Ngọc Mai
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã nhấn mạnh kế hoạch về chính sách “thịnh vượng chung”, đặc biệt đề cập đến việc thiết lập hệ thống “ba phân phối”.
Cái gọi là “ba phân phối” xuất phát từ khái niệm do nhà kinh tế Trung Quốc Lệ Dĩ Ninh (Li Yining) đưa ra: Phân phối thứ nhất dựa trên thị trường với nguyên tắc phân phối hiệu quả. Phân phối thứ hai là chính phủ nhấn mạnh nguyên tắc công bằng, thông qua thuế và các khoản chi cho an sinh xã hội phân phối lại cho hợp lý. Phân phối thứ ba là phân phối dựa trên đạo đức, thông qua quyên góp tự nguyện.
Theo trang Epoch Times, ông Tập gần đây đã đề xuất kế hoạch “thịnh vượng chung”, yêu cầu xây dựng phân phối 3 lần cân đối đồng bộ, tăng thuế, tăng an sinh xã hội, thanh toán chuyển nhượng… Tuy nhiên, nhiều nhà quan sát cho rằng cái gọi là chính sách “3 phân phối” của ĐCSTQ là hành động cướp của người giàu và chia cho người nghèo.
Bài báo của Đài tiếng nói Hoa Kỳ dẫn lời các chuyên gia phân tích rằng, 3 lần phân phối ban đầu nghĩa là các cá nhân hoặc công ty, tự nguyện quyên góp một phần thu nhập của họ cho hoạt động từ thiện. Nhưng cách làm hiện tại của ĐCSTQ chắc chắn sẽ biến các khoản đóng góp tự nguyện thành việc tống tiền bắt buộc. Các công ty tư nhân sẽ phải đối mặt với hình thức “tống tiền từ thiện”.
Cưỡng bức đóng góp làm giảm sự nhiệt tình của các doanh nghiệp
Hồ Bình (Hu Ping), tổng biên tập danh dự của tờ “Mùa xuân Bắc Kinh” đề cập rằng, ĐCSTQ rất cần tiền để trợ cấp cho người nghèo, nhưng chính phủ không sẵn sàng rút tiền từ ngân sách nhà nước, mà nhắm vào kinh tế tư nhân. Buộc các doanh nghiệp tư nhân phải đóng nhiều hơn dưới danh nghĩa “tự nguyện”. Đây là cách làm ngắn hạn, có lợi cho một số người nghèo, nhưng làm giảm tính tích cực của các doanh nghiệp tư nhân, về lâu dài thì bất lợi.
Ông Hồ Bình nói “Có một câu chuyện đùa rằng, bí quyết gây quỹ: thứ nhất là nở nụ cười tươi và thứ hai là đừng ôm theo súng. Vì vậy, trong lịch sử Trung Quốc mới xảy ra tình trạng như vậy, cái gọi là sưu cao thuế nặng. Sưu cao thuế nặng là gì? Đây là những loại thuế đã được quy định trong văn bản. Ngoài ra, [ĐCSTQ] còn khéo léo đặt tên để tìm ra nhiều loại thuế [mới]”.
Tác động tiêu cực đến nền kinh tế
Trương Hân (Zhang Xin) giáo sư kinh tế danh dự tại Đại học Toledo tin rằng, các kế hoạch kinh tế ưu đãi với các doanh nghiệp nhà nước và phân biệt đối xử với doanh nghiệp tư nhân chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Trương Hân tin rằng nền kinh tế quốc hữu hóa là một thể chế thất bại.
Vị giáo sư này nói “Chúng ta nhớ rằng vào thời Mao, dân chúng lầm than. Cư dân thành thị phụ thuộc vào tem phiếu thực phẩm, thắt lưng buộc bụng sống qua ngày. Nông thôn 3 năm thì 2 đầu mất mùa, đói kém. Nền kinh tế suy sụp. Đó là thời kỳ bình quân tuyệt đối, các doanh nghiệp nhà nước bây giờ vẫn như vậy, về cơ bản là thua lỗ. Theo một nghiên cứu, nếu các doanh nghiệp nhà nước bỏ hết bao cấp và vay nợ ngân hàng thì tổng thiệt hại thậm chí còn tồi tệ hơn”.