Gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bị bao vây tứ phía bởi Hoa Kỳ và các nước đồng minh. Về chính trị và kinh tế, ĐCSTQ đang khốn đốn co cụm phòng thủ, nhưng hệ thống tuyên truyền đối ngoại quy mô lớn của Bắc Kinh vẫn khuếch trương giọng điệu…
Có hai điểm mang tính đại biểu cho việc này. Thứ nhất là phản ứng bất thường của ĐCSTQ trong vụ tấn công khủng bố ở Pakistan. Thứ hai là những người nổi tiếng trên internet ngoại quốc kể ‘những câu chuyện tốt đẹp về Trung Quốc’ đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới truyền thông nước ngoài.
Bối cảnh nổ xe bus ở Pakistan…
Vụ việc diễn ra vào ngày 14/7, ở gần thành phố Dasu – tây bắc Pakistan, một chiếc xe bus chở một số kỹ sư Trung Quốc đến nhà máy thủy điện địa phương bị phát nổ và sau đó rơi xuống vực khiến 13 người thiệt mạng, trong đó có 9 người Trung Quốc.
Cùng ngày, người phát ngôn bộ ngoại giao của ĐCSTQ tuyên bố rằng: đây là một vụ ‘tấn công bằng bom’. Còn Bộ Ngoại giao Pakistan nói rằng, đây là vụ nổ do rò rỉ xăng. Tuy nhiên, ngày 15/7, Bộ trưởng Thông tin Pakistan lại bày tỏ rằng, việc này không loại trừ khả năng xảy ra tấn công khủng bố.
Đến ngày 16/7, gió mây đã đổi chiều. Thủ tướng Trung Quốc là Lý Khắc Cường tuyên bố công khai rằng: đây là một cuộc ‘tấn công khủng bố’ và có cuộc điện đàm với Thủ tướng Pakistan. Bộ trưởng Bộ Công an Trung Quốc là Triệu Khắc Chí tuyên bố vào ngày 17/7 rằng: Tập Cận Bình đã đưa ra chỉ thị quan trọng. Sau đó ông Triệu có một cuộc gọi khẩn cấp gặp Bộ trưởng Nội vụ Pakistan nói rằng “các chuyên gia điều tra tội phạm đã được cử đến Pakistan để hỗ trợ”.
Chúng ta biết rằng trong những năm gần đây, công dân Trung Quốc bị tấn công ở nước ngoài không phải chuyện hiếm. Những sự việc này thông thường liên quan đến hành vi chính trị và kinh tế của ĐCSTQ ở khu vực đó.
Trong quá khứ, ĐCSTQ luôn ‘nhỏ giọng’ về những sự việc như vậy, hầu như không bao giờ quan tâm đến tình hình Hoa kiều ở hải ngoại. Sự cố ‘bài Hoa’ gây hậu quả nghiêm trọng ở Indonesia năm 1998, ĐCSTQ giữ thái độ im lặng. Gần đây có cuộc bạo động ở Nam Phi, ĐCSTQ đã ‘nhìn như không thấy’ trước những vụ việc các doanh nghiệp Trung Quốc bị cướp và đốt phá nhà xưởng. Nhiều nhất thì họ phát đi một tuyên bố hời hợt cho xong chuyện.
Nhưng tại sao lần này ĐCSTQ lại coi trọng vụ đánh bom ở Pakistan đến như vậy? Ngay cả Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường cũng xuất đầu lộ diện với tư thế ‘có tổ quốc sau lưng các bạn’ như kịch bản trong phim ‘Chiến lang’.
ĐCSTQ muốn ‘thương dân’ để giống anh cả Hoa Kỳ?
Hai loại đãi ngộ giữa Nam Phi và Pakistan đã nói rõ: Điều ĐCSTQ quan tâm không phải là tính mệnh và tài sản người của người dân. Mục tiêu mà ĐCSTQ quan tâm chính là ‘lợi ích của đảng’.
Vụ tấn công khủng bố ở Pakistan đột nhiên nhận được nhiều sự quan tâm, bởi vì ĐCSTQ phát hiện ‘chỗ lợi’ này có thể khai thác.
ĐCSTQ muốn khai thác và phát huy điều gì? Đó là một hình ảnh mà ĐCSTQ đã cố gắng tô vẽ trong nhiều năm gần đây: Một ‘nước lớn’ có quyền thực thi pháp luật trên thế giới!
Điểm này đã được tiết lộ đầy đủ trong bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu, theo đó, Hồ Tích Tiến công khai tuyên bố rằng: “Mặc dù Pakistan là một quốc gia có chủ quyền, nhưng nếu tình hình an toàn của người Trung Quốc bị xấu đi, phía Trung Quốc không thể thả tay để việc đó cho phía Pakistan, mà sẽ hỗ trợ và ‘tham dự’ chặt chẽ”. Ý ‘tham dự’ của ĐCSTQ chính là bao gồm các cuộc điều tra của Bộ Công an và Quân đội đặc chủng của Trung Quốc nhằm truy sát các phần tử khủng bố.
Trên thực tế, ĐCSTQ tìm cách nguỵ tạo quyền lực thực thi pháp luật ở Pakistan. Nói trắng ra, ĐCSTQ ‘copy’ cách làm của người Mỹ. Nó muốn mượn quyền chấp pháp của quốc gia mình, để thể hiện ra nước ngoài, cố ý làm nổi bật khả năng quản trị toàn cầu của thế lực này. Mục đích nhằm thúc đẩy chương trình nghị sự toàn cầu hoá của Tập Cận Bình. Còn đối với ông Tập mà nói, đây là tiêu chí của ‘lãnh tụ toàn cầu!’.
Chính phủ Hoa Kỳ đặt việc bảo vệ công dân của mình trên thế giới lên hàng đầu. Đây là một trong những chỉ số quan trọng để đại chúng thừa nhận Hoa Kỳ xứng đáng là nhà lãnh đạo thế giới. Họ có phương châm là ‘dù xa cũng phải đem quân giải giáp’.
Đối với ĐCSTQ, Nam Phi thực sự rất xa. Nếu ĐCSTQ muốn đem quân đến để bảo vệ người dân Trung Quốc thì ‘cái được chẳng bõ cho cái mất’, cho nên ĐCSTQ không quan tâm đến người nước mình ở Nam Phi. Người Trung Quốc nơi ấy chỉ có thể dựa vào sức lực bản thân để tự bảo vệ.
ĐCSTQ lợi dụng tâm lý ‘sính ngoại’ để tuyên truyền tẩy não
Gần đây những ‘người nổi tiếng trên Internet ngoại quốc’ càng ngày càng thu hút nhiều sự chú ý ở nước ngoài. Đây là gọi là ‘đội quân 50 xu ngoại quốc’ – một bộ phận kết cấu tuyên truyền quy mô lớn của ĐCSTQ.
Tháng 6 vừa rồi, truyền thông Đức là Die Welt (Thời báo Thế giới) đã đăng một bài báo với tiêu đề ‘Tuyên truyền viên bí mật của Trung Quốc’. Trong bài viết, tác giả đã lấy một cô gái 21 tuổi năng động người Đức là Navina Heyden trên Twitter làm ví dụ để tiết lộ cách mà ĐCSTQ sử dụng mạng xã hội này hoặc những người nước ngoài có ảnh hưởng trên Youtube để do đóng vai người tuyên truyền cho ĐCSTQ.
Sau đó ngày 11/7, BBC đã công bố một bài báo tương tự, chỉ rõ tên cha con Lee và Oli Barett đã phục vụ như những ‘nhà văn đặc biệt’ cho phương tiện truyền thông của ĐCSTQ là CGTN (China Global Television Network – Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc). Mặc dù họ thừa nhận rằng họ chưa bao giờ đến Tân Cương, nhưng họ vẫn tuyên bố trong video là… ‘không có cuộc đàn áp chủng tộc ở Tân Cương’.
Đội quân năm mươi xu nước ngoài này có quy mô lớn như thế nào? Bản thân CGTN đã công khai tuyên bố trên trang web của mình: Hiện tại truyền thông đảng có hơn 700 ‘nhà văn đặc biệt toàn cầu’ trên khắp thế giới. CGTN cung cấp cho họ ‘sự công nhận quốc tế’ và ‘tiền thưởng’ với điều kiện: những ‘nhà văn’ này phải tuân thủ các tiêu chuẩn của ĐCSTQ.
Mua chuộc đội ’50 xu ngoại quốc’: nhất tiễn song điêu
Có hai bối cảnh cho sự xuất hiện của đội ’50 xu ngoại quốc’. Thứ nhất, vào tháng 4, Tập Cận Bình đã đề xuất minh xác rằng phải điều chỉnh phương thức công tác ngoại giao, chính là yêu cầu truyền bá trong – ngoài, kể câu chuyện tốt về Trung Quốc, xây dựng lại ‘hệ thống diễn ngôn để giao tiếp với bên ngoài’, cuối cùng ‘nắm giữ quyền phát biểu quốc tế’.
Thứ hai là từ Hoa Kỳ đến châu Âu, họ coi CGTN như ‘đặc vụ nước ngoài’ của ĐCSTQ, do đó hiệu quả tuyên truyền của nó bị hạn chế nhiều. Vậy nên CGTN bỏ tiền để mua đội quân ’50 xu ngoại quốc’ mà có thể đạt được ‘một mũi tên trúng hai đích’. Một mặt, nó đã xây dựng hệ thống diễn ngôn mới để tuyên truyền đối ngoại. Mặt khác nó vượt qua được hạn chế là ‘đặc vụ nước ngoài’ do phương tây gắn nhãn.
Tổng hợp lại những thông tin này, chúng ta thấy rằng ĐCSTQ đang phát động một làn sóng tấn công tuyên truyền đối ngoại quy mô lớn. Đặc điểm nổi bật của nó là lợi dụng tâm lý ‘sính ngoại’ của người dân trong nước để tìm những gương mặt ngoại quốc làm cái loa cho ĐCSTQ. Nói cách khác, đây chính là tuyên truyền ra bên ngoài mà đạt được tẩy não bên trong.
*Theo bài bình luận của học giả Đường Tĩnh Viễn đăng trên Viễn kiến khoái bình (Nhìn xa bình nhanh) ngày 20/7.