Ngoài việc tuyên truyền trong nước, ĐCSTQ cũng thiết lập quan hệ đối tác thương mại với các phương tiện truyền thông trực tuyến bằng tiếng Anh để tuyên truyền “tẩy trắng” nhằm che mắt công chúng.
Một bài viết trên tạp chí “Tin vắn Trung Quốc” của Tổ chức Jamestown, Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng chiến lược của Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận chính thức của ĐCSTQ ngoài tuyên truyền trong nước còn đang phát triển một phương thức khác nhằm thực hiện tuyên truyền công khai quy mô lớn. Đó là thiết lập quan hệ đối tác kinh doanh với các phương tiện truyền thông trực tuyến bằng tiếng Anh và che đậy các nguồn tài liệu của họ dưới biểu ngữ của các tin tức có uy tín và được cho là khách quan. Những cách làm này tinh vi hơn và cũng hữu hiệu hơn.
Tác giả của bài viết, ông John Dotson, cựu biên tập viên của Tổ chức Jamestown, và hiện là phó giám đốc của Viện Đài Loan toàn cầu, đã thảo luận về “Tân Hoa Xã” và các phương tiện truyền thông nhà nước khác của Trung Quốc trong bài báo đầu tiên của mình vào tháng 4 năm nay. Trong nhiều năm, nó đã đặt các “bài tuyên truyền” xen kẽ trên các tờ báo tiếng Anh chính thống ở Hoa Kỳ mà thoạt nhìn giống như tin tức và bài xã luận của tờ báo chính. Ví dụ, Tân Hoa Xã thường sử dụng “China Watch” và “China Focus” để tiến hành quảng bá.
Trong bài viết thứ hai đăng ngày 17/8, ông Dotson cho biết ngoài việc mượn các tờ báo ở nước ngoài để đăng tin tức, Tân Hoa Xã cũng đã thực hiện các biện pháp mạnh mẽ hơn để thiết lập mối quan hệ kinh doanh rộng rãi hơn với các hãng thông tấn nước ngoài (như Reuters) và các công ty phổ biến tin tức trực tuyến (ví dụ như MSN của Microsoft), thường là để quảng bá câu chuyện của ĐCSTQ theo những cách tế nhị có thể tránh được sự chú ý của những người xem tin tức tinh tường.
Trường hợp Tin tức trực tuyến MSN của Microsoft
Bài viết nghiên cứu hai trường hợp của MSN và Reuters. Lịch sử kinh doanh của Microsoft tại Trung Quốc có thể bắt nguồn từ đầu những năm 1990. Mối quan hệ thân thiện của Microsoft với chính quyền ĐCSTQ được phản ánh trong công cụ tìm kiếm Bing và cổng internet LinkedIn đang hoạt động ở Trung Quốc (mặc dù là phiên bản bị kiểm duyệt). Khi đó, các đối thủ công nghệ cạnh tranh về thông tin nước ngoài khác đã bị chặn hoặc buộc phải rút khỏi thị trường Trung Quốc.
Ông Dotson nói rằng mặc dù mối quan hệ thân thiện này đã thu hút sự chú ý của công chúng, nhưng các công ty công nghệ nước ngoài như Microsoft và Apple đang phải đối mặt với tranh cãi trong việc thích ứng với các chính sách của chính quyền ĐCSTQ và các mối liên hệ kinh doanh của họ với các cơ quan tuyên truyền quốc gia của Trung Quốc “nhưng vẫn chưa nhận được sự chú ý”. Trong mục nhận xét, ông trích dẫn ảnh chụp màn hình một bài báo trên trang web Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ cảnh báo về các hoạt động “ly khai” của Đài Loan vào ngày 9 tháng 3 năm nay. Bài báo tiếng Anh ở trên chỉ ra các liên kết đến nhiều nền tảng truyền thông xã hội, ngoại trừ Sina.com, logo của Apple News có thể nhìn thấy rõ ràng.
Ông Dotson nói rằng dịch vụ tổng hợp tin tức MSN của Microsoft đã trở thành một cổng thông tin quan trọng để một lần nữa truyền tải lại nội dung của Xinhuanet, ví dụ như “chiến tranh thương mại” Mỹ-Trung và vấn đề Tây Tạng, nguồn của bài báo là một logo nhỏ của Tân Hoa Xã.
Một tình huống phức tạp hơn là “uỷ thác lần hai”. Ông Dotson đã trích dẫn một ví dụ từ tháng 4 năm nay, có một bài báo trên nền tảng MSN về các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc xung quanh Đài Loan, “các phần tử đòi độc lập Đài Loan kiên quyết đưa ra các nhận xét khiêu khích và tổ chức các cuộc tập trận“, và Hoa Kỳ “bày tỏ sự ủng hộ đối với lực lượng của ‘Đài Loan’”. Kết quả là, “quân ly khai Đài Loan và Hoa Kỳ khiến cho Trung Quốc đại lục và Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu”.
Phần đầu của tiêu đề bài báo được chú thích là “Thời báo Manila” (The Manila Times), và một dòng chữ được in nhỏ hơn ở phía dưới là “Thời báo hoàn cầu” (Global Times). Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ “Thời báo hoàn cầu” mới là nguồn gốc thực sự của bài báo.
Ông Dotson ví hiện tượng này như “tuyên truyền tẩy trắng”. Có nghĩa là, các tài liệu của Tân Hoa Xã được phát hành trước – bất kể là thông qua quảng cáo, bản quyền miễn phí hay các biện pháp khuyến khích khác – và sau đó xuất hiện lại dưới dạng tài liệu khách quan thông qua các dịch vụ phân phối trực tuyến như MSN.
MSN của Microsoft vẫn chưa trả lời yêu cầu bình luận của phóng viên Epoch Times.
Hai mục đích của quan hệ đối tác thương mại
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao ĐCSTQ, Hoa Xuân Oánh, phát biểu trong một tuyên bố ngày 11/5: “Không ai có thể tước quyền liên lạc và hợp tác của các phương tiện truyền thông Trung Quốc như Tân Hoa xã và các phương tiện truyền thông khác của Trung Quốc ở nước xã hội chủ nghĩa. Việc buộc tội Tân Hoa Xã chỉ liên lạc và hợp tác với các tổ chức khác chỉ dựa trên điều này là một định kiến về ý thức hệ và sự phân biệt đối xử chính trị nhất định”.
Nhưng ông Doston chỉ ra rằng vai trò của “Tân Hoa Xã” không giống như vai trò của các tổ chức tương tự ở các nước dân chủ, chẳng hạn như BBC ở Anh Quốc, “Tiếng nói nước Đức” ở Đức, hoặc “Thông tấn xã trung ương” ở Đài Loan. Tân Hoa xã là cơ quan ngôn luận chính thức của chính quyền ĐCSTQ, Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình luôn nhấn mạnh “báo chí là cơ quan ngôn luận của đảng và nhân dân” và có “nhiệm vụ quan trọng là định hướng dư luận”. Cần phải tuyên truyền về ĐCSTQ và “kể những điều tốt đẹp của Trung Quốc (ĐCSTQ) ra nước ngoài”.
Cuối cùng, ông Doston thẳng thắn tuyên bố rằng ĐCSTQ và các kênh truyền thông chính thức dưới sự kiểm soát của nó tìm kiếm các mối quan hệ đối tác thương mại và thúc đẩy mạng lưới tiếng Anh vì hai mục đích: Thứ nhất, bằng cách truyền tải lại các tài liệu tuyên truyền của Tân Hoa xã dưới tên một tổ chức đáng tin cậy khác để phổ cập rộng rãi hơn và tìm kiếm sự chấp nhận cao hơn; thứ hai, việc đưa các phương tiện truyền thông nước ngoài vào các mối quan hệ có lợi sẽ buộc các nhà biên tập dần dần chuyển sang các câu chuyện phù hợp hơn với ĐCSTQ.
Mục tiêu đầu tiên đang đạt được và mục tiêu thứ hai có đạt được hay không sẽ phụ thuộc vào những công ty có liên quan.