Cập nhật tin thế giới trưa Chủ Nhật: Malaysia lập kỷ lục số ca nhiễm

Vũ Dương

Malaysia lập kỷ lục số ca nhiễm, virus lan tới Quốc hội 

The Straitstimes – Ngày 31/7, Malaysia ghi nhận 17.786 ca nhiễm virus corona mới, cao nhất từ đầu dịch COVID-19 tới nay.

Theo cập nhật của trang Worldometers tối 31-7, Malaysia đang có hơn 1,1 triệu ca nhiễm, cao thứ 28 trong số các quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới.

Trong khi đó, số ca tử vong do đại dịch ở nước này tăng thêm 165 ca, lên tổng cộng 9.024 ca. Tổng số ca khỏi bệnh ở Malaysia tới nay đã hơn 914.000 người.

Trước đó, hôm 29-7, Malaysia đã ghi nhận 11 ca nhiễm tại Quốc hội của nước này. 

Trong một thông báo ngày 31-7, một đại diện của Hạ viện Malaysia cho biết một cuộc họp quan trọng của Quốc hội nước này dự kiến diễn ra vào ngày 2-8 tới sẽ bị hoãn.

Theo Straits Times, hiện khoảng 23% dân số trưởng thành ở Malaysia đã được tiêm chủng đầy đủ, trong khi đó tỷ lệ tiêm một liều ở nhóm này đã nâng lên gần 50%.

Malaysia hy vọng sẽ tiêm chủng đầy đủ cho những người trưởng thành đủ điều kiện vào cuối tháng 10, vì sẽ có nhiều loại vắc xin hơn trong những tháng tới. 

Thủ tướng Muhyiddin Yassin cho biết các nhà chức trách dự kiến ​​sẽ sớm giảm bớt các hạn chế của COVID-19 đối với những người được tiêm chủng đầy đủ.

Nhiều bệnh nhân COVID-19 ở Indonesia chết tại nhà

The Straitstimes – Bất chấp những nỗ lực của chính phủ để hạn chế các ca nhiễm gia tăng và giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế đang quá tải, nhiều bệnh nhân COVID-19 ở Indonesia vẫn đang chết tại nhà.

Theo Straits Times, một phụ nữ 70 tuổi ở Indramayu, Tây Java, đã tử vong tại nhà vào ngày 24/7 trong khi tự cách ly, sau khi con gái 56 tuổi của bà chết vì sốt cao.

Theo nền tảng dữ liệu công dân LaporCovid-19, 2.705 bệnh nhân COVID-19 ở Indonesia đã chết tại nhà trong vòng hai tháng qua, khi họ không thể tiếp cận các bệnh viện điều trị  vì hệ thống y tế đã quá tải.

Sự gia tăng các ca nhiễm ở Indonesia đang gây căng thẳng nghiêm trọng cho hệ thống y tế, ngay cả khi các nhà chức trách cố gắng tăng diện tích ở các bệnh viện.

Quốc gia này hiện được coi là tâm chấn của đại dịch ở châu Á, Theo worldometter, ngày 31/7 Indonesia ghi nhận 37.284 ca nhiễm và 1,808 ca tử vong mới, nâng tổng số ca nhiễm ở quốc gia này lên hơn 3,4 triệu và 94.119 người đã tử vong. Số trường hợp hồi phục là hơn 2.7 triệu người

Sau trận lũ lụt nghiêm trọng, thành phố Trịnh Châu bùng phát dịch

SCMP – Sau trận lũ lụt lịch sử, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc tiếp tục đón nhận thách thức khác khi phát hiện dịch bệnh đã xâm nhập vào tỉnh này.

Theo báo SCMP, thành phố Trịnh Châu, nơi vừa hứng chịu trận lũ lụt nghiêm trọng đã ghi nhận một ca nhiễm virus corona mới không triệu chứng hôm qua 31/7. Trong cuộc họp khẩn sáng cùng ngày, Bí thư Trịnh Châu, Xu Liyi cảnh báo đợt bùng phát hiện tại “lây lan rất nhanh” và nhiều trường hợp nghi nhiễm đã được phát hiện. Quan chức này nói rằng tình hình chống dịch là rất nghiêm trọng và yêu cầu các cơ quan của thành phố cần phải nhanh chóng hành động để kiểm soát dịch bệnh.

Trung Quốc hôm qua công bố 55 ca nhiễm mới, gồm 25 ca nhập khẩu và 30 ca lây lan trong cộng đồng – tập trung hầu hết ở Giang Tô và Hồ Nam.

Mi Feng, phát ngôn viên của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, hôm qua nói rằng trong tháng 7, Trung Quốc ghi nhận 328 ca lây nhiễm cộng đồng trên cả nước, bằng tổng 5 tháng trước cộng lại. Có 14 tỉnh ghi nhận ca lây nhiễm cộng đồng mới, hầu hết là do biến chủng Delta nguy hiểm.  Tuy nhiên, giới quan sát đặt nghi vấn về con số này khi Trung Quốc có mật độ dân số đông đúc và chính quyền có lịch sử che dấu dịch bệnh.

Hiện dịch được cho bùng phát tại sân bay Lộc khẩu Nam Kinh, tại Giang Tô tới nay đã lan ra 26 thành phố khác, bao gồm ca cộng đồng đầu tiên ghi nhận ở Bắc Kinh trong 6 tháng qua.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, ít nhất 29 tỉnh thành tại Trung Quốc đã ra thông báo yêu cầu người dân giảm bớt các chuyến đi liên tỉnh không cần thiết. Một số thành phố ở các tỉnh như Chiết Giang và Phúc Kiến còn yêu cầu giáo viên và học sinh hủy các hoạt động đào tạo, trao đổi bên ngoài tỉnh trong mùa hè.

Hàng nghìn người Pháp biểu tình phản đối chứng chỉ tiêm chủng Covid

Người biểu tình đã tràn ngập các đường phố ở các thành phố và thị trấn trên khắp nước Pháp trong tuần thứ ba liên tiếp, khi người dân tiếp tục phản đối kế hoạch của chính phủ yêu cầu giấy thông hành sức khỏe để tham gia một số hoạt động bình thường.

Đám đông khổng lồ đã xuất hiện ở Paris vào thứ Bảy 31/7 khi cảnh sát chống bạo động cố gắng vây bắt những dòng người biểu tình dường như bất tận lấp đầy các con đường chính của thủ đô. Những người biểu tình hét lên “Tự do!” khi họ đi qua các đường phố của thành phố.

Có thời điểm, ẩu đả nổ ra và cảnh sát đã sử dụng hơi cay.

Bắt đầu từ ngày 9 tháng 8, công dân Pháp sẽ cần thẻ sức khỏe kỹ thuật số do chính phủ cấp để vào quán cà phê hoặc sử dụng một số hình thức giao thông công cộng. Các cá nhân sẽ cần ID để chứng minh rằng họ đã được tiêm phòng đầy đủ, đã được xét nghiệm âm tính với Covid-19 hoặc đã khỏi bệnh. Luật gây tranh cãi cũng khiến nhân viên y tế bắt buộc phải tiêm phòng. 

Kể từ ngày 21/7, chứng chỉ bắt buộc này cũng được yêu cầu khi tham quan bảo tàng, rạp chiếu phim và các địa điểm văn hóa khác với sức chứa hơn 50 người. 

Sau các cuộc biểu tình quy mô lớn vào đầu tháng này, chính phủ Pháp đã nhượng bộ một số quy định hà khắc, bao gồm giảm tiền phạt do vi phạm chế độ ID và đẩy lùi thời điểm chính sách có hiệu lực tại các trung tâm mua sắm.

Thái Lan dùng container lạnh trữ thi thể COVID-19

Reuters – Một nhà xác bệnh viện Thái Lan buộc phải dùng container lạnh trữ người chết do COVID-19 vì quá tải, biện pháp từng sử dụng sau sóng thần năm 2004.

Thái Lan ngày 31/7 báo ca nhiễm hàng ngày cao kỷ lục, với 18.912 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 597.287. Quốc gia này cũng ghi nhận 178 ca tử vong mới. Chính phủ Thái Lan cho hay biến chủng Delta chiếm hơn 60% ca nhiễm cộng đồng và 80% ca nhiễm ở Bangkok.

Nhà xác bệnh viện đại học Thammasat gần thủ đô Bangkok có 10 tủ đông, xử lý khoảng 7 ca tử vong mỗi ngày. Nhưng đợt bùng phát virus corona hiện nay khiến họ phải xử lý hơn 10 thi thể mỗi ngày.

Pharuhat Tor-udom, giám đốc bệnh viện, nói với Reuters rằng: “Chúng tôi không đủ chỗ nên phải mua hai container trữ thi thể”.

Mỗi container giá 7.601 USD. Ông nói thêm gần 20% thi thể không xác định được nguyên nhân tử vong sau đó phát hiện dương tính, khiến nhà xác và nhân viên y tế quá tải.

Vị này nói thêm: “Trong thảm họa sóng thần 2004, chúng tôi từng sử dụng container để trữ xác chờ khám nghiệm tử thi xác định danh tính. Nhưng chúng tôi chưa từng lặp lại điều này cho tới nay”.

Hiện các bệnh viện ở Bangkok và tỉnh lân cận đang hoạt động hết công suất do số ca nhiễm tăng vọt.

Thành viên Đảng Cộng Hòa trong Ủy ban Khoa học Hạ viện điều tra nguồn gốc COVID-19

The Epochtimes – Thành viên Đảng Cộng hòa trong Ủy ban Khoa học Hạ viện Mỹ thúc giục điều tra nguồn gốc COVID-19 

Thưa quý vị, các thành viên Đảng Cộng hòa trong Ủy ban Khoa học Hạ viện Mỹ hôm 30/7 đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra lưỡng đảng đối với nguồn gốc của COVID-19, với lý do chính quyền Trung Quốc từ chối chia sẻ thông tin chính về sự bùng phát của dịch bệnh.

Trong bức thư kêu gọi điều tra gửi tới Chủ tịch Ủy ban Eddie Bernice Johnson và Chủ tịch Tiểu ban Điều tra và Giám sát Bill Foster, các thành viên Quốc hội viết: “Chúng ta nợ người dân Mỹ và phần còn lại của thế giới, trong việc điều tra nguồn gốc của COVID-19 để chúng ta có thể chuẩn bị tốt hơn để ngăn chặn và ứng phó với các đại dịch trong tương lai”.

Trong tuyên bố, các đại diện Đảng Cộng hòa đã khen ngợi Ủy ban Khoa học về phiên điều trần Quốc hội vào ngày 14/7 về nguồn gốc virus, nhưng nhấn mạnh rằng, “Cần phải làm việc nhiều hơn nữa, đặc biệt là trong bối cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc từ chối chia sẻ thông tin về nguồn gốc của đợt bùng phát”.

Vào tháng 5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi các quan chức tình báo Mỹ điều tra nguồn gốc của COVID-19, bao gồm khả năng virus có rò rỉ trong phòng thí nghiệm hay không.

Hiện Tổ chức Y tế thế giới WHO đã kêu gọi một cuộc điều tra tiếp theo về nguồn gốc virus, bao gồm các nghiên cứu sâu hơn ở Trung Quốc cùng với các cuộc kiểm tra trong phòng thí nghiệm, điều mà các quan chức Trung Quốc gần đây đã bác bỏ.

Covid-19: WHO cảnh báo sẽ có nhiều biến thể nguy hiểm hơn Delta

Thu Hằng

image.png
Ông Michael Ryan, giám đốc đặc trách các vấn đề khẩn cấp của WHO, trong một cuộc họp báo tại Genève ngày 03/05/2020. REUTERS – Denis Balibouse

« Biến thể virus Delta nguy hiểm như bệnh thủy đậu » và « gây triệu chứng nghiêm trọng hơn những biến thể trước ». Cùng lúc với việc công bố một nghiên cứu về độ nguy hiểm của biến thể Delta được tiến hành tại Massachusetts (Hoa Kỳ), ngày 30/07/2021, Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) cũng cảnh báo phải hành động nhanh trước khi xuất hiện những biến thể khác, nguy hiểm hơn.

Theo AFP, những nhận định trên được nêu trong một tài liệu lưu hành nội bộ các Trung Tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) và dựa vào một nghiên cứu được tiến hành ở Provincetown, phía đông bang Massachusetts, nơi phát hiện gần 900 ca nhiễm Covid-19 sau lễ Quốc Khánh 04/07 dù có đến 3/4 số người tham gia sự kiện đã được tiêm chủng.

Nghiên cứu này tái khẳng định người được tiêm chủng vẫn có thể bị nhiễm biến thể Delta. Tuy nhiên, theo Celine Gounder, chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm đại học New York khi trả lời AFP, « người bị nhiễm sẽ có những triệu chứng nhẹ hơn, thậm chí là không có và họ có thể lây bệnh cho người khác ».

Những người bị nhiễm biến thể Delta có lượng virus nhiều hơn trong mũi và họng. Biến thể Delta có tốc độ lây nhiễm như bệnh thủy đậu, có nghĩa là một người bị nhiễm có thể lây trung bình cho 8 người, nhưng vẫn chưa lây lan bằng bệnh sởi.

Trong bối cảnh biến thể Delta chiếm tỉ lệ cao trong số những ca nhiễm Covid-19 tại nhiều nước trên thế giới, bác sĩ Mike Ryan, phụ trách các tình huống khẩn cấp của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, trong cuộc họp ngày 30/07/2021 tại Genève, đã cảnh báo những biến thể mới sẽ xuất hiện nếu các nước không phối hợp tiêm chủng :

« Virus trở nên hung hãn hơn, lan nhanh hơn. Điều này không thay đổi kế hoạch hành động của chúng ta nhưng buộc chúng ta phải triển khai hiệu quả nhiều hơn so với những gì chúng ta đã làm.

Không có nhiều giải pháp thần kỳ, cũng chẳng có thuốc tiên. Thuốc tiên duy nhất mà chúng ta có là vac-xin. Vấn đề là chúng ta lại không chia sẻ công bằng vac-xin trên thế giới và chúng ta đang tự bắn vào chân mình.

Nhìn từ góc độ này, biến thể Delta là một lời cảnh báo. Đó là dấu hiệu báo động virus đang biến hóa. Nhưng đó cũng là lời kêu gọi phải hành động trước khi xuất hiện nhiều biến thể nguy hiểm hơn ».

Covid-19: Biến thể Delta lan rộng đến nhiều tỉnh thành Trung Quốc

Thanh Hà

image.png
Từ hạ tuần tháng 7/2021, Trung Quốc đã bị biến thể Delta của virus gây dịch Covid-19 đe dọa. © STR / AFP)/ China OUT

Nguy cơ Covid-19 tái phát tại Trung Quốc càng lúc càng nghiêm trọng. Thêm hai tỉnh của Trung Quốc phát hiện nhiều ca dương tính với virus corona do biến thể Delta gây nên. Sau Bắc Kinh và bốn tỉnh thành, đến lượt Phúc Kiến và Trùng Khánh bị phong tỏa.

Hàng chục triệu người dân lại bị hạn chế đi lại và kiểm soát giấy tờ kể từ hôm nay 31/07/2021 do dịch Covid-19 tái phát và biến thể Delta lan rộng đến nhiều tỉnh. Chính quyền tỉnh Hồ Nam ra lệnh cách ly một triệu rưỡi dân cư địa khu Trương Gia Giới (Zhangjiajie) sau khi phát hiện một ổ dịch. Tại đây các khu giải trí đã bị cấm hoạt động.

Thành phố Nam Kinh với hơn 9 triệu dân, cũng đóng cửa tất cả các địa điểm văn hóa và du lịch. Dân Trung Quốc lại phải đeo khẩu trang chống dịch và tại các thành phố lớn, trong đó có Bắc Kinh, khi đi ra ngoài, bắt buộc phải trình chứng nhận y tế.

Thông tín viên Stéphane Lagarde từ Bắc Kinh tường trình:

“Yêu cầu mọi người đeo khẩu trang, cảm ơn”. Một nhân viên bảo vệ nhắc nhở ngay tại cổng vào một trung tâm thương mại gần khu đại học Bắc Kinh. Từ khi phát hiện hai ca nhiễm Covid-19 ở phía bắc thủ đô Trung Quốc, các tổ dân phố áp dụng trở lại biện pháp kiểm soát như là đo thân nhiệt, kiểm tra mã số y tế trên điện thoại di động …

Một người bảo vệ nói với chúng tôi không biết khi nào các biện pháp này sẽ được nới lỏng, nhưng trước mắt anh ta phải thi hành lệnh của cấp trên. Từ hôm Thứ Năm vừa rồi các biện pháp này đã được áp dụng trở lại. Một nhà hàng gần đây đã phải đóng cửa sau khi một ca tiếp xúc đã vào ăn. Tất cả các thực khách đều bị cách ly.

Biện pháp cách ly được áp dụng ở diện rộng. Các doanh nghiệp nhà nước yêu cầu nhân viên không ra khỏi thủ đô Bắc Kinh. Từ nhiều tháng qua Bắc Kinh chưa từng phải áp dụng những biện pháp hạn chế này.

Hai ca dương tính được phát hiện ở thủ đô vừa trở về từ thành phố du lịch nổi tiếng Trương Gia Giới, ở tình Hồ Nam, miền trung Trung Quốc. Tại đấy, hôm qua, khách sạn, các rạp chiếu phim và tất cả địa điểm giải trí đều phải đóng cửa. Bảo tàng tại Tây An, nổi tiếng với những pho tượng lính bằng đất đang được giám sát.

Nhưng tình hình tại Nam Kinh căng thẳng hơn cả. Tính từ hôm 20 tháng 7 tới nay, thành phố này phát hiện hơn 180 ca nhiễm Covid-19. Hôm qua, các giới chức y tế Trung Quốc giải thích, virus đã thâm nhập vào Nam Kinh do nhân viên phục vụ quét dọn vệ sinh trên một chiếc máy bay của Nga. Đối với các giới chức y tế của thành phố, đây là vụ lây nhiễm ở quy mô lớn chưa từng thấy”. 

Mỹ trừng phạt cảnh sát Cuba và dọa “đi xa hơn nữa”

Thanh Hà

image.png
Biểu tình phản đối chính phủ Cuba tại công viên Lafayette trước cửa Nhà Trắng, Washington DC, Hoa Kỳ, ngày 26/07/2021. AP – Jacquelyn Martin

Hôm 30/07/2021, Hoa Kỳ ban hành lệnh trừng phạt nhắm vào hai quan chức và toàn bộ ngành Công An Cuba về trách nhiệm trong đợt đàn áp người biểu tình hôm 11 và 12/07/2021. Tổng thống Biden báo trước Mỹ sẽ còn cứng rắn hơn nữa với La Habana.

Bộ Tài Chính Mỹ đưa thêm vào danh sách đen các nhân vật cao cấp trong ngành Công An Cuba: Oscar Callejas Valcarce và Eddy Sierra Arias, giám đốc và phó giám đốc ngành Công An. Cả hai bị Mỹ cáo buộc “vi phạm nghiêm trọng nhân quyền”. Với quyết định nói trên, tài sản của những người này tại Mỹ sẽ bị phong tỏa và hai lãnh đạo ngành Công An Cuba bị cấm giao dịch với các ngân hàng Mỹ.

Cũng hôm qua, tổng thống Biden đã tiếp một số dân biểu gốc Cuba tại Nhà Trắng. Trả lời báo chí bên lề sự kiện này, nguyên thủ Mỹ cho biết chính quyền Washington sẵn sàng “ban hành thêm nữa các biện pháp trừng phạt Cuba” và nói thêm “chế độ cộng sản Cuba đã thất bại”. Cũng ông Biden cho biết Mỹ nghiên cứu khả năng hỗ trợ người dân Cuba, trong đó có giải pháp tạo điều kiện cho dân chúng Cuba tiếp cận với mạng internet.

Tuần trước, Hoa Kỳ đã ban hành loạt trừng phạt đầu tiên nhắm vào La Habana nhưng theo giới quan sát, tác động của các biện pháp đó không nhiều. Ít có khả năng tổng thống Biden thuyết phục được bên đảng Cộng Hòa hỗ trợ ông trên hồ sơ Cuba, bởi đảng này không quên rằng ông Biden từng là phó tổng thống thống của Barack Obama, một người chủ trương chìa bàn tay thân thiện với La Habana.

Người dân Malaysia biểu tình đòi giải thể chính phủ

Thu Hằng

image.png
Người biểu tình Malaysia ở quảng trường Độc Lập, Kuala Lumpur, ngày 31/07/2021. AP – FL Wong

Ngày 31/07/2021, hàng trăm người Malaysia mặc trang phục đen, giương cờ đen, đã biểu tình chống chính phủ ở thủ đô Kuala Lumpur bất chấp lệnh cấm tụ tập phòng chống dịch Covid-19. Đây là cách để người dân Malaysia bày tỏ phẫn nộ về cách quản lý dịch của chính phủ trước số ca nhiễm mới không ngừng tăng dù bị phong tỏa từ hơn hai tháng nay.

Sau phong trào treo “cờ trắng” để nói “đang đói”, giờ người dân dùng mầu đen để đòi giải thể chính phủ. Thông tín viên Gabrielle Maréchaux tường trình từ Kuala Lumpur :

“Đằng sau những lá cờ đen, những chiếc khẩu trang, những chiếc mũ và tấm chắn mặt là những khuôn mặt trẻ đến đòi thủ tướng từ chức. Nhưng trong giới trẻ giận dữ này, không phải tất cả đều có thể đến tham được, như giải thích của cậu thanh niên 20 tuổi, có bằng cấp và thất nghiệp.

Anh nói : “Tôi có nhiều người bạn không thể đến được vì bố mẹ của họ sợ. Tôi nghĩ là người dân Malaysia vẫn thường nhút nhát, dè dặt, bản thân tôi cũng đã rất đắn đo khi đến, nhưng thật tình mà nói tôi chẳng còn gì khác để làm vào lúc này”.

Dưới tiếng ồn của máy bay trực thăng theo dõi đoàn người biểu tình, một nữ nhân viên xã hội trẻ thú nhận là cô đã không báo cho gia đình biết là đi biểu tình.

Đối với cô, chính phủ hoàn toàn vắng bóng: “Vì chính phủ không hành động, chúng tôi đã phải làm việc gấp 10 lần và chúng tôi không phàn nàn nhưng nếu chính phủ vẫn có thể làm như không có gì xảy ra là vì đã có tất các những nhân viên xã hội như chúng tôi, những tổ chức phi chính phủ và những hoạt động thiện nguyên, đảm đương công việc”.

Đằng sau tấm khăn và cặp kính, một phụ nữ trẻ khác chỉ có một con số trong đầu để nói về ưu phiền của người Malaysia đang phải chịu đại dịch và cuộc khủng hoảng chính trị từ hơn một năm nay.

Cô cho biết : “Cứ 8 tiếng lại có một người tự tử vì bị căng thẳng liên tục hoặc vì họ bị mất việc làm. Và dù mọi người đều bị phong tỏa nhưng số ca nhiễm mới vẫn rất cao và không ngừng tăng”.

Để đối phó với cuộc khủng hoảng chính trị này, một tấm biển còn gợi ý là áp dụng cả những biện pháp phòng ngừa virus corona : Đó là khử trùng chính phủ”.

Luxembourg phạt Amazon 746 triệu euro vì vi phạm quy định về dữ liệu cá nhân

Trọng Nghĩa

image.png
Một kho hàng của tập đoàn thương mại trực tuyến Mỹ Amazon tại Lauwin-Planque, miền bắc nước Pháp. Ảnh chụp ngày 19/09/2013. AP – Michel spingler

Tập đoàn Mỹ Amazon một lần nữa lại bì phạt nặng trên vấn đề quản lý dữ liệu cá nhân của người dùng Internet. Vào hôm qua, 30/07/2021, tập đoàn này cho biết đã bị phạt 746 triệu euro ở Luxembourg vì không tuân thủ các quy định của châu Âu về dữ liệu cá nhân.

Trong một thông báo, Amazon tiết lộ rằng Ủy Ban Bảo Vệ Dữ Liệu Luxembourg (CNPD) đã thẩm định là việc xử lý dữ liệu của Amazon “không tuân thủ các quy định về bảo vệ dữ liệu của Liên Hiệp Châu Âu”. Amazon coi hình phạt kể trên là vô căn cứ, trong lúc hiệp hội La Quadrature du Net, đứng sau đơn kiện, lại coi đó là một hình thức xử phạt lịch sử.

Đơn kiện Amazon đã được đệ trình ở Pháp nhưng đã được chuyển đến Luxembourg vì đó là nơi Amazon đặt trụ sở chính. Như vậy, ba năm sau khi nhận đơn kiện, cơ quan quản lý Luxembourg đã giáng một đòn rất mạnh vào Amazon, với mức phạt cao nhất từ trước đến nay đến từ một định chế cấp quốc gia.

Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet giải thích:

“746 triệu euro tiền phạt của Luxembourg, cụ thể là của Ủy Ban Quốc Gia về Bảo Vệ Dữ liệu. Bản án được đưa ra vào giữa tháng 7, nhưng được giữ kín vì Ủy Ban không thông báo về các trường hợp cá nhân. Vì thế, chính nhờ Amazon mà ta mới biết về khoản tiền phạt kỷ lục này.

Kể từ tháng 5 năm 2018, các quy định chung của châu Âu về bảo vệ dữ liệu – tên tắt là RGPD, bắt đầu có hiệu lực và đây là quy định mà Amazon bị buộc tội là đã không tuân thủ. Phương thức hoạt động của tập đoàn Mỹ là sử dụng dữ liệu tìm kiếm và đơn đặt hàng của khách hàng rồi trên cơ sở đó, chào hàng các sản phẩm tương tự, một cách quảng cáo đồng nghĩa với việc sử dụng dữ liệu cá nhân mà quy định của châu Âu bảo vệ.

Về phần mình, Ủy Ban Châu Âu cho biết là trong hai mươi tháng đầu tiên từ khi áp dụng quy định RGPD, hàng trăm khoản tiền phạt đã được công bố, với trị giá tổng cộng là 114 triệu euro, kém xa mức phạt mà Luxembourg áp đặt trên Amazon”.

Nestlé – công ty thực phẩm lớn nhất thế giới sẽ tăng giá do lạm phát

Trong tuần này, Nestlé – công ty thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới – đã thông báo sẽ tăng giá hàng hóa do lạm phát.

Tháng trước, giá hàng hóa tiêu dùng tại Mỹ đã tăng 5,4% trong tháng Sáu so với một năm trước đó, mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ năm 2008.

Trao đổi với các phóng viên hôm 29/7, Giám đốc điều hành (CEO) của Nestlé là ông Mark Schneider nói rằng: “Những gì chúng ta thấy trong năm nay là một bước ngoặt, khi mà sau vài năm lạm phát thấp, đột nhiên nó tăng tốc rất mạnh”.

Mặc dù CEO Schneider nhắc lại thông điệp từ Cục Dự trữ Liên bang (Federal Reserve – Fed) khi bày tỏ niềm tin rằng lạm phát sẽ chỉ mang tính “tạm thời”, công ty Nestlé sẽ phải tăng giá khoảng 2% để bù đắp mức tăng chi phí 4%. Nestlé đã tăng giá 1,3% trong nửa đầu năm 2021.

Ông cho biết thêm rằng: “Chúng tôi coi điều này là tạm thời. Trong năm 2022 và sau đó, chúng tôi kỳ vọng sẽ quay trở lại mức tăng ổn định và vừa phải trong tỷ suất lợi nhuận hoạt động giao dịch cơ bản của chúng tôi”.

Giải thích chi tiết, Giám đốc tài chính Francois-Xavier Roger cho biết hôm 29/7 rằng, kể từ đầu năm 2021, công ty đã chứng kiến lạm phát đối với chi phí liên quan đến vật liệu đóng gói, chi phí vận chuyển hàng hóa và hàng hóa nông nghiệp.

Giám đốc Schneider nói thêm với các nhà báo rằng, công ty đang “làm chủ tình hình và việc tôi nêu ra vấn đề này sẽ không khiến các bạn phải báo động. Tôi chỉ muốn thận trọng trước những kỳ vọng quá mức vào tỷ suất lợi nhuận. Vì vậy, xin hãy luôn theo sát cấp độ hướng dẫn của chúng tôi trong thời gian hỗn loạn này”.

Ông tiếp tục: “Hiện tại chúng ta đang ở trong một thời kỳ, bắt đầu vào năm ngoái với sự bùng phát của đại dịch và có thể sẽ kéo dài thêm một năm nữa, nơi các bạn sẽ có những chuyển động khá mạnh mẽ từ quý này sang quý khác trên tuyến đầu, tỷ suất lợi nhuận gộp và lợi nhuận cuối cùng… đây sẽ không phải là tình huống so sánh ổn định hàng năm theo lẽ thường của các bạn”.

Nestlé sở hữu một số thương hiệu trên toàn thế giới và tại Hoa Kỳ, bao gồm Toll House, Nescafé, Cheerios, DiGiorno, Hot Pockets, Dreyer’s, và hàng trăm thương hiệu khác.

Đầu tuần này, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang là ông Jerome Powell cho biết, sự phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ đang đi đúng hướng bất chấp sự gia tăng số ca nhiễm biến thể Delta của chủng virus Corona Vũ Hán (COVID-19).

Chủ tịch Powell khẳng định, “[dịch bệnh] sẽ gây ra những hậu quả đáng kể về y tế” ở các khu vực dịch bệnh ngày càng gia tăng bùng phát của nước Mỹ. Tuy nhiên, trong các đợt nhiễm virus Corona Vũ Hán trước đây đã “có xu hướng ít ảnh hưởng hơn đến kinh tế… đó không phải là một kỳ vọng vô lý”, và xu hướng này vẫn sẽ duy trì trong tình huống lần này.

Ông Powell nói: “Có vẻ như chúng ta đã học được cách xử lý điều này”, với việc kinh tế ngày càng ít gián đoạn hơn, ngay cả khi ông thừa nhận một đợt bùng phát mới ở một mức độ nào đó có thể làm chậm sự quay trở lại thị trường lao động của người lao động, hoặc phá vỡ kế hoạch mở lại trường học vào mùa thu.

Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu công bố tờ khai thuế của Trump cho Quốc hội

Các quan chức thuế Mỹ phải cung cấp các bản khai thuế của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho một hội đồng của Quốc hội nước này, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết hôm 30/7.

Ủy ban Cách thức và Phương tiện của Hạ viện Mỹ từ lâu đã tìm kiếm các bản khai thuế này, và họ đã bị các quan chức liên bang Mỹ cản trở.

Hạ nghị sĩ Dân chủ Richard Neal (Massachusett) là Chủ tịch của hội đồng cho biết, ông muốn thấy các bản khai thuế của cựu Tổng thống Trump trong vòng 6 năm, như một phần của sự điều chỉnh có thể có của luật liên bang Mỹ liên quan đến chính sách thuế.

Nỗ lực này đã bị Bộ Ngân khố Mỹ dưới thời chính quyền Tổng thống Trump chặn đứng.

Trước đó, Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) từng tuyên bố, việc từ chối cung cấp hồ sơ khai thuế của ông Trump không vi phạm luật pháp nước Mỹ, nhưng dưới thời của vị tân tổng thống Dân chủ, thì DOJ lại đang nói rằng các quan chức phải giao lại tờ khai thuế cho Dân biểu Neal.

Trong một bản ghi chú (pdf), Quyền trợ lý tổng chưởng lý Dawn Johnsen cho Văn phòng Tư vấn Luật của DOJ đã viết: “Khi một trong các ủy ban thuế của quốc hội yêu cầu thông tin thuế theo mục 6103 (f) (1) và viện dẫn các lý do bế mặt hợp lệ cho yêu cầu của mình, nhánh hành pháp nên kết luận rằng yêu cầu này chỉ thiếu mục đích lập pháp hợp pháp trong những trường hợp ngoại lệ. Chủ tịch Ủy ban Cách thức và Phương tiện Hạ viện đã viện dẫn đủ lý do để yêu cầu thông tin thuế của cựu Tổng thống. Theo mục 6103 (f) (1), Bộ Ngân khố phải cung cấp thông tin cho Ủy ban”.

Cũng chính văn phòng này đã ra phán quyết vào năm 2019 rằng, ban hội thẩm của ông Neal “không quan tâm đến mục tiêu thực sự của nó” trong việc tìm kiếm bản khai thuế của cựu Tổng thống Trump. Họ khẳng định rằng, ông Neal dường như đã chuẩn bị sẵn sàng để “tiết lộ” các tài liệu nếu họ có được. Quyền trợ lý Johnsen nhận định, quyết định đó là sai lầm.

Trong một tuyên bố với các hãng tin, Dân biểu Neal cho biết: “Như tôi đã duy trì trong nhiều năm, vụ việc của Ủy ban rất mạnh mẽ và luật pháp đứng về phía chúng tôi. Tôi rất vui vì Bộ Tư pháp đồng ý và chúng tôi có thể sang bước tiếp theo”.

Cựu Tổng thống Trump đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

Sau khi ông Trump đắc cử vào năm 2016, nhiều thành viên đảng Dân chủ khác nhau đã khởi động các nỗ lực để có được các bản khai thuế của ông, những hồ sơ mà ông đã từ chối công bố cho công chúng.

Hồi tháng Hai, Công tố viên Cyrus Vance Jr thuộc Quận Manhattan đã có được những hồ sơ này, sau khi Tối cao Pháp viện Mỹ từ chối can thiệp.

Tại thời điểm đó, Chánh án Tối cao Pháp viện Mỹ John Roberts do cựu Tổng thống George W. Bush đề cử, cho biết: “Trong hệ thống tư pháp của chúng ta, ‘công chúng có quyền có bằng chứng của mọi người’. Kể từ những ngày đầu tiên của nền Cộng hòa, chữ ‘mọi người’ đó bao gồm cả tổng thống Hoa Kỳ”.

Cựu Tổng thống Trump đã gọi các cuộc điều tra như việc làm của công tố viên Vance là sự tiếp nối của “cuộc săn phù thủy chính trị” chống lại ông, đề cập đến cuộc điều tra kéo dài nhằm xem xét liệu ông hoặc các cộng sự của ông có thông đồng với Nga để tác động đến kết quả của cuộc bầu cử năm 2016 hay không.

Công tố viên đặc biệt Robert Mueller chuyên trách điều tra vụ scandal thông đồng với Nga này đã không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào chứng minh cho cáo buộc đó.

Quỵ lụy trước Bắc Kinh, Duterte phá hoại phán quyết trọng tài

image.png

Tại châu Á, The Economist đề cập đến quan hệ giữa Philipppines và Trung Quốc, theo đó thái độ hòa hoãn của tổng thống Duterte chẳng đem lại bao nhiêu lợi lộc, mà còn làm thiệt hại cho cách tiếp cận của khu vực.

Trước một bạo chúa, chúng ta có hai chọn lựa. Một là đối đầu, như Rodrigo Duterte đã tuyên bố khi vận động tranh cử năm 2016, rằng ông ta sẽ giải quyết vấn đề Trường Sa với Trung Quốc bằng cách điều khiển xe trượt nước (jet ski) ra vùng biển tranh chấp và vẫy cờ Philipppines. Nhưng một khi đã yên vị trên ghế tổng thống, ông ta lại chọn cách thứ hai : cố gắng tâng bốc, nịnh bợ, xuống nước với kẻ bắt nạt mình để mong hắn ta nương tay cho.

Vào lúc Duterte sắp rời ghế, quan hệ với Trung Quốc chẳng tốt đẹp gì hơn so với khi ông ta bắt đầu nhiệm kỳ năm 2016. Benigno Aquino, người tiền nhiệm vừa qua đời vào tháng Sáu, từng so sánh việc chấp nhận sự bành trướng trên biển của Trung Quốc với việc hòa hoãn với Đức quốc xã trong thập niên 30. Ngược lại, Duterte vừa nhậm chức đã sang thăm Bắc Kinh, loan báo « chia tay » về quân sự và kinh tế với Mỹ, nói với cử tọa người Hoa « chúng tôi lệ thuộc vào các vị ». Trung Quốc hứa đầu tư và cho vay, hai bên đồng ý thương lượng về khu vực đánh cá trên Biển Đông.

Việc này phá hoại thành tựu của ông Aquino : một chiến thắng lịch sử 5 năm trước, với phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực khẳng định yêu sách Biển Đông của Trung Quốc là vô căn cứ. Bắc Kinh không công nhận quyết định của tòa, còn Duterte nói rằng đó chỉ là một « tờ giấy lộn », sẵn sàng « quăng vào thùng rác ».

Duterte vội vứt bỏ 3 lá bài của ASEAN, chịu đựng sự chà đạp của Trung Quốc

Dù vậy, khi để cho Bắc Kinh chà đạp lên quyền lợi đất nước mình, Duterte hầu như chẳng đạt được gì. Chỉ có 3/14 dự án hạ tầng được khởi động, và chỉ 3,2 tỉ đô la trong số 15 tỉ đô la hứa hẹn được thông qua. Tuy số tiền cho vay lãi nhẹ và trợ giúp của Trung Quốc tăng lên đến 590 triệu đô la trong năm 2019, nhưng cũng chỉ bằng viện trợ của Mỹ, và thua xa 8,5 tỉ đô la viện trợ của Nhật Bản. Điều bất thường đối với một nước Đông Nam Á, là Philipppines vẫn buôn bán với Nhật và Mỹ nhiều hơn với Trung Quốc.

Sự ve vãn của Duterte cũng không ngăn được Trung Quốc bành trướng trên Biển Đông. Từ tháng Ba năm nay, khoảng 200 tàu dân quân Trung Quốc đội lốt tàu cá tập trung ở Đá Ba Đầu. Ngoại trưởng Philipppines chỉ trích dữ dội, nhưng Duterte vẫn gọi Trung Quốc là « bạn tốt ».

Dù vậy, ông ta không hủy bỏ hiệp ước về các lực lượng thăm viếng (VFA) có từ 70 năm qua với Hoa Kỳ như đã hứa với Bắc Kinh, do sự phản đối của quân đội và nhiều lực lượng khác. Cử tri vẫn ưa thích Duterte, nhưng với Trung Quốc thì không ! Theo The Economist, người kế nhiệm Duterte có thể sẽ phải tìm cách duy trì sự cam kết của Mỹ đồng thời cứng rắn hơn với Bắc Kinh.

Quan hệ với Trung Quốc không hề dễ dàng, Bắc Kinh luôn nhắc nhở các láng giềng rằng mình là « đại quốc ». Nhưng tuy yếu hơn, các nước Đông Nam Á vẫn còn ba lá bài mà Duterte đã vội vàng vứt bỏ.

Trước hết là sự đoàn kết trong khu vực. Việt Nam và Malaysia – cũng tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc – cùng với ASEAN từ lâu vẫn tìm cách khiến Bắc Kinh phải chấp nhận bộ quy tắc ứng xử. Thứ hai là tình hữu nghị với Hoa Kỳ, với tất cả sức mạnh quân sự của nước này. Thứ ba, về lâu về dài, sử dụng hai lá bài trên là phương cách tốt nhất để cho Trung Quốc thấy được lợi ích của họ trong một thế giới mà các quốc gia tuân thủ các quy định, phán quyết cách đây 5 năm không phải là một tờ giấy lộn.

Trăm phương nghìn kế để kiếm chút quyền lực khi mãn nhiệm

Cũng về tổng thống nhiều tai tiếng của Philipppines sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào năm tới, The Economist nhận định Duterte vẫn cố gắng tìm cách duy trì ảnh hưởng.

Theo tờ báo, có bốn lãnh vực mà ông Duterte phải nỗ lực : chống chọi với đợt dịch Covid thứ ba, đẩy lùi quân thánh chiến có liên quan đến tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (IS), ngăn chận sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông mà không để xảy ra xung đột, tránh được các hậu quả pháp lý từ chiến dịch chống ma túy của ông đã làm cho hàng ngàn người chết.

Các dân biểu có xu hướng tập hợp quanh những nhân vật nhiều ảnh hưởng. Hiện thời đảng của Duterte đóng vai trò trung tâm, nhưng dân biểu – không bị giới hạn một nhiệm kỳ như tổng thống – dễ dàng quay về phía những khuôn mặt nhiều hy vọng đắc cử. Duterte có thể đặt hy vọng vào con gái, Sara Duterte, thị trưởng thành phố quê hương ông, được cho là sẽ đánh bại các ứng cử viên khác. Ngoài mặt thì Duterte phản đối, nhưng phát ngôn viên của ông cho biết ông ta âm thầm ủng hộ.

Duterte cũng có thể dòm ngó chức phó tổng thống, với hy vọng được hưởng quyền đặc miễn, không bị truy tố. Nhưng thách thức lớn nhất là  dùng ảnh hưởng hiện có để vận động cho người được đánh giá là sẽ đắc cử kỳ tới, và sau đó được sự ưu ái của tân tổng thống.  

Related posts