Ngày 13/8, thành phố Quảng Châu (tỉnh Quảng Đông Trung Quốc) đã tổ chức một cuộc họp báo, tuyên bố trong cùng ngày, công dân Quảng Châu có thể được tiêm vắc-xin virus corona mới tái tổ hợp (tế bào CHO), thường được gọi là vắc-xin ba mũi tiêm. Đây là lần khôi phục tiêm vắc-xin sau khi Quảng Châu khẩn cấp đình chỉ tiêm chủng hôm 31/5, đồng thời thay đổi loại vắc-xin khác.
Tin tức này ít nhất đã xác nhận rằng vắc-xin bất hoạt của Sinopharm và Sinovac đã được tiêm chủng trước đó ở Quảng Châu không hiệu quả. Nếu có hiệu quả, nó sẽ không được thay thế bằng vắc-xin ba liều. Điều này cũng chứng thực rằng những gì chính quyền thành phố Quảng Châu nói trong cuộc họp báo ngày 31/5 là dối trá. Khi đó, họ nói nguyên nhân dừng khẩn cấp việc tiêm vắc-xin là do người tập trung ở điểm tiêm chủng quá đông, nên đã dừng lại để giảm nguy cơ lây nhiễm virus. Điều này rõ ràng là để che đậy thực tế rằng vắc-xin bất hoạt của Sinopharm và Sinovac không hiệu quả.
Trên thực tế, có nhiều thành phố có thể chứng thực rằng vắc-xin bất hoạt Sinopharm và Sinovac không hiệu quả. Ví dụ, sau Quảng Châu, dịch bệnh bùng phát ở nhiều nơi như Nam Kinh, Dương Châu, Trịnh Châu, v.v. Các biện pháp mà ba thành phố này áp dụng cũng giống như ở Quảng Châu, đó là đều khẩn cấp đình chỉ tiêm vắc-xin, tiếp theo là tổ chức xét nghiệm axit nucleic quy mô lớn, và sau đó là chính quyền địa phương nói dối như chính quyền Quảng Châu.
Trên thực tế, những lời nói dối này của chính phủ rất dễ bị nhìn thấu. Hãy thử tưởng tượng, nếu vắc-xin thực sự có hiệu quả, liệu có nên tiếp tục tiêm vắc-xin một cách có trật tự khi có dịch bùng phát hay không? Việc dừng vắc-xin khẩn cấp chẳng phải có nghĩa là vắc-xin không những không khởi được tác dụng phòng lây nhiễm, mà còn khả năng dẫn đến bị nhiễm do bất hoạt không triệt để.
Nói đến sự kém hiệu quả của vắc-xin Trung Quốc không phải là không có căn cứ. Nhìn vào điểm xuất phát của làn sóng dịch bệnh này, ở Sân bay Lộc Khẩu Nam Kinh, tỷ lệ tiêm chủng của nhân viên sân bay vượt quá 90%. Theo lời của ông Dương Nghị (Yang Yi), một chuyên gia điều trị viêm phổi virus corona mới và là Giám đốc Khoa Y tế Chăm sóc triệu chứng nặng của Bệnh viện Trung Đại, hầu hết các trường hợp này đều đã được tiêm phòng, và chỉ có một trường hợp là thanh niên dưới 18 tuổi chưa được tiêm phòng. Những người đã được tiêm vắc-xin vẫn bị lây nhiễm trên diện rộng, như vậy có thể nói rằng vắc-xin đó có hiệu quả không?
Ngoài ra, các ví dụ về trường hợp tử vong do tiêm vắc-xin cũng được tiết lộ theo thời gian. Theo Đài Á Châu Tự Do (RFA) đưa tin, một người đàn ông 59 tuổi họ Lưu tại thành phố Trương Gia Cảng (thuộc thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô) đã tử vong sau khi bị cưỡng chế tiêm vắc-xin. Con gái của ông đã cầu xin sự giúp đỡ trên mạng, nhưng nhanh chóng bị chính quyền chặn lại để “duy trì ổn định”. Ở thành phố Nam Ninh (tỉnh Quảng Tây) có một người là lao động nhập cư đã được tiêm vắc-xin vào ngày 15/7 và phát bệnh ngay trong ngày, người này đã được đưa đến Bệnh viện số 2 Nam Ninh để điều trị. Đến ngày 7/8 thì tử vong. Vì gia đình không còn nơi nào để cầu cứu, nên họ chỉ có thể giơ tấm biển trước cổng bệnh viện để kêu oan.
Sự cố như thế này có rất nhiều ở Trung Quốc. Theo một nhân viên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc xác nhận với RFA, có rất nhiều trường hợp liên quan đến phản ứng xấu của vắc-xin nội địa, có rất nhiều người sáng tiêm chủng xong, chiều vào phòng giám sát ICU. Tuy nhiên, những sự việc này không thể thấy được trên bản tin trong nước.
Thậm chí có nhiều vụ bê bối về vắc-xin Trung Quốc ở nước ngoài hơn nữa. Ở các nước như Seychelles, Chile, Bahrain và Mông Cổ, 50% – 68% dân số đã hoàn thành tiêm vắc-xin, độ phủ còn vượt cả Mỹ. Tuy nhiên, tính đến tháng Sáu, cả 4 quốc gia này đều được xếp vào danh sách 10 quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới. Vì vắc-xin mà 4 nước này dùng để tiêm chủng chủ yếu là vắc-xin của Sinopharm và Sinovac của Trung Quốc. Trong cùng thời kỳ đó, tại Mỹ có khoảng 45% dân số đã được tiêm chủng, hầu hết được tiêm vắc-xin của Pfizer và Moderna. Số ca nhiễm giảm 94% trong sáu tháng.
Ở Đông Nam Á, Singapore không còn công nhận vắc-xin Sinovac của Trung Quốc. Thái Lan thông báo sẽ tiêm trộn vắc-xin Sinovac và AstraZeneca thay vì tiêm hai mũi vắc-xin Sinovac. Đối với những người đã hoàn thành hai mũi tiêm vắc-xin Sinovac, thì sẽ được tiêm một loại vắc-xin khác để tăng cường hiệu quả. Indonesia thông báo sẽ tiêm mũi tăng cường bằng vắc-xin Moderna cho các nhân viên y tế đã tiêm vắc-xin Sinovac. Malaysia cho biết sẽ chuyển sang sử dụng vắc-xin Pfizer.
Tại Châu Âu, Thủ tướng Ý Mario Draghi đã công khai cho biết, từ kinh nghiệm của Chile mà xét, lực bảo vệ của vắc-xin của Trung Quốc là không đủ. Bộ Nội vụ Đức tuyên bố rằng du khách nước ngoài đến Đức phải hoàn thành hai tiêm hai mũi vắc-xin COVID-19 trước ít nhất 14 ngày, trong danh mục vắc-xin của phía Đức không có vắc-xin Trung Quốc. Chứng nhận thông hành Y tế của Pháp đã mở rộng phạm vi sử dụng và không công nhận vắc-xin Trung Quốc. Liên minh châu Âu đưa ra hộ chiếu vắc-xin vào ngày 1/7, và không công nhận vắc-xin Trung Quốc.
Tại Mỹ lại càng không cần nói, Mỹ đang truy cứu trách nhiệm của Trung Quốc về nguồn gốc virus và che giấu dịch bệnh dẫn đến tổn thất cho toàn thế giới.
Vậy vì sao loại vắc-xin có biểu hiện kém cả trong và ngoài Trung Quốc như thế, lại được Trung Quốc và hơn 90 quốc gia lạc hậu, quốc gia tham nhũng đang phổ biến chấp nhận sử dụng? Đằng sau việc này chính là chữ “lợi”.
Nhìn qua lịch sử của các nhà sản xuất vắc-xin Trung Quốc này, có công ty nào mà đằng sau không liên quan đến lợi ích ẩn hình của gia đình quan chức cấp cao hàng đầu? Nhìn vào chính sách tiêm chủng miễn phí của Trung Quốc, mọi chi phí đều do quỹ bảo hiểm y tế và tài chính nhà nước gánh chịu, điều này giống như thiết lập một đường ống dẫn giữa kho bạc nhà nước với quan – thương, tiền thuế của người dân liên tục chảy vào túi của quan – thương.
Trong quá trình này, tham nhũng trong xã hội Trung Quốc diễn ra xuyên suốt từ trên xuống dưới. Viện Chế phẩm Sinh học Vũ Hán, nơi sản xuất vắc-xin cho Sinopharm, đã bị các nạn nhân kiện hai lần và phải trả 71.500 USD tiền bồi thường cho các nạn nhân; còn có Viện Chế phẩm Sinh học Trường Xuân, không thể thoát khỏi can hệ với Công ty Trường Sinh Trường Xuân. Công ty Trường Sinh Trường Xuân bán vắc-xin phòng dại giả, khiến vô số gia đình bị nạn, đây là một doanh nghiệp lòng dạ đen tối và đã bị trừng phạt đến phá sản và đóng cửa.
Sinovac Biotech cũng bị phát hiện ra một vụ bê bối hối lộ. Doãn Vệ Đông (Yin Weidong), tổng giám đốc của Sinovac Biotech đã trả gần 50.000 USD cho một quan chức phụ trách đánh giá thuốc từ năm 2002 đến năm 2014 để giúp công ty được phê duyệt thuốc. Các quan chức nhận hối lộ đã bị bắt, nhưng Sinovac Biotech vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật. Doãn Vệ Đông hiện là giám đốc điều hành của công ty.
Ở Trung Quốc có rất nhiều công ty dược phẩm giống như Sinopharm và Sinovac, nhưng Sinopharm và Sinovac chỉ là phần nổi của tảng băng. Vắc-xin của Trung Quốc đến từ những công ty như vậy, chất lượng cũng như tác dụng của nó có thể hình dung được. Điều đáng buồn là nạn nhân lại chính là những người dân. Bắt họ tiêm cái gì thì họ phải tiêm cái đó. Người dân không có bất kỳ quyền được biết, quyền được lựa chọn và quyền quyết định nào. Còn về việc sống hay chết sau khi tiêm vắc-xin, thì chỉ đành mặc cho số phận,
Hiện tại, sự độc hại của vắc-xin Trung Quốc mới bắt đầu hiển hiện. Theo báo cáo chính thức mới nhất của ĐCSTQ, lượng tiêm chủng trong nước của Trung Quốc đã đạt 1,8 tỷ liều, Trung Quốc đã cung cấp hơn 700 triệu liều vắc-xin ra nước ngoài và sẽ tiếp tục cung cấp trong tương lai. Số lượng vắc-xin khổng lồ này sẽ mang đến thảm họa gì cho người dân Trung Quốc và người dân thế giới thực sự là điều đáng lo ngại.
Nhâm Trọng, Epoch Times