Hành trình từ tâm và từ thiện – Huỳnh Mẫn Chi

Một quốc gia giàu có, văn minh đến mấy vẫn có tầng lớp người nghèo. Huống chi, đất nước ta luôn bị thiên tai lũ lụt và gần đây là đại dịch… Người dân rơi vào khốn đốn, khổ sở, nhất là khi đại dịch đang hoành hành tàn phá; và họ được nhiều nghĩa cử cao đẹp đứng ra cứu giúp.

Trước đây, dân tình hay đồn thổi gửi tiền vào một số tổ chức từ thiện thì không khác nào như ” trong Ngư ông và biển cả” của đại văn hào Hemingway. Ông lão đánh bắt được con cá lớn ngoài khơi, vào đến bờ chỉ còn bộ xương do “chúng nó” rỉa hết? Tuy vậy, điều quan trọng là trên biển cả, The old man Santiago là biểu tượng của sự phấn đấu, một thân một mình, quyết chí đương đầu với chính mình và biển khơi. Đây là một cuộc hành trình của nội tâm: cho thiên nhiên, cho đời và cho chính mình.

Gần đây, các mạnh thường quân tìm nơi tin cậy hơn, đó là nghệ sĩ. Người ta tin bởi nghệ sĩ làm nghệ thuật thì luôn trong khuôn khổ chân – thiện – mỹ. Họ là người tô sắc màu cho cuộc sống, tươi và đẹp. Rồi vài tháng nay, một số bị tố cáo bằng những hành động dù kém văn minh, không văn hóa, trái luật pháp… nhưng công chúng vẫn được quyền nghi ngờ… Công chúng chia làm 2 cánh chửi bới nhau trên mạng xã hội ầm ĩ. Phía thì đặt câu hỏi, sao nghệ sĩ bỗng nhiên giàu, thì ra là chặn tiền từ thiện? Họ dùng những lời lẽ nặng nề, thóa mạ nghệ sĩ. Phía thì cho rằng nghệ sĩ phải có uy tín, tên tuổi mới được mạnh thường tin tưởng gửi tiền. Họ kết tội người tố cáo nghệ sĩ là do ghen ăn tức ở, cùng làm từ thiện nhưng không được quan tâm, không được ai chuyển tiền đến hoặc không chịu được ánh hào quang chói chang của người nghệ sĩ nên kêu gào…

Mẫn Chi xin miễn bàn luận về việc từ thiện bằng nhiều cách, nhiều hình thức hiện nay. Em cũng không đặt vấn đề hoài nghi… Quan điểm của em, việc thiện nguyện xuất phát từ tâm là phải được trân quý. Chúng ta thử nhìn lại xem. Nếu không có các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, những tấm lòng vàng, những trái tim nhân ái… trong đại dịch này người nghèo sẽ ra sao? Họ khổ như thế nào? Hơn 4 tháng dịch Covid bùng phát, người mất việc, con mất cha mẹ, anh chị em lạc nhau do nhiễm Covid, cha mẹ già khóc con không qua khỏi… Họ là những người nghèo, nếu không có các nhóm thiện nguyện có phải họ sẽ khốn đốn hơn không? Gói an sinh 1,5 triệu đồng của Nhà nước cho người nghèo, một phần đông vẫn chưa nhận được? Nếu không có các mạnh thường giúp đỡ, họ sẽ ra sao hơn 4 tháng qua…

Mẫn Chi nghĩ những ai chưa một lần đi làm việc thiện nguyện, chúng ta cứ thử tham gia một lần. Chứ ngồi nhà mơ màng giấc mơ làm giàu từ “ứng dụng” từ thiện thì “tâm” sẽ đến ngõ u tối. Em đang nói theo hướng tích cực… Em không nói như trong câu chuyện “Ngư ông và biển cả”. Trước đây, khi em còn trẻ, em cũng tham gia làm việc thiện nguyện nhiều lần. Đúng là không đơn giản chút nào? Có lần em tham gia phát quà cho trẻ em nghèo trên một cù lao ở miền tây. Đến cù lao bằng ghe vào lúc nước lớn, khi ra về nước ròng, ghe bị mắc lại giữa sông. Nhóm người làm thiện nguyện phải ở trên ghe nhiều giờ liền, giữa sông. Mọi người chờ đến tối, triều cường lên ghe mới ra được bờ… Đó là làm thiện nguyện trong lúc xã hội bình yên, chứ không phải bão lũ của miền Trung… hay đại dịch mạng sống con người mong manh. Thôi thì, chúng ta chưa làm gì giúp cho đời, hãy làm cho bản thân, tự giúp tâm mình sáng hơn…

Trong tiểu thuyết The Old Man and the Sea, ông lão Santiago là một gương sáng trong việc đương đầu với đại dịch; tuy tuổi đã già nhưng ông Santiago là một người kiên trì và dũng cảm trong cuộc hành trình trên biển cả và trong nội tâm. Trong sự cô độc, chúng ta có thể nhận thức được sự sức mạnh tiềm tàng và thành đạt của con người. (According to Hemingway it is only in isolation that man can achieve his true greatness.) Hy vọng Vietnam mình sẽ chóng bình phục sau cơn đại dịch nhờ có những tấm lòng kiên trì phấn đấu cho người.

Related posts