Bảo Vy
Hóa ra bí quyết trường thọ của người Nhật được đúc kết trong 5 chữ: ăn, ngủ, cười, vận động và y học
Với tuổi thọ trung bình là 83.7 tuổi, trong hơn 20 năm liên tiếp, người Nhật luôn là quốc gia đứng đầu danh sách dân tộc sống thọ nhất thế giới. Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc chỉ 74.8 tuổi. Điều này có nghĩa là tuổi thọ trung bình của người Nhật dài hơn người Trung Quốc gần 10 năm.
Sự khác biệt về tuổi thọ giữa người châu Á, Trung Quốc và Nhật Bản là gì?
Hóa ra bí quyết trường thọ của người Nhật được đúc kết trong 5 chữ: ăn, ngủ, cười, vận động và y học.
Ăn: Ăn nhạt
Về “ăn uống”, người Nhật thường có xu hướng ăn món truyền thống Nhật Bản, ăn hải sản càng nhạt càng tốt, chú ý bữa ăn có tỷ lệ 3:7 giữa thịt và rau, không cần ăn những nguyên liệu quý hiếm, đắt tiền.
Khác với chế độ ăn nhạt ở Nhật Bản, người Trung Quốc thích thêm muối vào khẩu phần ăn, lượng muối trung bình cho một người mỗi ngày là 10 gam, vượt xa mức tiêu chuẩn y tế quốc gia.
Tuy nhiên, việc nạp một lượng lớn muối vào cơ thể người sẽ phá hủy áp suất thẩm thấu bên trong, gây tổn thương niêm mạc dạ dày và làm tăng khả năng mắc ung thư dạ dày, đây là lý do tại sao số bệnh nhân ung thư dạ dày của Trung Quốc lại chiếm một nửa thế giới. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều muối cũng có thể gây ra bệnh tim và bệnh liên quan đến mạch máu.
Ngủ: Ngủ đủ giấc + Ngủ ngon
Người Nhật tin rằng ngủ ngon sau 11 giờ tối và trước 6 giờ sáng sẽ tốt cho cơ thể và tinh thần. Vì lý do này, chính phủ Nhật Bản chủ trương nhân viên văn phòng ngủ không dưới 8 tiếng mỗi ngày, một số văn phòng thuộc công ty lớn thậm chí còn tự động cúp điện vào lúc 6 giờ tối hàng ngày để ngăn nhân viên làm thêm giờ.
Tuy nhiên, chỉ trẻ em và người già về hưu mới được ngủ đủ giấc, còn đa số người Nhật vẫn bị thiếu ngủ.
Tiếng cười: Bình an nội tâm + Niềm vui
Người Nhật và người Đức được đánh giá là những dân tộc rất khắt khe, nghiêm túc và thiếu tế bào hài hước, nhưng không phải người Nhật nào cũng như vậy.
Người Kansai ở Nhật Bản, chủ yếu là người Osaka, rất vui vẻ và thẳng thắn. Vì vậy, hầu hết những người già lớn tuổi nhất ở Nhật Bản đều đến từ Osaka.
Vận động nhiều dẫn đến tuổi thọ
Quy định pháp luật Nhật Bản yêu cầu chính quyền địa phương và các doanh nghiệp phải kiểm tra chặt chẽ chu vi vòng eo của người lao động trong độ tuổi 40-75 mỗi năm. Đàn ông không được vượt quá 85cm và phụ nữ không được vượt quá 90cm. Những người vượt quá tiêu chuẩn phải giảm cân trong vòng 3 tháng.
Quy định này đã tạo ra một cao trào thể dục trong xã hội Nhật Bản, nhiều nhân viên văn phòng đến phòng tập gym hàng ngày và hình thành thói quen tập thể dục.
Trái ngược với Trung Quốc, mức độ béo phì của giới lao động cổ trắng thành thị tỷ lệ thuận với số năm làm việc. Làm việc ngoài giờ quá lâu, ngủ không đủ giấc và thói quen ăn uống không điều độ đã dẫn đến viêm loét dạ dày, bệnh dạ dày, tim mạch và bệnh mạch máu não, béo phì cùng nhiều bệnh khác.
Y tế: Môi trường y tế + An ninh kinh tế
Mức độ chăm sóc y tế ở Nhật Bản luôn thuộc hàng tốt nhất trên thế giới. Ví dụ, trong số liệu về ung thư toàn cầu do các tạp chí y khoa nổi tiếng công bố, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của những người mắc bệnh ung thư ở Nhật Bản lên tới 64%, đứng đầu thế giới.
Ngoài các tiêu chuẩn y tế tiên tiến, Nhật Bản còn triển khai bảo hiểm y tế toàn dân, người bệnh chỉ cần thanh toán 30% khi đến bệnh viện lấy thuốc. Bên cạnh đó, hàng loạt luật bảo vệ người cao tuổi đã được ban hành nhằm cung cấp các dịch vụ cho người cao tuổi một cách đồng bộ và toàn diện.
Trong khi đó, người Trung Quốc mắc bệnh nghiêm trọng trong giai đoạn đầu, khi xuất hiện triệu chứng thì họ thường không để tâm đến chúng, và cảm thấy rằng chúng sẽ qua đi sau một thời gian dài.
Một số người mắc bệnh hiểm nghèo như suy thận, ung thư giai đoạn cuối, chỉ không may mắc phải một trong những bệnh này thôi cũng có thể hủy hoại cả mấy chục năm lao động vất vả của gia đình, cuối cùng dù phải phá sản chỉ để lấy tiền chữa trị, người đó vẫn chưa được cứu.
Bảo Vy