Phụng Minh
Ông Thạch Sơn, chuyên gia bình luận thời sự người Hoa có bài bình luận với tiêu đề “Những trò hề bị cả thế giới chê cười của chính quyền Hồng Kông”.
Sau đây là các ý chính trong bài viết của tác giả:
Trong hai tuần qua, Thế vận hội Tokyo và lũ lụt kinh hoàng ở Trung Quốc đại lục là tâm điểm chú ý của hầu hết độc giả Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, mọi thứ ở Hồng Kông đang trở nên tồi tệ hơn khi chính quyền thân Bắc Kinh đang nhanh chóng tước bỏ mọi cấp độ tự do của Hồng Kông. Hòn ngọc Phương Đông là thành phố tự do nhất trên thế giới trong nhiều năm. Nhưng Sự tự do đang biến mất nhanh chóng. Người ta ước tính rằng người Hồng Kông sẽ sớm nhận ra rằng tự do đã trở thành một thứ xa xỉ không thể có được.
Hôm thứ Hai (2/8), Ủy ban trong sạch hóa bộ máy chính trị Hồng Kông đã bắt giữ ca sĩ Hoàng Diệu Minh với cáo buộc cung cấp “dịch vụ giải trí” cho cuộc bầu cử năm 2018 và do đó bị nghi ngờ hối lộ bầu cử.
Hoàng Diệu Minh là ca sĩ chính của nhóm nhạc Hồng Kông “Đạt Minh Nhất phái” vào những năm 1990. Cái gọi là vụ hối lộ bầu cử của Hoàng Diệu Minh là khi anh trở thành một trong những ứng cử viên trong cuộc bầu cử phụ của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông năm 2018, và khi đó anh đã hát các bài hát để thu hút mọi người bỏ phiếu cho các ứng cử viên dân chủ.
Ủy ban trong sạch hóa bộ máy chính trị Hồng Kông cho rằng, theo Điều 12 của Sắc lệnh Bầu cử (Hành vi Tham nhũng và Bất hợp pháp), bất kỳ người nào cung cấp thức ăn, đồ uống hoặc hoạt động giải trí cho người khác hoặc hoàn trả toàn bộ hoặc một phần chi phí cung cấp thực phẩm đó, để lôi kéo người khác hoặc bên thứ ba bỏ phiếu hoặc không bỏ phiếu cho một ứng cử viên nhất định hoặc một số ứng cử viên nhất định trong cuộc bầu cử là một hành vi gian lận.
Dù nhà cầm quyền có đưa ra quy định nào đi chăng nữa, xét theo lẽ thường, kiểu buộc tội này đương nhiên là một lời buộc tội đáng kinh ngạc. Trong những năm qua, các nhóm chính trị cánh tả Hồng Kông đã vận động một số người cao tuổi không có thiện chí bỏ phiếu bầu cho họ bằng cách cung cấp phương tiện đi lại, hàng hóa nhỏ và thậm chí cả thực phẩm miễn phí, nhưng họ không chịu bất kỳ hình phạt nào.
Nói một cách chính xác, đó là những vụ hối lộ bầu cử thực sự. Và giờ đây việc hát một bài bát cũng bị coi là hối lộ? Đây có thể coi là một giai thoại của thế giới. Những lời buộc tội vô lý như vậy được gọi là “những vụ bê bối tầm cỡ thế giới” và “những trò hề bị cả thế giới chê cười”.
Cũng hai ngày trước, Sở Giáo dục Hồng Kông thông báo sẽ không còn công nhận Hiệp hội Công tác Giáo dục Hồng Kông là một tổ chức có chức năng giáo dục.
Một thông cáo của Sở Giáo dục Hồng Kông cho biết quyết định này là do Hiệp hội Công tác Giáo dục Hồng Kông đã đưa chính trị vào trường học, phát động đình công, v.v.
Có khoảng 100.000 giáo viên ở Hồng Kông, gần 90.000, là thành viên của Hiệp hội. Hiệp hội Công tác Giáo dục Hồng Kông là tổ chức quản lý tự trị theo ngành lớn nhất ở Hồng Kông. Quyết định này của Sở Giáo dục Hong Kong cũng là một vụ bê bối tầm cỡ thế giới.
Một điều nữa có liên quan đến tờ báo Epoch Times Hồng Kông.
Epoch Times Hồng Kông là một phương tiện truyền thông tin tức đã đăng ký và luôn có quyền biểu quyết trong các khu vực bầu cử chức năng. Tháng trước, chính phủ thông báo rằng các nhà chức trách không còn công nhận tư cách biểu quyết trong các khu vực bầu cử chức năng của Epoch Times nữa.
Cái gọi là bỏ phiếu theo khu vực chức năng là một loại kỹ thuật cai trị còn sót lại từ thời kỳ thuộc địa trước đây. Trước đây, dưới sự cai trị của Anh, Hồng Kông là thuộc địa không có hệ thống dân chủ, thống đốc do chính phủ Anh bổ nhiệm, quan chức các cấp ở Hồng Kông do thống đốc bổ nhiệm.
Nhưng để quản trị hiệu quả, Thống đốc Anh cai quản Hồng Kông sẽ giao tiếp với mọi người từ mọi tầng lớp xã hội và lắng nghe ý kiến của mọi thành phần trong xã hội. Cuối cùng, một cơ chế tham vấn ý kiến công chúng đã được hình thành, cơ chế này sau này được phát triển thành Hội đồng Lập pháp Hồng Kông. Trong hội đồng lập pháp ban đầu này, thiết kế hệ thống ban đầu vẫn được tiếp tục, và nó được phân chia theo ngành chứ không phải theo khu vực, và nhân sự của nó cũng do thống đốc chỉ định.
Sau đó, người Anh từ từ thúc đẩy việc thiết lập các cơ chế dân chủ địa phương ở Hồng Kông. Một nửa số ghế trong Hội đồng Lập pháp được bầu theo các khu vực, nhưng nửa còn lại vẫn được bầu theo các ngành cụ thể. Trong những năm 1980 và 1990, Anh từng muốn thay đổi toàn bộ Hội đồng Lập pháp thành các cuộc bầu cử khu vực, nhưng ĐCSTQ phản đối. Mối quan hệ xấu đi giữa ĐCSTQ và thống đốc cuối cùng của Hồng Kông cũng liên quan đến vấn đề này.
Cuối cùng, sau khi chủ quyền của Hồng Kông được giao cho Trung Quốc, ĐCSTQ vẫn giữ cái gọi là ghế lập pháp do ngành quyết định, tức là các nhóm ngành của ngành quyết định cách thức bỏ phiếu, cách xác định, v.v. Tất nhiên, trong một số ngành mà ĐCSTQ có thể độc quyền, mỗi nhóm hoặc công ty là cơ quan chính để bỏ phiếu có thể bị ảnh hưởng bởi ĐCSTQ, chẳng hạn như trong lĩnh vực tài chính, có tổng cộng hơn một trăm ngân hàng, mỗi ngân hàng có một phiếu bầu để bầu một thành viên của Hội đồng Lập pháp. Tuy nhiên, vẫn có một số ngành mà ĐCSTQ không thể kiểm soát, họ tự quyết định một người, một phiếu trong ngành, tức là tất cả nhân sự làm việc trong ngành chỉ có thể bầu ra đại diện của ngành bằng một người, một phiếu.
Do đó, các ứng cử viên từ các khu vực bầu cử chức năng được Hiệp hội Giáo dục Hồng Kông ủng hộ trong quá khứ có thể được bầu chọn. Cuộc tấn công của ĐCSTQ vào Hiệp hội Giáo dục và Epoch Times là giống nhau
Chính phủ Hồng Kông giờ quyết định ai là truyền thông, ai là doanh nghiệp văn hóa. Ví dụ, chính phủ không công nhận rằng Hiệp hội Giáo dục với 90.000 thành viên là giáo viên là một tổ chức có chức năng giáo dục. Tất nhiên, lĩnh vực giáo dục thì một người, một phiếu bầu, điều này có ảnh hưởng rất ít, nhưng đối với các ngành khác, chẳng hạn như lĩnh vực truyền thông, chính phủ không công nhận Epoch Times Hồng Kông là một phương tiện truyền thông có quyền biểu quyết, trong Hội đồng lập pháp khu vực bầu cử chức năng.
Một khi tự do biến mất, Hòn ngọc Phương Đông sẽ thành vũng lầy ở Phương Đông.
Tự do mà chúng ta đang nói đến ở đây là tự do phổ quát của xã hội chứ không phải tự do của cá nhân. Bởi vì đối với một số người ở Hồng Kông, sự tự do của họ đã tăng lên rất nhiều. Ví dụ, các thành viên ĐCSTQ các quan chức chính phủ Hồng Kông và một số nhóm cánh tả đang tự do phá hủy hệ thống tự do ban đầu của Hồng Kông.
Mục đích của họ là xóa bỏ tự do của người khác, để tăng cường tự do cho chính họ. Hồng Kông không còn là Hồng Kông nổi tiếng với tự do, Hồng Kông đã chết. Một phút mặc niệm cho Hồng Kông!