Nguyễn Duy
Có thể nói chỉ mới ngồi ghế thủ tướng không bao lâu mà ông Phạm Minh Chính đã biết tạo sức mạnh cho mình. Bước đầu tiên là củng cố liên minh với Nguyễn Tấn Dũng bằng cách gia cố quyền lực vững chắc cho Nguyễn Thanh Nghị. Nếu Nguyễn Thanh Nghị không phải là con của Nguyễn Tấn Dũng thì sẽ không có chuyện ông Chính tham gia cuộc họp Bộ Xây Dựng ngay khi cuộc họp đầu tiên của bộ này được triển khai. Đứng bên cạnh Nguyễn Thanh Nghị là ý đồ rất rõ của Phạm Minh Chính. Vì sao Phạm Minh Chính chọn thế lực tưởng như hết thời để liên minh mà không chọn thế lực mạnh nhất hiện nay? Câu trả lời cũng khá đơn giản, thế lực Nguyễn Tấn Dũng đang hồi sinh với Nguyễn Thanh Nghị nhưng thế lực ông Nguyễn Phú Trọng tuy mạnh nhưng đang hết thời vì không có con kế vị. Cùng lắm là hết nhiệm kỳ thứ ba ông Nguyễn Phú Trọng cũng phải về vườn. Đó là lý do ông Phạm Minh Chính ngã về phe Ba Dũng. Tuy nhiên ông Chính cũng rất khôn khéo là rất vâng lời với người “sĩ phu Bắc Hà” chứ không chống. Nói chung đường lối của ông Phạm Minh Chính là thêm bạn bớt thù. Bài học gây thù chuốc oán của ông Nguyễn Tấn Dũng đã phải trả giá như thế nào giờ ông Phạm Minh Chính rút ra bài học rất tốt.
Nguyễn Tấn Dũng xây dựng lợi ích nhóm từ vị trí Thủ tướng và sau đó phủ đầu vị trí Tổng Bí thư thế nào thì đó là bài học rất có giá trị cho Phạm Minh Chính. Muốn vậy, ông Chính cần phải xây dựng chính phủ toàn là tay chân thân tín để tạo nên sức mạnh. Mới làm thủ tướng chưa được bao lâu nhưng ông Phạm Minh Chính đã bắt tay làm nhiều điều. Về vấn đề xây dựng mối quan hệ thân hữu, ông Phạm Minh Chính tỏ ra vượt trội hơn người tiền nhiệm Nguyễn Xuân Phúc. Đó là điều rất dễ thấy.
Phạm Minh Chính đang dọn rác trong chính phủ?
Khi mới lên nắm quyền thì Phạm Minh Chính chưa thể tạo nên một chính phủ như ý. Vẫn còn rất nhiều người trong chính phủ thuộc phe khác. Khác với Nguyễn Xuân Phúc, ông Phạm Minh Chính đã tạo nhiều dấu ấn trong việc củng cố quyền lực hơn ông Nguyễn Xuân Phúc. Người đầu tiên mà ông Chính muốn đẩy đi, đó là Trương Hoà Bình. Trương Hoà Bình vốn là một người của liên minh Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang. Trương Tấn Sang thì không còn quyền lực gì nữa xem như hết thời và cũng chẳng có thế hệ tiếp nối để hồi sinh, còn Nguyễn Phú Trọng thì quyền lực vẫn còn nhưng là thế lực đang xuống dốc, hết nhiệm kỳ này Nguyễn Phú Trọng cũng sẽ chẳng còn quyền lực gì, vả lại bản thân ông Trọng cũng không muốn giúp Trương Hoà Bình. Ông Trọng chỉ không đẩy Trương Hoà Bình rời ghế sớm mà thôi, vì thế mà tại Đại hội 13, Trương Hoà Bình đã mất chức uỷ viên Bộ Chính Trị và cũng chẳng còn uỷ viên Trung Ương Đảng. Với người không còn đứng trong Bộ Chính Trị thì ra tay loại khỏi chính phủ là dễ nhất. Không lý do gì Trương Hoà Bình không thực hiện. Điều đáng nói là sau khi loại Trương Hoà Bình, Phạm Minh Chính chốt luôn danh sách phó thủ tướng chỉ còn 4 người chứ không phải là 5 người như trước đây. Với ít phó quyền lực sẽ tập trung về thủ tướng nhiều hơn. Đó là lý do tại sao, Phạm Minh Chính không giữ nguyên 5 phó thủ tướng.
Cùng với việc tước quyền làm trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch của Vũ Đức Đam thì rõ ràng Phạm Minh Chính đang muốn giành lấy quyền lực từ tay phó thủ tướng. Có hai cách thâu tóm quyền lực, cách thứ nhất là loại bỏ đối thủ, cách thứ nhì là tước bỏ quyền lực đối thủ. Với Trương Hoà Bình thì ông Phạm Minh Chính loại bỏ đối thủ, với Vũ Đức Đam là tước bỏ quyền lực đối thủ. Thực tế cho thấy, Phạm Minh Chính đấu đá nhau rất giỏi. Gần như khó có đối thủ nào sánh bằng ngoại trừ ông Nguyễn Phú Trọng.
Vì sao Phạm Minh Chính có sức mạnh vượt trội như vậy?
Cho đến bây giờ, muốn có thế lực mạnh trong đảng Cộng sản thì phải thân Bắc Kinh. Nếu không thân thì khó mà làm các thế lực khác sợ. Cho đến nay người ta không tìm ra bằng chứng nào cho thấy Nguyễn Phú Trọng thâu tóm tiền bạc, tuy nhiên những kẻ có tiền đầy nhà phải chịu thua trước Nguyễn Phú Trọng. Đó là cái giá của việc thân Trung Quốc. Ông Phạm Minh Chính là con người sắc sảo nên ông ta nhìn ra những lợi thế đó và đã không bỏ lỡ cơ hội để gầy dựng khi làm bí thư tỉnh Quảng Ninh.
Với việc nắm ghế thủ tướng, với nền kinh tế đất nước nằm gọn trong tay, ông Phạm Minh Chính được xem như là có tất cả. Tất ví thể Phạm Minh Chính không ăn lộ liễu như Nguyễn Tấn Dũng để củng cố quyền lực bằng tiền mà Phạm Minh Chính sẽ khôn ngoan hơn. Đó là thực tế mà nếu quan sát kỹ sẽ nhận ra thôi.
Hiện nay có 4 phó thủ tướng là Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái, Vũ Đức Đam, Lê Văn Thành. Ông Phạm Bình Minh được xem là Phó Thủ tướng thường trực, tuy nhiên ông Phạm Bình Minh được xem là lành tính, không thích va chạm vì vậy ông Phạm Minh Chính không lo bị tiếm quyền, còn ông Lê Minh Khái và Lê Văn Thành được xem là người của Phạm Minh Chính. Còn lại Vũ Đức Đam tuy là phó thủ tướng kỳ cựu nhưng lại là người không thủ tướng nào ưa. Từ thời ông Nguyễn Tấn Dũng, đến thời ông Nguyễn Xuân Phúc rồi đến giờ là Phạm Minh Chính không ai ưa ông Đam. Không ai biết lý do tại sao ông Đam lại bị ghét bỏ như vậy, đã 3 nhiệm kỳ uỷ viên trung ương đảng mà vẫn chưa vào được Bộ Chính trị là một câu hỏi to tướng. Đây là điều bất thường.
Ông Vũ Đức Đam được mác Tây học nói tiếng Anh tốt, ông Đam luôn tỏ ra là người có năng lực trước công chúng làm lu mờ đồng nghiệp và cả cấp trên. Tuy nhiên, thực tế là ông Đam không có năng lực như người ta nghĩ, tất cả những gì người dân nghĩ chỉ là hào nhoáng bề ngoài. Qua việc chống đỡ dịch Covid đã phơi bày điều đó. Chính vì thế mà ông Đam thuộc loại không ai ưa. Và tất nhiên Phạm Minh Chính cũng không ưa ông Đam.
Tham vọng của ông Phạm Minh Chính
Có thể nói không lý do gì để loại bỏ Vũ Đức Đam. Chỉ tước bỏ dần quyền lực của ông Đam thì xem như các phó thủ tưởng nằm gọn trong tầm điều khiển của ông Phạm Minh Chính. Phần còn lại là dọn một số bộ trưởng. Người mà ông Phạm Minh Chính muốn đẩy đi nhất hiện nay là ông Nguyễn Văn Thể. Ông Thể là người gây rất nhiều tai tiếng nhưng lại không thuộc phe. Vậy nên đưa Nguyễn Văn Thể đi là một nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Từ sau Đại hội 13 đã có tin ông Nguyễn Văn Thể sẽ về nắm chức phó bí thư thường trực thành phố. Vị trí này sau đó ông Phan Văn Mãi đã chiếm lấy, tuy nhiên mới đây Trung ương đã đẩy Nguyễn Thành Phong đi nên ông Phan Văn Mãi trám vào, và cuối cùng là chiếc ghế phó bí thư thường trực lại trống. Đây là cơ hội tốt để ông Nguyễn Văn Thể ra đi. Ông Thể ra đi trám vào vị trí ông Mãi bỏ lại thì vừa tốt cho ông Phạm Minh Chính và lại vừa tốt cho Nguyễn Văn Thể. Tốt cho ông Phạm Minh Chính là ông ta sẽ có một chính phủ đồng lòng hơn để củng cố quyền lực, tốt cho ông Thể là để ông ta khỏi lạc lõng ở chính phủ Phạm Minh Chính. Vả lại, Bộ Giao thông Vận tải là bộ có khá nhiều người đã đi tù, nếu ông Thể ngồi lại ghế bộ trưởng thì lành ít dữ nhiều. Điều dữ đôi khi nó đến từ ông Phạm Minh Chính.
Ông Phạm Minh Chính là nhân vật chính trị đang lên, và ông Chính đang ráo riết củng cố quyền lực chứ không như ông Nguyễn Xuân Phúc. Trong vòng 6 tháng qua thành tích chống dịch của ông Phạm Minh Chính chỉ là con số không, nhưng thành tích củng cố quyền lực của ông Chính là rất ấn tượng. Nếu ông Chính cứ củng cố quyền lực như thế này, thì có thể nói rằng 5 năm sau, thế lực của ông Phạm Minh Chính sẽ là số một trong ĐCS.
Tham vọng chính trị thì quan chức CS nào cũng có, nhưng để toan tính củng cố quyền lực cho mình thì khó có ai bì lại ông Phạm Minh Chính ngoại trừ ông Nguyễn Phú Trọng. Chính phủ sau vài lần dọn rác, thì hiện lên toàn phe ông Phạm Minh Chính. Đến lúc đó, sức mạnh chính trị của Phạm Minh Chính sẽ trở nên vô đối.
Nguyễn Duy – Thoibao.de (Tổng hợp)