Phụng Minh
Gần đây Hoa Kỳ đã phát động hai cuộc tập trận quân sự quy mô lớn, quy tụ 20 quốc gia, nhưng hoạt động chính vẫn là quân đội Hoa Kỳ. Cuộc tập trận trải dài trên 17 múi giờ, đây là cuộc tập trận quân sự chung lớn nhất trong 40 năm được tiến hành đồng thời ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, theo trang NTDTV.
Chúng ta hãy cùng xem lại chính xác các cuộc tập trận của quân đội Mỹ và những công tác chuẩn bị nào đã được thực hiện?
Mô phỏng hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ khởi hành từ cảng nhà
Tại khu vực Thái Bình Dương, ngoài Hạm đội 7, Hạm đội 3 cũng sở hữu hàng không mẫu hạm. USS Carl Vinson và Lincoln là hàng không mẫu hạm mới nhất của Hoa Kỳ, được trang bị máy bay chiến đấu F35C, có cảng nhà là San Diego, California. Cả hai đều được trang bị một phi đội F35C và ba phi đội Super Hornet. Một hàng không mẫu hạm có khả năng chống lại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Nếu xảy ra chiến tranh, Hạm đội 3 sẽ lao ngay đến Tây Thái Bình Dương.
Hàng không mẫu hạm Carl Vinson rời bờ biển phía Tây nước Mỹ và đến vùng biển Hawaii vào ngày 18/6. Khi đó, ở Tây Thái Bình Dương đã có hàng không mẫu hạm, việc triển khai này là hợp lý, nhưng hàng không mẫu hạm không tiếp tục đi về phía Tây mà quay trở lại Hoa Kỳ. Vào ngày 3/8, nhóm tấn công USS Carl Vinson (CVN70) đã khởi hành từ San Diego và chính thức được triển khai. Đây chính xác là mô phỏng một kịch bản chiến tranh có thể xảy ra.
Steve Koehler, chỉ huy Hạm đội 3, đã nói, “Chúng tôi đi đến nơi mà trận chiến đưa chúng tôi đến, và chúng tôi duy trì ưu thế của trận chiến thông qua khả năng giải quyết vấn đề và thay đổi trong trận chiến”.
Mô phỏng cuộc tập trận bắt đầu từ tình huống xấu nhất
Khi cuộc tập trận quy mô lớn bắt đầu vào năm 2021, Mỹ đặt ra tình huống không có hàng không mẫu hạm nào ở Thái Bình Dương. Đây nên được coi là kiểu mô phỏng tình huống tồi tệ nhất, quân đội Mỹ nên đối phó với nó như thế nào trong các cuộc tập trận.
Rạng sáng ngày 30/7, Sư đoàn Dù 82 thuộc Lực lượng Đặc biệt số 1 của Quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản đã nhảy dù xuống Căn cứ Không quân Guam Anderson, từ một máy bay vận tải cỡ lớn. Quân đội Mỹ tuyên bố rằng hoạt động này đã thể hiện khả năng dự phòng lực lượng song phương, trên các chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai, và toàn bộ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Trong thực chiến, mục tiêu trên không của liên quân Mỹ – Nhật khó có thể là đảo Guam. Trên thực tế, mục tiêu là đổ bộ đường không vào Đài Loan; cuộc tập trận mô phỏng cuộc đổ bộ đường không nhanh chóng của lính đặc nhiệm Mỹ và Nhật để hỗ trợ đảo Đài Loan sau khi xung đột ở eo biển Đài Loan xảy ra. Điều này cho thấy ở cấp độ quân sự, quân đội Mỹ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Nếu các nhà lãnh đạo của Mỹ và Nhật Bản quyết định tham gia vào cuộc chiến ở eo biển Đài Loan, quân đội sẽ có thể đổ xô đến Đài Loan càng sớm càng tốt.
Đối phó làn sóng xung đột đầu tiên
Ngày 31/7, tàu ngầm tấn công dòng USS Connecticut (SSN22) của Hải quân Mỹ đã cập cảng Yokosuka, Nhật Bản và ra mắt công chúng. Quân đội Mỹ cũng cố tình công bố hình ảnh tàu ngầm tấn công dòng Los Angeles USS Chicago (SSN721) đang tải một số lượng lớn tên lửa chống hạm Harpoon ở Trân Châu Cảng, Hawaii vào ngày 28/7, đồng thời tuyên bố rằng việc này là để chuẩn bị cho diễn tập quy mô lớn (LSE2021). Điều này được cho là để mô phỏng rằng khi xung đột ở Tây Thái Bình Dương bất ngờ nổ ra, tàu ngầm có thể trở thành đội quân đầu tiên tham chiến.
Các tàu ngầm Hoa Kỳ có khả năng im lặng tốt hơn và khả năng che giấu cao hơn, trong khi khả năng chống tàu ngầm của Trung Quốc tương đối yếu. Đồng thời, tàu ngầm hạt nhân của Mỹ có khả năng tấn công tương đối mạnh, chẳng hạn như tàu ngầm hạt nhân dòng Ohio cải tiến có thể mang theo 154 tên lửa hành trình Tomahawk và một số lượng lớn ngư lôi. Tên lửa hành trình Tomahawk hiện cũng có thể tấn công tàu chiến. Một tàu ngầm hạt nhân có thể gây ra một mối đe dọa mạnh mẽ cho một hạm đội.
Không quân Mỹ cũng không nhàn rỗi. F-22, F-15 và B-52 đã đóng ở Guam vào tháng 7 và tham gia “Chiến dịch Sắt Thái Bình Dương” trong vài ngày qua. Nó mô phỏng sự xung đột và nhanh chóng tranh giành quyền tối cao trên không và tiến hành các cuộc không kích.
Quân đội Mỹ cũng thông báo khởi động cuộc tập trận “Red Flag-Alaska 21-3” với sự hợp tác của Không quân Australia, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 tại căn cứ Alaska, mô phỏng các hoạt động hỗ trợ từ phía bắc đến tây Thái Bình Dương. Alaska là một căn cứ quân sự quan trọng của Hoa Kỳ. Máy bay chiến đấu F22 và M35 được triển khai ở đây. Khi chiến tranh nổ ra ở Tây Thái Bình Dương, những máy bay chiến đấu Alaska này có thể bay qua Nhật Bản hoặc Guam để tới chiến trường càng sớm càng tốt.
Làn sóng phản ứng thứ hai để giành lấy quyền lực tối cao trên không
Sau khi dọn sạch một số mục tiêu quân sự và hạm đội của Trung Quốc, làn sóng thứ hai sẽ là hàng không mẫu hạm và tàu tấn công đổ bộ của Mỹ mang theo một số lượng lớn máy bay chiến đấu ra tiền tuyến để chiếm lấy ưu thế trên không trên chiến trường.
Đồng thời, F22, F35 và F15 của Không quân Hoa Kỳ sẽ tiến từ Alaska, Hawaii và những nơi khác ở Hoa Kỳ đến Guam, hoặc một căn cứ hải quân ở Nhật Bản, để hỗ trợ Hải quân Hoa Kỳ chiến đấu giành ưu thế trên không trong Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Máy bay ném bom B52 và B2 sẽ bay đến khu vực lân cận eo biển Đài Loan với Guam, Hawaii hoặc Diego Garcia ở Ấn Độ Dương, phóng một số lượng lớn tên lửa hành trình và tên lửa chống hạm bên ngoài khu vực phòng thủ của ĐCSTQ.
Sau đó, Sư đoàn 3 Thủy quân lục chiến đóng tại Nhật Bản được tàu vận tải đổ bộ chở đến Thủy quân lục chiến Đài Loan. Nhờ có số lượng lớn máy bay lên thẳng, nó có thể tiến nhập theo phương thẳng đứng. Ngay sau đó, Sư đoàn Dù 82 và Sư đoàn Dù 101 được xuất kích ra tiền tuyến thông qua một đội máy bay vận tải lớn.
ĐIều sốc nhất về cuộc tập trận quy mô lớn này là nó không chỉ là một cuộc tập trận quân sự mà còn là một cuộc ngoại giao tuyệt vời.
Hàng nghìn binh sĩ từ Indonesia và Hoa Kỳ đã tiến hành cuộc tập trận chung kéo dài hai tuần từ ngày 1/8 đến ngày 13/8. Hơn 2.100 binh sĩ Indonesia, và hơn 1.500 binh sĩ Mỹ đã tham gia cuộc tập trận.
Đồng thời, Cuộc tập trận Quân sự Huấn luyện Hợp tác Đông Nam Á do Hoa Kỳ dẫn đầu đang được tiến hành tại Singapore.
Cuộc tập trận bắt đầu vào ngày 10/8. Tổng cộng có 21 hải quân các nước tham gia, bao gồm Úc, Bangladesh, Brunei, Canada, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Maldives, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Đông Timor, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ và Việt Nam.
Số lượng và tần suất các cuộc tập trận của quân đội Hoa Kỳ trong năm nay thật ngoạn mục
Số lượng và tần suất các cuộc tập trận của quân đội Mỹ trong năm nay đơn giản là đáng kinh ngạc. Từ ngày 24/6 đến ngày 11/7 năm nay, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã tiến hành các cuộc tập trận chung trên Lá chắn phía Đông.
Vào tháng 7, một cuộc tập trận chung quy mô lớn giữa Australia và Mỹ đã được thực hiện xung quanh Australia. Sau khi cuộc tập trận Shield Sabre kết thúc, quân đội Hoa Kỳ không rời đi mà tiếp tục ở lại Tây Thái Bình Dương, tiến hành các cuộc tập trận chung với Úc và Nhật Bản ở Biển Coral.
Trung Quốc chỉ tìm thấy Nga để tập trận và bị Hoa Kỳ giám sát
Trung Quốc thấy rằng bạn tập trận nên tôi cũng phải tập trận, nhưng so với Hoa Kỳ, quốc gia đã lôi kéo được 21 quốc gia khác tiến hành cuộc tập trận kéo dài một tháng ở 17 múi giờ, thì Trung Quốc chỉ tìm thấy Nga và thậm chí không có Triều Tiên. Vào ngày 9/8, Trung Quốc và Nga đã tiến hành cuộc tập trận quân sự ở Ninh Hạ, có 10 nghìn người tham gia và thậm chí cả J-20 cũng được điều động, con số này rất lớn.
Trên Biển Đông, Hải quân Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận riêng, ngoài hàng không mẫu hạm Sơn Đông còn có tàu tấn công đổ bộ 075, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường 055 và hơn 20 tàu mặt nước khác. Đây là cuộc tập trận quân sự lớn nhất với hỏa lực mạnh nhất.
Cuộc tập trận này chỉ kéo dài một tuần, từ ngày 5-12/8. Trong cuộc tập trận, một máy bay giám sát tên lửa của Không quân Mỹ đã cất cánh từ Okinawa đến Biển Đông để tiến hành các hoạt động do thám và quan sát toàn bộ quá trình.
Hoa Kỳ chưa bao giờ đơn độc trong cuộc chiến trong vài thập kỷ qua. Mặc dù Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế và quân sự số một. Hoa Kỳ không chỉ tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn, mà còn liên lạc với các đồng minh tiềm năng trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về mặt ngoại giao chống lại ĐCSTQ, tăng cường hợp tác và cô lập ĐCSTQ về mặt ngoại giao.