Hương Thảo
Gần đây, dịch COVID-19 ngày càng trở nên nguy hiểm với sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta trên khắp thế giới, khả năng bảo vệ của vắc-xin cũng suy giảm, khiến ngày càng nhiều trường hợp nhiễm xảy ra sau khi tiêm chủng. Trên thực tế, ngoài vắc-xin, cơ thể con người có khả năng miễn dịch tự nhiên có thể giúp bảo vệ chống lại virus COVID-19…
Những người chưa bao giờ tiếp xúc với loại virus hình vương miện này đã có sẵn khả năng miễn dịch chống lại virus.
Tại sao tiêm chủng sản sinh ra lực bảo vệ? Bởi vì cơ thể con người có hệ thống miễn dịch của riêng mình, trong đó có tế bào được gọi là “tế bào B”, có thể sản sinh ra vật chất kháng virus đặc định chống lại các virus mà nó gặp – gọi là kháng thể.
Vắc-xin kích thích hệ thống miễn dịch của con người tạo ra kháng thể bằng cách mô phỏng protein gai trên bề mặt của virus corona mới. Các kháng thể này sẽ ghi nhớ sự xuất hiện của virus corona mới. Lần sau khi gặp virus thật, chúng sẽ nhận ra và loại bỏ virus.
Tuy nhiên, theo một đánh giá được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh (BMJ) cho thấy: ngay cả những người chưa bao giờ tiêm chủng và chưa từng tiếp xúc với virus corona mới cũng có hệ miễn dịch có thể nhận ra và tiêu diệt virus.
Đánh giá này đã tóm tắt ít nhất 6 nghiên cứu và đối tượng thử nghiệm bao gồm những người ở Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Đức và các quốc gia khác. Kết quả cho thấy, 20% đến 50% người khỏe mạnh mà trong thân thể đã có tồn sẵn tế bào miễn dịch T chống lại virus corona mới trước khi nó xuất hiện.
Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng: nguyên nhân có thể là do những người này đã bị nhiễm virus corona cảm lạnh hoặc các loại virus corona khác, vì vậy họ có thể có phản ứng miễn dịch chéo với virus corona mới.
Ngày càng có nhiều nhà khoa học bắt đầu ý thức được rằng nếu bạn muốn kháng lại COVID-19, bạn không thể chỉ đơn giản dựa vào các kháng thể. Ví dụ, Marcus Buggert, một nhà miễn dịch học tại Sở Nghiên cứu Thụy Điển, nói rằng: để đo sức đề kháng của một người đối với COVID-19, chỉ xét nghiệm kháng thể là không đủ.
Với sự lây lan dữ dội của biến chủng Delta, Giám đốc CDC Hoa Kỳ, Rochelle Walensky cũng thừa nhận rằng, sau khi tiêm hai liều vắc-xin này, lượng kháng virus biến thể Delta trong mũi họng của người vừa được tiêm cũng chỉ ngang với người chưa nhiễm bệnh, nghĩa là “vắc xin không thể ngăn chặn sự lây lan của virus”. Điều này là do vắc-xin tạo ra miễn dịch trong máu, nhưng nó không thể tăng cường khả năng phòng thủ miễn dịch của khoang mũi và đường hô hấp của con người.
Giới khoa học đã dần nhận ra rằng, nếu con người muốn chống lại loại virus vương miện này, họ có thể cần tới lực miễn dịch tự nhiên của chính mình.
Mặc dù lực bảo vệ của vắc-xin hiện đang yếu dần – không chỉ do sự xuất hiện của các chủng biến thể, mà bản thân các kháng thể do vắc-xin tạo ra cũng nhanh chóng suy giảm theo thời gian – nhưng trên thực tế, chúng ta không cần quá lo lắng. Vì ngoài khả năng miễn dịch mà vắc xin mang lại, cơ thể chúng ta còn có nhiều vật chất miễn dịch khác để ngăn chặn loại virus đa biến này.
Nhân thể có bốn hàng rào miễn dịch tự nhiên chống lại virus
Thân thể của mỗi chúng ta đều có 4 hàng rào miễn dịch:
Hàng rào miễn dịch đầu tiên: rào cản vật lý
Bao gồm cả mắt, mũi, họng, da, v.v. nước mắt từ mắt, nước mũi và lông mũi trong mũi, và chất nhầy trong cổ họng đều có thể loại bỏ virus ra khỏi cơ thể ngay lần đầu tiên.
Hàng rào miễn dịch thứ hai: tế bào thượng bì
Các tế bào thượng bì (da) của cơ thể người có chức năng chống virus mạnh mẽ, chúng có thể tiết ra interferon, một chất quan trọng cản trở sự nhân lên của virus. Hơn nữa, giữa các tế bào thượng bì có những liên kết chặt chẽ, có thể tạo thành một hàng rào chắc chắn để ngăn chặn sự xâm nhập của virus.
Hàng rào miễn dịch thứ ba: tế bào miễn dịch bẩm sinh
Có rất nhiều tế bào miễn dịch tự nhiên trong máu người, chẳng hạn như đại thực bào, tế bào sát thủ tự nhiên, v.v. Bất kể bạn gặp phải loại virus nào, dù là biến thể Delta, biến thể Alpha, bất kể cái gì mà corona virus mới trở thành, thì những tế bào miễn dịch này đều có thể tiêu diệt chúng.
Hàng rào miễn dịch thứ tư: Tế bào miễn dịch T và B
Tế bào miễn dịch T và tế bào miễn dịch B thuộc về “bộ đội đặc chủng”, có thể sản sinh ký ức về một loại virus cụ thể, và khi gặp phải nó lần thứ hai, những tế bào này có thể tiến hành một cuộc tấn công có chuẩn thức nhắm vào virus.
Như đã đề cập trước đó, vắc-xin là để kích thích tế bào B của con người sản sinh ra kháng thể để chống lại COVID-19. Nói cách khác, nó chỉ nương tựa được một phần nhỏ trong hệ thống miễn dịch khổng lồ của cơ thể. Nhưng nếu ba rào cản đầu tiên đã chặn được virus, hoặc tế bào T đã tiêu diệt được vi-rút thì không cần sử dụng kháng thể.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng miễn dịch có đủ khả năng kháng virus. Một số người có khả năng miễn dịch yếu, chẳng hạn như bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, người không khỏe mạnh, người già, dễ bị nhiễm virus; một số người bị rối loạn miễn dịch và họ cũng dễ bị bão cytokine sau khi nhiễm trùng, đe dọa cuộc sống. Trong một dịch bệnh, kiện toàn được lực miễn dịch của cơ thể là điều quan trọng nhất.
Vậy, khả năng miễn dịch của cơ thể cần duy trì là gì? Đó là sức khỏe của thân thể vật chất và sự ổn định về mặt tinh thần của chúng ta, bao gồm duy trì một lượng dinh dưỡng cân bằng, làm việc và nghỉ ngơi đều đặn, tâm thái bình an và tâm trạng tốt. Nếu mỗi người có thể tăng cường hệ thống miễn dịch tự thân của mình, họ sẽ cảm thấy an tâm hơn khi đối mặt với dịch bệnh.
Ảnh: Sức khỏe 1 + 1 / Epoch Times.
Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch