Thanh Hải
Học giả Viên Bân, trong một bài phân tích trên trang NDT Chinese nhìn nhận rằng Hoa kỳ đang cùng các đồng minh bao vây Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong bối cảnh bị nước này đe doạ.
Theo trang web chính thức của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tân đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ Tần Cương, đã đến Mỹ quốc hôm 28/7. Tuy nhiên Washington đã đối xử với ông rất khác so với người tiền nhiệm Thôi Thiên Khải. Không có quan chức nào của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ có mặt để chào đón ông Tần Cương. Cùng ngày, cơ quan hành pháp Hoa Kỳ và Quốc hội đã thường xuyên gửi đi những tín hiệu mạnh mẽ.
Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ ngày 28 thông báo tàu USS Benfold DDG-65 đã đi qua eo biển Đài Loan và nhấn mạnh rằng việc này nhằm thực hiện cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Quân đội Hoa Kỳ có quyền cho máy bay cất cánh, đi thuyền và thực hiện nhiệm vụ ở bất cứ đâu được luật pháp quốc tế cho phép.
Cũng trong ngày 28, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật mới yêu cầu Bộ Ngoại giao xây dựng các chiến lược để hỗ trợ Đài Loan lấy lại tư cách quan sát viên của Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA).
Ngoài ra, trong Tuyên bố chung Mỹ-Nhật trước đây, Tuyên bố chung Mỹ-Hàn Quốc, Thông cáo chung của Hội nghị Thượng đỉnh G7 và Thông báo của Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-EU, Hoa Kỳ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan.
Theo học giả Viên Bân, những độc giả chú ý đến tình hình quốc tế chắc hẳn đều nhận thấy rằng trong giai đoạn gần đây, lưỡng viện Hoa Kỳ và một loạt các quốc gia đã thực hiện một loạt các hành động chống lại ĐCSTQ thu hút sự chú ý của thế giới.
1. Hoa Kỳ: Bắt đầu từ tháng 7, Dân biểu McCarthy, lãnh đạo phe Cộng hoà tại Hạ viện Hoa Kỳ, đã đề xuất “Tám kế hoạch giải trình cho Trung Quốc, trong đó có “Giải mã đại dịch”, “Phong tỏa kinh tế và trừng phạt thị thực”…
Trước đó, Hoa Kỳ cũng chính thức thông qua “Đạo luật Cạnh tranh Chiến lược năm 2021”. Đạo luật dài gần 300 trang bao gồm các khía cạnh khác nhau, từ chiến lược ngoại giao, khai triển quân sự, cạnh tranh giá trị, đến kiềm chế “hành vi kinh tế quốc tế mang tính săn mồi” của Trung Quốc và tăng cường khả năng cạnh tranh của Mỹ.
Đạo luật lưu ý rằng, “rõ ràng là Trung Quốc chọn theo đuổi các chính sách kinh tế trọng thương do nhà nước lãnh đạo – mô hình quản trị ngày càng độc đoán thông qua việc gia tăng các hạn chế đối với quyền tự do cá nhân cũng như một chính sách đối ngoại tích cực và quyết đoán”.
Điều này có nghĩa là quan hệ Mỹ – Trung đang diễn biến theo hướng “cạnh tranh hoàn toàn” và “đối đầu hoàn toàn”!. Ngoài ra, Hoa Kỳ đã chính thức hạn chế việc nhập cảnh của các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc và các thành viên gia đình của họ. Vào ngày 9 tháng 7, 500 tiến sĩ và nghiên cứu sinh Trung Quốc đã bị từ chối sang Hoa Kỳ học tập.
2. Vương quốc Anh: London đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức và thực thể Trung Quốc; trước đây, Vương quốc Anh đã cấm hoàn toàn các sản phẩm của Huawei và và cử hàng không mẫu hạm lớn nhất hợp tác với Hoa Kỳ trong việc tuần tra khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
3. Úc: Công khai và cứng rắn chống lại ĐCSTQ.
4. Liên minh châu Âu: Ngày 08/07 Nghị Viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết kêu gọi các lãnh đạo của Liên Hiệp Châu Âu từ chối lời mời của Trung Quốc đến dự Thế Vận Hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022 để bày tỏ thái độ phản đối những vi phạm nhân quyền, đặc biệt là tại Hồng Kông.
5. Anh, Canada, Úc và các quốc gia khác đã ban hành luật nhập cư Hồng Kông vô cùng mạnh mẽ. Giới thượng lưu của Hồng Kông sẽ sớm rời bỏ thành phố đi đến các nơi khác. Theo học giả Viên Bân, Singapore sẽ có được lợi ích thương mại từ Hồng Kông, các cường quốc phương Tây và Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan sẽ có được những nhân tài ưu tú, Việt Nam và Ấn Độ đã có được ngành sản xuất của Hồng Kông, Nhật Bản đã có được ngành tài chính của Hồng Kông. Điều này có thể thấy, qua một đêm, Hồng Kông, trung tâm Tài chính quốc tế đang trở về làng chài.
6. Nhật Bản: Chính phủ nước này tuyên bố phải sử dụng “lực lượng răn đe” để giải quyết vấn đề Đài Loan. Nhật Bản sẽ hoàn toàn hợp tác với Hoa Kỳ để đối phó với tình hình leo thang căng thẳng giữa đại lục và Đài Loan. Vào ngày 5/7, Phó Thủ tướng Nhật Bản Taro Aso nhấn mạnh rằng “nếu đại lục tấn công Đài Loan, điều đó sẽ kích hoạt Luật Các vấn đề ngoại vi và Đạo luật Bảo vệ An ninh của Nhật Bản, và Tokyo sẽ thực hiện quyền tự vệ tập thể của mình để giúp Đài Loan”!
7. Philippines: nước này bắt đầu xích lại gần Hoa Kỳ và yêu cầu Trung Quốc tôn trọng phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực tại La Hay.
Có thể thấy, Hoa Kỳ và các đồng minh đã lần lượt vung rìu vào ĐCSTQ, và càng ngày càng có động thái mạnh mẽ hơn. Có người nhận định Bắc Kinh đang bị bao vây tứ phía.
Một cư dân mạng từ Trung Quốc từng đặt câu hỏi: “Tại sao đất mẹ đáng yêu của chúng ta lại trở nên như thế này? Hoa Kỳ, Canada, Úc, những nơi cũng giàu tài nguyên, và Ấn Độ, Brazil, Việt Nam, v.v., cũng giàu sản vật, tại sao không có ai vây hãm. Hãy tìm lỗi của chúng ta!”. Có một câu cổ ngữ Trung Quốc rằng nếu bạn làm nhiều việc bất chính, bạn sẽ chết.
Học giả Viên Bân cho rằng không phải Hoa Kỳ và các đồng minh có vấn đề gì với người dân Trung Quốc, mà là ĐCSTQ hống hách đang xâm nhập và bành trướng khắp thế giới, đe dọa nghiêm trọng đến trật tự và an ninh bình thường của các nước dân chủ và toàn thế giới. Nên Hoa Kỳ sẽ dẫn đồng minh phản công và kiềm chế ĐCSTQ. Hậu quả này là do họ tự gây ra.
Huawei, từng được các phương tiện truyền thông của nhà nước Trung Quốc chào mời là “số một thế giới”, “nghiên cứu và phát triển độc lập lớn nhất thế giới”, và “khiến người Mỹ sợ hãi”, sau khi bị các nước phương Tây siết gọng kìm, không những không có gì mới, còn có thông tin cho rằng thị phần toàn cầu hiện tại đã giảm xuống còn 4%. Tình hình hiện tại của Huawei là như vậy và rất có thể ĐCSTQ cũng sẽ lâm vào cùng một cảnh ngộ.