông đến Đài Loan để chữa bệnh. Ngày 26/5 ông đã đến Đài Loan, sau khi được cách ly 2 tuần, ông đã được đội ngũ y tế của Đài Loan tận tình điều trị.
Về việc ông Suidani lựa chọn đến Đài Loan để chữa bệnh, Đại sứ quán Trung Quốc tại Solomon tuyên bố rằng họ kiên quyết phản đối bất kỳ hình thức trao đổi chính thức nào giữa các quốc gia với Đài Loan. Bộ Ngoại giao Đài Loan nhấn mạnh rằng dựa trên các cân nhắc nhân đạo, ông Suidani thực sự có nhu cầu y tế khẩn cấp. Chuyến đi này hoàn toàn là để chữa bệnh và không có mục đích nào khác.
Mặc dù quan hệ ngoại giao của Solomon với Đài Loan đã thay đổi vào năm 2019, nhưng ông Suidani nhất quyết đứng lên ủng hộ Đài Loan và từng bị các dân biểu thân Trung Quốc dụ dỗ bằng tiền hối lộ để tìm kiếm sự ủng hộ thiết lập quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ, nhưng ông từ chối. Ông Suidani thậm chí còn khẳng định rằng tỉnh Malaita sẽ tiếp tục duy trì quan hệ với Đài Loan, và kiên quyết từ chối các kế hoạch đầu tư của ĐCSTQ vào tỉnh Malaita, một hòn đảo đông dân nhất của Solomon.