Charis Chang
Phạm Hoài Nam phỏng dịch
Người Úc đang trông đợi vào thuốc chủng ngừa để thoát ra khỏi cuộc phong tỏa hiện nay nhưng những thông tin rò rỉ cho biết vi khuẩn biến dang Delta không dễ để tiêu diệt.
Sự lây lan của vi khuẩn này đã vượt qua phương pháp xét nghiệm và truy tìm (test-and-trace) mà chính phủ NSW đã từng thành cộng khi giữ được số ca nhiễm trong tầm kiểm soát.
Giáo sư vi trùng học của Đại học Melbourne, Nancy Baxter nói rằng khả năng truyền nhiễm của Delta mạnh gấp 5 lần vi khuẩn nguyên thủy xuất phát lần đầu tiên ở Vũ Hán cách đây hơn một năm. Chính điều đó làm cho việc ngăn chặn nó vô cùng khó khăn.
Đồng thời Delta cũng làm lộ ra những yếu kém trong cách quản lý các khách sạn cách ly ở Úc, cụ thể như đã xảy ra tại Queensland trong mấy tuần qua mặc dầu số người Úc từ ngoại quốc trở về đã giảm xuống còn phân nửa.
Một số nhà chuyên môn lo lắng rằng số ca nhiễm tiếp tục cao tại NSW cho thấy là tiểu bang này đã mất cơ hội để giảm con số này xuống còn zero và Thành Phố Lớn Sydney có thể cần phải bị phong tỏa cho đến Giáng Sinh.
Tuy nhiên Thủ hiến NSW Gladys Berejiklian vẫn đặt hy vọng của bà vào việc chích ngừa, bà nói rằng thành phố này có thể ra khỏi phong tỏa dự tính vào ngày 28 tháng 8 này nếu như tỉ lệ số người trên 16 tuổi chích ngừa đạt đến con số 50%.
Cho đến nay tại NSW tỉ lệ chích ngừa toàn diện là 19%.
Sự lây nhiễm của vi khuẩn biến dạng Delta đã làm cho chính quyền phải thay đổi chiến lược chống dịch và chích ngừa được xem như chìa khóa để thoát ra sự bế tắc hiện nay.
Nhưng những dữ liệu từ Hoa Kỳ cho thấy sự giới hạn của việc chích ngừa và có thể những biện pháp khác bao gồm việc đeo khẩu trang vẫn tiếp tục cần cho khi số người chích ngừa đạt đến một tỉ lệ thật cao.
Hiện tại có khoảng 70% người Mỹ trưởng thành đã chích ngừa (khoảng 50% tổng dân số) nhưng vi khuẩn Covid lại tái phát trở lại trong mấy tuần qua, những nhà chuyên môn cho rằng hiện tượng này xảy ra vì vi khuẩn biến dạng Delta không đơn giản như nhiều người nghĩ.
Những tin tức rò tỉ từ Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Dịch Bệnh (Disease Control and Prevention (CDC)) của Hoa Kỳ mà tờ The Washington Post có được cho thấy là vi khuẩn Delta phát tán dễ dàng giống như bệnh thủy đậu (chickenpox) và có khả năng truyền nhiễm mạnh hơn bệnh cúm hay ebola.
Delta hình như cũng gây ra căn bệnh trầm trọng hơn vi khuẩn nguyên thủy, khiến cho các giới chức trách nhiệm phải nhìn nhận là “cuộc chiến đã thay đổi” (the war has changed).
Trong bản tường trình của CDC một lần nữa đề nghị nên tiếp tục mang khẩn trang tại những nơi có nguy hiểm cao mặc dầu những người đó đã được chích ngừa.
Tuy nhiên khoa học gia người Mỹ Anthony Fauci cho biết nước Mỹ sẽ không bị phong tỏa trở lại giống như trước đây mặc dầu số ca nhiễm có gia tăng trong thời gian gần đây, nhưng ông cũng nhìn nhận là nước Mỹ phải chịu một chút đau thương trong tương lai (some pain and suffering in the future).
Chúng ta không thể làm những gì chúng ta muốn
Giáo sư Baxter cho biết từ những nghiên cứu của CDC cho thấy người Úc không thể làm tất cả những gì họ muốn một khi tỉ lệ 50% dân số đã được chích ngừa.
“Bạn không thể coi chích ngừa như một chìa khóa duy nhất giữa chúng ta và sự tự do,” bà nói.
Tuần rồi chính phủ liên bang tiết lộ cho biết sự phong tỏa ở Úc sẽ bắt đầu được ngở bỏ từ từ một khi 70% người lớn đã chích ngừa và được hưởng tự do nhiều hơn một khi đạt được tỉ lệ 80%.
Điều đó tương đương với 56 và 64% của tổng dân số nước Úc bao gồm luôn trẻ em.
Giáo sự Baxter cho rằng chích ngừa sẽ bảo vệ được chúng ta rất cao như chống lại bệnh nặng và không phải vào bệnh việc nhưng sẽ không có hiệu quả tương tự trong việc phòng ngừa một người nào đó bị nhiễm vi khuẩn Delta, nếu so với những vi khuẩn trước đây.
Bà nói một điều quan trọng tài liệu của CDC cho thấy là nếu một người nào đó bị nhiễu Delta thì họ có khả năng lây lan cho người khác giống như những người chưa chích.
“Những người đã chích ngừa có thể sẽ bị bệnh nhẹ nhưng họ vẫn có khả năng lây cho người khác rất cao.”
Tài liệu của CDC cũng cho thấy là sự truyền nhiễm giữa những người đã chích ngừa không hiếm như người ta nghĩ trước đây, với khoảng “35,000 ca nhiễm mỗi tuần trong tổng số 162 triệu người Mỹ đã chích ngừa.”
Tài liệu từ những nước khác cho thấy là Delta có khả năng lây cao hơn vi khuẩn lúc đầu ở Vũ Hán đến 8 lần.
Tài liệu từ Canada, Scotland và Singapore cho thấy vi khuẩn Delta làm cho bệnh nhân nặng hơn, tỉ lệ vào bệnh viện và tử vong cũng cao hơn.
Hiệu quả của việc chích ngừa thay đổi theo từng quốc gia nhưng theo tài liệu của CDC cho thấy hiệu quả của người được chích ngừa là khoảng 90% chống lại bệnh nặng và tử vong, và ít nhất là 67% chống lại sự truyền nhiễm.
‘Con đường đến tự do hoàn toàn còn lâu lắm’
Mới đây, một trong biến cố đã làm cho chính quyền bị “shock” khi dịch bệnh đã bùng phát trở lại tại một trong những thành phố có tỉ lệ người chích ngừa cao nhất nước Mỹ.
Hơn 95% dân số của thành phố Provincetown đã chích ngừa nhưng dịch bệnh vẫn bùng phát khi có đến 900 ca nhiễm xảy ra.
Sự bùng phát xảy ra khi có số lượng đông du khách đến thăm thành phố du lịch nổi tiếng của tiểu bang Massachusetts vào tuần lễ cuối tuần ngày 4 tháng 7, họ tổ chức party ở các club và nhiều gia đình trong thành phố đã tổ chức tiệc ăn mừng sau khi thành phố trở lại cuộc sống bình thường (to pre-Covid life).
Nhưng vài tuần sau đó dịch bệnh đã bùng phát tại thành phố này khi có khoảng 200 cư dân xét nghiệm bị dương tính.
“Bây giờ, rõ ràng như ban ngày, bạn có thể đã chích ngừa nhưng vẫn có thể bị nhiễm Covid,” cư dân Susan Peskin đã nói với tờ The New York Times.
“Kết lại, chúng ta phải quan sát chúng ta và đừng nghĩ đã mọi chuyện đã qua. Con đường đến tự do hoàn toàn còn lâu lắm.”
Một tin lạc quan là những người đã chích ngừa trong thành phố không bị nặng, chỉ có 7 người phải vào bệnh viện và không có ai chết.
Giáo sư vi trùng học của Đại học New York, Professor Celine Gounder, nói rằng đó là một phần của lý do tại sao CDC đã thay đổi những điều chỉ dẫn.
“Một khi đã được chích ngừa, bạn vẫn có thể bị nhiễm nhưng có thể không bị nặng lắm nhưng lúc đó bạn vẫn có khả năng lây cho người khác giống như những người chưa chích,” bà nói với AFP.