Du Uyên
Chính quyền TP.HCM và nhiều tỉnh khác vừa ra lệnh “phong thành” theo “chỉ thị 16” một cách nghiêm ngặt – cấm mở hàng quán,họp chợ, cấm bán đồ ăn mang đi, cấm xe ôm (truyền thống lẫn công nghệ), cấm taxi, xe khách… ai ra đường không rõ lý do cần thiết sẽ bị phạt tiền… Đáng nói là, quyết định này chỉ ra sau hai ngày chính quyền bác bỏ “tin đồn” là Sài Gòn sẽ… phong thành.
* Từ Facebook Dũng Thế Vũ
Vụ nâng cấp cách ly Sài Gòn lần này, mọi người bàn tán so sánh giống vụ đổi tiền hồi năm 1985. Kiểu: mấy ngày trước đổi tiền, tin đồn khắp nơi, khi dân chúng nháo nhào lo lắng thì quan chức lên TV khẳng định không có đổi tiền. Chỉ ngày sau thì đổi tiền thật.
Hồi đó mình còn bé, nhưng vẫn nhớ cảnh tượng mấy ngày hôm đó. Các gia đình đổ xô đi mua hàng hóa, mua được cái gì là mua, bất kể. Vì sao? Lúc đó mình cũng không hiểu. Ngày đổi tiền mới hiểu. Hình như 1 đồng tiền mới bằng 10 đồng tiền cũ. Tuy nhiên, mỗi gia đình chỉ được đổi một số lượng tiền giới hạn. Như vậy, ai có nhiều tiền là coi như mất trắng. Giải pháp của những người có tiền là nhờ vả những gia đình không có tiền để đổi và đi mua hàng hóa để giảm bớt thiệt hại về tài sản. Nhiều gia đình (nghe đồn, làm gì có tin chính thức) bị mất rất nhiều tiền.
Ðổi tiền khi đó trên phương diện chính thức là một phương pháp giảm lạm phát phi mã. Nhưng về bản chất có lẽ là một kiểu “đánh tư bản” – một cách nghĩ rất phổ biến thời đó? Lấy bớt tài sản của người giàu, nhưng có chia cho người nghèo không là chuyện chưa rõ.
Ðổi tiền, sau này, vì thế trở thành một khái niệm rất đáng sợ của người dân. Thói quen tích trữ vàng, USD, và các tài sản có giá khác ngoài VNÐ có lẽ cũng có một phần nguyên nhân từ đây. Và tin đồn dân gian cũng trở nên có vị trí đáng kể trong đời sống xã hội. Chứ chẳng phải dân ta dân trí kém, hay thích đồn nhảm.
Gọi là, một lần thất tín vạn lần ngờ! Uy tín và niềm tin của cộng đồng là nền tảng cực kỳ chủ chốt đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng.
* Từ Facebook Phương Trần
Mình trở về nhà khi đồng hồ sắp sửa sang ngày mới, toàn thân rệu rã, đổ gục xuống ngủ mê man mà chẳng kịp tắm rửa gì ráo trọi. Ba ngày qua mình và bạn bè như đánh trận, từ tranh thủ quần thảo khắp nơi gom mua nhu yếu phẩm, vừa đi giao hàng bất kể nắng mưa, và còn phải tranh thủ từng giờ, từng phút đi trao quà cho kịp giờ G.
Một lần nữa Việt cộng đánh úp người dân. Các chợ đầu mối đóng cửa, hàng loạt chợ truyền thống đóng cửa, siêu thị và các cửa hàng tiện lợi như có bão quét qua, người dân giành giật mua tất cả những gì có thể ăn bất chấp giá cả. Ðó là nếu họ may mắn có tiền để mua.
Từ 0 giờ đêm nay sẽ không còn xe ôm truyền thống, xe ôm công nghệ, hàng ăn bán mang đi cũng phải dẹp, vé số, ve chai, hàng rong cũng cùng cảnh ngộ. Bếp ăn từ thiện, cứu cánh cuối cùng của người nghèo chính thức khép lại trong 2 tuần. Người dân không được ra đường khi không có tình huống khẩn cấp nếu không thì hãy chuẩn bị sẵn 3 triệu Hồ tệ mà đóng phạt.
Năm 2020 khi dịch bùng ở Vũ Hán, thế giới thảng thốt nhìn Trung cộng đóng đinh lên cửa nhà người bị nhiễm cúm Tàu thì bây giờ 2021, chúng ta chứng kiến Việt cộng giăng dây và canh gác trước nhà người bệnh mà không buồn quan tâm họ sẽ đói no thế nào, sống chết ra sao. Thậm chí với chỉ thị 16+ này, chúng mạnh tay chặn đứng mọi sự giúp đỡ giữa người dân với nhau một cách triệt để. Sự man rợ này thì đến ác quỷ thời nguyên thủy cũng phải chào thua.
Gói cứu trợ 62,000 tỷ năm ngoái (gần đây tiếp tục gói 26,000 tỷ) vẫn còn trên tivi nhưng chúng mặt dày như thớt ngày ngày nhắn tin xin tiền dân cho quỹ vaccine rồi nói là “tiền nhàn rỗi”. Chúng có thể vung tay thưởng nóng cho đội tuyển bóng đá hàng tỷ bạc, thậm chí buổi lễ ra mắt quỹ vaccine cũng ngốn đến hàng tỷ Hồ tệ để thỏa mãn thói thủ dâm tinh thần. Thế nhưng chỉ 50,000 đồng/người/ngày lại phải mất 3 tuần mới có thể tới tay người lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch. Ðó là trên mặt báo còn thực tế thì… chưa biết. Với những người vừa ráo mồ hôi là hết tiền thử hỏi họ sẽ sống sót như thế nào đây? Chưa dừng ở đó đảng còn mạnh tay tăng giá xăng, công bố EVN vẫn lãi kỷ lục. Ðảng vẫn hân hoan, chỉ có dân là toang. Toang hoác.
Sài Gòn bắt đầu “phong thành”, người dân chỉ được ra đường khi “cần thiết”. Nơi nơi ở Sài Gòn đều bị “băng bó” bằng dây nhợ, rào cản, chốt chặn (chạy bằng cơm)… Khi đi qua mỗi cái “chốt” đó, dân sẽ bị lực lượng chức năng xét hỏi, dân phải chứng minh việc ra đường của mình là cần thiết và chính đáng với họ, nếu không thì có thể bị phạt từ 1 – 3 triệu đồng, nhẹ thì đuổi về. Có nhiều người đã bị phạt làm gương rồi, như 4 người đi bộ ở công viên Gia Ðịnh đã bị phạt 8 triệu.
Nhưng tôi thấy, đa số người dân bây giờ ra đường không lo việc là sẽ bị phạt bằng việc phải tiếp xúc gần với người đòi phạt. Những “đối tượng” này, trước khi dịch đến, người ta đã “sợ” khi gặp phải rồi! Sợ gì thì chắc quý vị cũng đã hình dung được. Còn lý do khiến người dân sợ gặp họ lúc này thì nhiều vô kể, tôi chỉ nêu vài ví dụ:
- Bị lây bệnh từ họ, vì đứng “canh chốt”, họ là những người tiếp xúc với người khác nhiều nhất. Cũng là “nguồn” nhận và trao virus cúm Vũ Hán lúc này (nếu có ai đó nhiễm).
- Rất khó khăn khi phải giải thích cho họ hiểu, cái “chính đáng” và “cần thiết” của lý do mà dân đưa ra, khi muốn ra ngoài. Ðiều này khá cảm tính và đòi hỏi cái «tâm» của người «canh chốt». Ví dụ như câu chuyện dưới đây (từ báo Tuổi Trẻ online, trang tin lớn nhất nhì trong nước):
Khoảng 2 giờ chiều ngày 9-7, tại một chốt kiểm soát tại quận Gò Vấp (nơi này nối quận 12 và quận Gò Vấp), ông Bùi Văn Lợi (50 tuổi, ngụ quận 12) cho biết sống ở quận 12, mới mua một căn nhà ở quận Gò Vấp và nuôi một con chó để trông nhà. Ðầu giờ chiều nay (9-7), ông mang cơm qua cho chó ăn thì bị Cảnh sát giao thông nói lý do không chính đáng, buộc ông phải quay về quận 12.
“Mấy anh công an nói nếu tôi có hộ khẩu ở Gò Vấp thì được vào, nhưng cũng không được quay ra lại, trừ phi nằm trong trường hợp cấp thiết. Nhưng tôi lại có hộ khẩu ở quận 12, giờ tôi không vào được Gò Vấp, con chó không có cơm ăn, chắc nó đói”, ông Lợi kể.
Lý giải về trường hợp này, Cảnh sát giao thông tại chốt giải thích: “Các mục thiết yếu theo chỉ thị 16 đã giải thích rõ, các trường hợp thật sự cần thiết ra ngoài là mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác. Trường hợp trên là không chính đáng nên không giải quyết cho qua được”.
Tôi không biết ở các nước, tánh mạng và cái bụng của một con chó như thế nào trong mắt các nhà chức trách? Nhưng tôi tin, nếu việc này xảy ra ở một xứ «giãy chết» nào đó, nó sẽ được giải quyết thỏa đáng và nhân đạo hơn. Chứ không cứng nhắc như trên.
- Tôi không biết sắp tới có tình trạng “đút lót” để “thông chốt” hay không, nhưng rõ ràng điều này đã có tiền lệ. Chuyện mua-bán/làm giả giấy xét nghiệm cúm Vũ Hán đã xảy ra và đã được lên báo, là một người dân, tôi có quyền nghi ngờ sự “không trong sáng” của những người “canh chốt” hiện nay.
Cái vụ cấm dịch vụ ăn uống mang về đúng là bắt dân nhịn đói thật, có tác dụng ngay ngày đầu tiên thành phố “lockdown”. Con của người bạn mình đang trọ học bên Gò Vấp. Cháu ở Ký túc xá tư nhân. Chỗ này chỉ cho sinh viên ở, không có nhà bếp, không có đồ nấu ăn. Mình vừa nhắn tin hỏi cháu tình hình hôm nay thế nào. Cháu nói ăn mì tôm. Kiểu này ăn mì tôm 15 ngày sao chịu thấu!
Thành phố này biết bao khu trọ có hoàn cảnh như trên. Ðâu phải chỗ nào, nhà nào cũng có điều kiện nấu ăn. Biết bao nhiêu sinh viên, người lao động ở trọ những nơi chủ nhà không cho nấu ăn, hoặc không có nhà bếp. Ngay như ở khu chung cư mình, đầy những chàng trai độc thân sống trong căn hộ hiện đại nhưng cũng đâu có đồ làm bếp!
Trước tình thế này, Uỷ ban TP.HCM chỉ đạo Sở Công thương yêu cầu các hệ thống phân phối hàng hóa trên địa bàn tăng hàng cung ứng thực phẩm chế biến sẵn. Chữa cháy kiểu này cũng như không. 15 ngày tới nhiều người sẽ phải gồng mình nhai các loại «lương khô» như mì tôm, xúc xích, phô mai…
Sau đợt phong toả người dân đi chữa bệnh táo bón, trĩ, vàng da chắc cũng mệt!
* Từ Facebook Vicky Tuyen Nguyen
Khi nước Mỹ dẫn đầu con số người nhiễm COVID-19 trên thế giới, cũng có một số đứa ở Việt Nam nó cười hoan hỉ, nó cho là Việt Nam ngon hơn Mỹ rồi.
Giờ Saigon dẫn đầu con số người nhiễm trên cả nước thì cũng lại có một số đứa ở miệt ngoải nó bĩu môi khoái chí nó nghĩ chỗ của nó ngon hơn Saigon rồi.
Ðó là tâm thức của đứa đi xe đạp trong cơn nước lụt cảm thấy hạnh phúc khi nhìn mấy đứa đi xe hơi đang bị chết máy …
Nhưng sau cơn lụt thì mấy đứa đi xe hơi vẫn ngồi trên xe hơi hay đổi xe mới đẹp hơn còn đứa đi xe đạp nó vẫn tiếp tục đạp.
Vậy đi hen! Ráng đạp cho mau tới thiên đường nha mấy đứa… cái thứ gì mà 12 con giáp không giống con giáp nào ráo trọi.
Xin kết bài bằng một câu chuyện dễ thương, rất đậm “lòng Dân” Sài Gòn. Ðể minh chứng, dầu khó khăn, ngăn sông cấm chợ… thì người Sài Gòn vẫn đang tìm cách giúp nhau vượt qua những ngày thương khó, cả về vật chất lẫn tinh thần – không nói suông, không hô hào khẩu hiệu, không nâng quan điểm, không ngạo nghễ hay nhân danh bất cứ thứ gì…
* Từ Facebook Hanny Nguyen
Ngày đầu “phong thành”, xóm mình thì ổn nhưng vẫn có một anh trong xóm chở nguyên xe bán tải rau đến tặng láng giềng.
Theo ảnh, vấn đề không phải thiếu ăn mà là tinh thần. Ảnh mong rằng hành động này sẽ giúp mọi người an tâm hơn, bình tĩnh mà ở trong nhà.
Ông này ít nói, lầm lì. Hôm nay mới biết là ổng tình cảm. Mấy lần thấy ổng de xe thấy ghét, thôi cho Hanny xin lỗi!