Trần Kiên
Lực lượng vũ trang Taliban đã kiểm soát hơn 90% các cơ quan chính phủ ở Afghanistan chỉ trong mười ngày, và tốc độ của phiến quân đã khiến Tòa Bạch Ốc phải kinh ngạc.
Theo tờ The Sun của Anh, sau khi kiểm soát phần lớn lãnh thổ Afghanistan, phát ngôn viên của Taliban Suhail Shaheen khẳng định rằng họ sẽ “không báo thù” nhằm vào người dân Afghanistan.
Hắn nói thêm: “Chúng tôi là đầy tớ của nhân dân và của đất nước này”.
Phản bác lại tuyên bố này, tài khoản Twitter New High land Vision cho biết: Các tổ chức khủng bố chỉ cần sử dụng lớp vỏ ngụy trang ‘phụng sự vì nhân dân’… Cướp của, giết người, đốt phá, bắt cóc, buôn bán ma túy v.v đã được hợp pháp hóa. Đây là thủ đoạn mà Tập Cận Bình đã dạy cho tổ chức khủng bố Taliban”.
Một người khác bình luận: “Chứng minh hai điểm: Taliban cũng là lưu manh, và ĐCSTQ cũng là phần tử khủng bố.”
Một người khác đăng tải đoạn video cho thấy “đầy tớ nhân dân” Taliban đang dùng roi để đánh người dân một cách không thương tiếc.
Abuluowang đưa tin, ông Khổng, một học giả độc lập về Trung Quốc, nói rằng Taliban luôn sử dụng những lời lẽ ngụy biện để đánh lừa thế giới và những lời nói của chúng khó mà khiến người ta tin tưởng.
Ông Khổng nói “Một số tuyên bố mới nhất của Taliban đã được đăng tải lên Internet trong hai ngày qua, liệu đó là ngụy biện và lừa dối thế giới, hay chúng thực sự muốn thay đổi đường lối của mình? Hiện tại điều này vẫn chưa rõ ràng. Nhưng ít nhất chúng ta có thể thấy một lực lượng chính trị dựa vào vũ lực để giành được chính quyền. Tất yếu sẽ phải dùng vũ lực để duy trì chế độ của mình”.
Khẩu hiệu của Taliban rằng “sẽ không trả thù” khiến người ta nhớ đến thời ĐCSTQ lên nắm quyền bằng bạo lực năm 1949. ĐCSTQ đã hứa với các nhà tư bản và trí thức rằng họ sẽ không bị thanh trừ, mà cùng “đảng” xây dựng lại đất nước. Tuy nhiên chỉ vài năm sau, ĐCSTQ đã lật lọng, phát động nhiều cuộc vận động chính trị, thanh trừ, tàn sát hàng triệu phần tử trí thức và các nhà tư bản của đất nước này.
Trên thực tế việc Taliban chiếm chính quyền bằng bạo lực khá tương đồng với cách làm của ĐCSTQ.
Hôm 17/8, tờ Tin tức Đa chiều đã xuất bản một bài báo đề cập rằng, chiến thắng của Taliban là dựa trên kinh nghiệm của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông. Taliban đã bao vây các thành phố từ các vùng nông thôn, chiếm giữ các thành phố ở hàng chục tỉnh ở Afghanistan. Sau đó, tiến vào Thủ đô Kabul và dễ dàng giành được quyền lực ở đất nước này.
Tờ Tin Tức Đa chiều bình luận rằng, có vẻ như Taliban đang lặp lại cái gọi là “Chiến tranh Giải phóng” của ĐCSTQ ở Afghanistan. Thêm vào đó, khi nhóm khủng bố Taliban được truyền thông phương Tây phỏng vấn vào những năm 1990, chúng đã thẳng thừng tuyên bố rằng “Những tác phẩm được chọn lọc của Mao [Trạch Đông]” là cuốn sách truyền cảm hứng nhất cho chúng.
Ông Khổng dự đoán rằng các tổ chức nắm chính quyền bằng bạo lực chắc chắn sẽ dựa vào bạo lực để duy trì quyền lực. Ông nói “Trong vài năm tới, dưới sự thống trị của Taliban ở Afghanistan, với chủ trương ủng hộ bạo lực và vũ lực, thì tự do, dân chủ và quy tắc luật pháp không thể tồn tại. Nếu chính quyền đến từ nòng súng, họ phải sử dụng nòng súng để bảo vệ chính quyền”
Mặc dù không có bằng chứng cho thấy ĐCS Trung Quốc đã chỉ đạo kỹ thuật để Taliban lên nắm chính quyền, nhưng ngoại giới, và ngay cả chính cơ quan truyền thông của ĐCSTQ cũng cho rằng chiến lược và chiến thuật của Mao Trạch Đông về cơ bản đã giúp Taliban giành chiến thắng.
Ngày 28/7, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tiếp lãnh đạo nhóm Taliban tại Thiên Tân. 20 ngày sau sự kiện này, Taliban đã chiếm hầu hết lãnh thổ Afghanistan, bao gồm cả thủ đô Kabul.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cũng tuyên bố, Bắc Kinh sẵn sàng phát triển quan hệ hữu nghị với Afghanistan sau khi đất nước này bị Taliban kiểm soát.
Nhận xét của bà Hoa được người dân Lâm Tài Tuấn giải thích: “ĐCSTQ đã trở thành ông chủ thực sự đằng sau Taliban, và tính hợp pháp song phương không còn phải bàn cãi. Họ là những tổ chức khủng bố thực sự.
Một người khác bình luận: “Bàn tay đen của ĐCSTQ đi đến đâu, đều là mang đến bạo lực, thảm họa và sinh ly tử biệt”.