Trong hai ngày 9 và 10 tháng 9, hàng chục dân oan Tứ Xuyên tập trung trước cổng Tòa án tối cao của tỉnh, căng băng rôn, hô khẩu hiệu và đã bị cảnh sát trấn áp và bắt giữ phi pháp, trang Epoch Times cho hay.
Nhiều ngày nay, ông Nhậm Khải (Ren Kai), một dân oan Tứ Xuyên đã đến Tòa án tối cao của tỉnh để trình báo về các vụ án oai sai, cùng vấn đề tham nhũng trong tư pháp.
Ông nói với phóng viên Epochtimes: “Ngày 9 (tháng 9), có một dân oan đến trình báo vụ án oan, và bị cảnh sát bắt vào tòa án tỉnh khống chế mấy giờ. Sau đó, vào ngày 10 (tháng 9), thêm hai người dân bị bắt vào Tòa án tỉnh và bị khống chế trong hai giờ. Tôi muốn nhấn mạnh rằng, chúng tôi đang ở ngoài hàng rào trước cổng Tòa án tối cao của tỉnh, cảnh sát không có quyền chấp pháp bắt người”.
Ông cho biết thêm: “Gần đây, ngày nào cũng có người đến cổng Tòa án tối cao của tỉnh [Tứ Xuyên], có khi lên tới 50 hoặc 60 người, và ít nhất là 10 người. Tòa án tối cao của tỉnh đã đón tiếp nhóm người thỉnh nguyện chúng tôi vào hôm thứ Hai và thứ Năm, nhưng họ tiếp đón chúng tôi chỉ là chạy theo hình thức, chứ họ chẳng giải quyết vấn đề cho chúng tôi mà chỉ làm hồ sơ đăng ký, đợi đến khi đoàn thanh tra … của tỉnh Tứ Xuyên đi rồi, thì họ có thể sẽ không quản chuyện đó nữa. Ngày nào chúng tôi cũng đều lớn tiếng kêu oan trước cổng, người của đoàn thanh tra không thể không hay biết. Tòa án tối cao của tỉnh vì để đối phó với chúng tôi, nên đã chạy theo hình thức một chút cho có lệ”.
Vào hôm thứ 6, Lý Đình Huệ, một người dân oan 78 tuổi đã hô lớn khẩu hiệu “Đả đảo các phần tử tham nhũng” trước cổng Tòa án tối cao của tỉnh. Cảnh sát đã cướp tài liệu của bà, hơn chục cảnh sát cưỡng chế, bắt bà vào tòa án, giam giữ phi pháp vài giờ đồng hồ. Đến chạng vạng tối mới thả người.
Bà Hùng, một người dân oan ở Tứ Xuyên nói với các phóng viên Epochtimes : “Có rất nhiều vụ án oan, vậy nên chúng tôi thường xuyên đến Tòa án tối cao của tỉnh, đều là các vấn đề phá dỡ di dời không được giải quyết, trong vài ngày qua, có đến mấy chục người đã đến Tứ Xuyên. Dù biết sẽ không giải quyết được gì, nhưng họ đều muốn đi. Một số đã bị bắt và được thả, một số đã đến Bắc Kinh”.
Khi bà Lý Đình Huệ bị cảnh sát áp chế, những người khiếu kiện biết tin này cũng lo lắng và bày tỏ sự ủng hộ với bà.
Một dân oan giấu tên đến từ Tứ Xuyên nói: “Những người như cụ Lý đã [dám] ở trước mặt cường quyền mà hô hào, bà là lão nhân khiến chúng ta vô cùng kính nể. Chúng tôi có oan khuất muốn tìm đến các ông [quan chức], nhưng các ông không xử lý, ngược lại còn bị tòa án bắt đi, phi pháp hạn chế tự do của người ta. Cảnh sát không có quyền hạn chế tự do [của người dân]. 70 tuổi vẫn là người có bệnh, không được giam bà ấy”.
Những người khiếu kiện từ Tứ Xuyên tiết lộ, nhiều người khiếu kiện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ đã bị bắt tại cổng Tòa án tối cao của tỉnh, nhưng tin tức đã bị chặn ngay sau khi được đăng tải.