Tại sao Biden phải sa thải cố vấn an ninh quốc gia của ông ta vì thất bại ở Afghanistan

Lời người dịch: Chỉ trong vòng 2 tuần lễ đầu tháng 8/2021, một thảm họa mới đang đổ ập lên người dân Afghanistan. Thảm họa đó, một phần lớn, đến từ quyết định rút lui một cách cẩu thả vô trách nhiệm của giới chức chính trị cao cấp tại Tòa Bạch Ốc.

Xin được dịch lại bài báo “Ex-Obama adviser: Why Biden must fire his national security adviser for Afghanistan failure” đăng trên USA Today ngày 16/8/2021.

Tác giả bài báo là Brett Bruen. Trước đây, ông là giám đốc của phần vụ tham dự toàn cầu (director of global engagement) trong Obama White House. Hiện nay, ông là chủ tịch của Global Situation Room, một công ty chuyên về quan hệ công chúng (a public relations firm), và ông còn là adjunct professor of crisis communications tại Đại học Georgetown.

Trần Trung Tín – Chuyển ngữ

Tổng thống Joe Biden cần phải cải tổ (shake up) đội ngũ an ninh quốc gia của ông (his national security team).


Thảm họa đang xảy ra tại Afghanistan là một hình ảnh cho thấy White House đang có những vấn đề lớn lao khác tại đây. Thành phần nhân sự, kế hoạch và quy trình mà tổng thống đưa ra để giữ nước Mỹ an toàn hiện không làm việc.
Những người mà ông chọn vào các vị trí quan yếu đã liên tục thất bại không trắc nghiệm được mức giới hạn của những giả định của chính họ (failed to challenge their own assumptions). Điều này, đáng buồn thay, đã đưa đến một ngày thực không cần thiết nhưng lại đáng xấu hổ nhất trong lịch sử của Hội đồng An ninh Quốc gia.

Vị cố vấn an ninh quốc gia có hai công việc. Như tên gọi của chức vụ, họ là người cố vấn cuối cùng và trên lý thuyết cũng là thân cận nhất cho tổng thống trong Situation Room.
Nhiệm vụ thứ hai của họ là đem các quyết định và đường lối của vị tổng tư lệnh để chuyển hóa thành các chính sách thực tế. Đôi khi điều đó đòi hỏi phải nói lên sự thật đối với các nhân vật có quyền thế. Trên tất cả các thang điểm này, người hiện đang đứng đầu văn phòng an ninh quốc gia dường như đã thất bại.

Jake Sullivan (sinh 28/11/1976) – Cố vấn an ninh quốc gia

Tôi đã phục vụ cùng với Jake Sullivan trong chính quyền Obama. Ông ta cực kỳ sáng bén và vì đó, đã thăng tiến ở tốc độ kỷ lục lên làm nhân viên (staffer) cho Ngoại trưởng Hillary Clinton và sau đó là cho Phó Tổng thống Joe Biden.
Trong khi ông Sullivan biết tất cả các lý thuyết và lập luận của giới học thuật về mặt chính sách ngoại giao, nhưng kinh nghiệm ở nước ngoài của ông thì kém vững chãi hơn. Điều này có thể đưa đến một khoảng cách giữa ý tưởng và sự thực hiện những ý tưởng đó.
Đúng vậy, Biden đã muốn ra khỏi Afghanistan. Thì chính Sullivan là người phải tìm ra cách để đạt được mục tiêu của tổng thống đưa ra trong khi phải bảo đảm cho chúng ta tránh được những cạm bẫy và vấn đề nguy hiểm tiềm ẩn trong đó. Nhưng rõ ràng đó không phải là những gì đã xảy ra.

Những người Afghanistan lang thang (stranded) trở về Afghanistan tại biên giới Pakistan-Afghanistan ở Chaman, ngày 16 tháng 8 năm 2021.

Như chúng ta tất cả đều đã thấy trong những ngày vừa qua, tâm tư của ông xếp (Biden) đã đi đến quyết định. Nhưng, trong trường hợp như thế này, bạn tuyệt đối phải tìm ra cách giải quyết công việc một cách có hiệu quả cho cấp trên (manage up) và giải thích được những rủi ro có thực để theo đuổi con đường mà tổng thống ưa chuộng. Thay vì chỉ lo tiến hành công việc, người cố vấn an ninh quốc gia còn cần phải đưa ra những lựa chọn an toàn hơn mà vẫn có thể hoàn thành các mục tiêu đã được đưa ra.
Đây không còn đơn thuần chỉ là quyết định rút lui một cách cẩu thả vô trách nhiệm (recklessly) ra khỏi Afghanistan. Chính quyền Biden đã nặng về khẩu hiệu hơn là thực chất khi đi vào chính sách đối ngoại. Họ hứa hẹn rằng nước Mỹ sẽ trở lại (America is back), nhưng ở nhiều khu vực, lên đến một con số ở mức đáng ngạc nhiên, họ đã buông bỏ (disengaged), từ Cuba đến Israel.

Biden sở hữu một chuỗi thất bại

Tám tháng vừa qua, đã thấy có quá ít sự chú ý đến các mối đe dọa toàn cầu đang gia tăng. Tòa Bạch Ốc đã nhấn mạnh quá đáng (overemphasized) đến mặt ngoài hời hợt (superficial) và đã không thực hiện được những thay đổi có hệ thống cần thiết sau 4 năm tàn phá (destructive years) của Tổng thống Donald Trump.
Một phần của vấn đề này nằm ở nơi các quyết định về nhân sự. White House đã chọn ra các thứ loại chính trị (political types) để đem gói vào những vị trí có ảnh hưởng nhất.
Thật vậy, chỉ có một nhà ngoại giao chuyên nghiệp (career diplomat) ở vào vị trí cao cấp trong Hội đồng An ninh Quốc gia, đó là giám đốc cao cấp về Phi châu. Con số này ít hơn rất nhiều so với dưới thời Tổng thống Barack Obama. Điều đó có nghĩa là Sullivan và Biden không nhận được lời khuyên từ những người có kinh nghiệm mới mẻ và phù hợp nhất.

Tưởng thưởng các Đồng minh Chính trị


Mọi thứ cũng chẳng tốt đẹp gì hơn ở Bộ Ngoại giao, một nơi mà lần đầu tiên trong một phần tư thế kỷ, không có một nhà ngoại giao chuyên nghiệp nào hiện đang làm việc lại được nắm giữ một trong ba công việc hàng đầu của bộ.
Chúng ta có thể thấy được sự thiên vị của chính quyền này trong việc đặt những người được bổ nhiệm chính trị vào các vị trí an ninh quốc gia qua việc lựa chọn các vị đại sứ của họ. Biden rất thường xem nhiều chức vụ như là những đặc ân dành cho đảng phái chính trị, đưa người giàu có (the well-to-do) hoặc có liên hệ tốt đẹp (the well-connected) đến làm việc tại những nơi như Thổ Nhĩ Kỳ, vốn là những nơi mà bình thường ra kinh nghiệm ngoại giao phải là điều kiện tiên quyết.
Những sự chỉ định nhân sự trên toàn cơ cấu an ninh quốc gia là phản ánh của sự kiêu ngạo đã đi kèm theo sự xuất hiện của đội ngũ này. Họ bước vào mà phần lớn đã bỏ mặc (ignoring) những lo lắng và cảnh cáo của các chuyên gia trong các định chế về nhiều vấn đề quốc tế quan trọng.
Đầu tiên, chúng ta thấy các chính sách về biên giới và người tị nạn đi vào ngõ cụt mà đúng ra có thể tránh được. Tổng thống đã vội vàng thay đổi những chính sách trên mà đã không tham khảo đúng mức ý kiến của các chuyên gia làm việc trong các lãnh vực đó.

Trong cả hai trường hợp, chính quyền đã phải nhanh chóng quay lui lại. Nhưng, đó là sau khi đã đánh mất đi thời gian quý báu và sự tín nhiệm. Những câu hỏi nghiêm trọng cũng được đặt ra về việc họ xử sự với các mối quan hệ tại những nơi như Saudi ArabiaNga, những nơi mà Biden đã hứa sẽ thay đổi theo nguyên tắc. Sau đó đến Afghanistan.

Đúng vậy, chúng ta đã luôn luôn định sẽ rút lui. Câu hỏi đặt ra là bằng cách nào và khi nào thì rút lui. Cả hai điều này đều là những quyết định mà Sullivan phải sử dụng đúng vai trò của ông ta để thận trọng hướng dẫn.
Bất hạnh thay, có vẻ như ông ta đã để cho tổng thống đẩy mạnh việc chấm dứt sự can dự của chúng ta vào Afghanistan trước ngày 11 tháng 9 nhằm để cho kịp thời biểu (kết thúc chiến tranh Afghanistan) của Mỹ (American timeline). Đó là một sai lầm thảm khốc. Người của chúng ta đã không được chuẩn bị. Chúng ta đã thất bại trong việc đưa người của chúng ra khỏi con đường nguy hiểm. Chính quyền và quân đội Afghanistan rõ ràng cũng không sẵn sàng.
Tổng thống Biden cần sa thải viên cố vấn an ninh quốc gia và nhiều lãnh đạo cao cấp khác của ông, vốn là những người đã giám sát sự tiến hành bất thành của việc rút lui của chúng ta ra khỏi Afghanistan. Ông phải cấu trúc lại cách thức làm việc và người mà ông cùng làm việc với trong việc đưa ra các quyết định quan trọng về chính sách đối ngoại, cho phép nhiều ý kiến đóng góp hơn từ các chuyên gia chuyên nghiệp.

Tuyệt đối không nên có thêm chuyện chỉ định các thành phần đóng góp tài chánh (donors) vào các vai trò đại diện cho chúng ta ở nước ngoài. Có quá nhiều rủi ro mất mát trong việc này. Cuối cùng, quả là một sự cấp bách để phải sửa chữa những thiệt hại sâu đậm đã làm tổn hại cho danh tiếng và uy tín của chúng ta trên trường thế giới.
Điều đó sẽ đòi hỏi tổng thống dành thêm nhiều thời giờ hơn nữa so với thời giờ ông đã dành ra trước đây để chú tâm vào các cuộc khủng hoảng toàn cầu và lắng nghe từ những người không làm việc trong ủy ban vận động tranh cử của ông.

Trần Trung Tín chuyển ngữ – Ngày 17 tháng 8, 2021

Related posts