Kể từ năm 2020, đại dịch Viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) đã gây ra những thiệt hại to lớn về người và của cho nhân loại toàn cầu. Làm thế nào để ngăn chặn đại dịch một cách hiệu quả? Làm thế nào để vượt qua dịch bệnh? Đó sẽ là vấn đề mà tất cả mọi người đều cần phải đối mặt…
Trong nửa cuối năm 2020, số ca nhiễm COVID-19 được xác nhận trên toàn thế giới tăng đáng kể so với nửa đầu năm 2020; tỷ lệ tử vong do dịch đã tăng cao kể từ khi dịch bệnh bắt đầu.
Tính đến ngày 5/9/2021, số ca tử vong do COVID-19 trên toàn thế giới đã vượt quá 4,56 triệu người. Các chuyên gia cho rằng: cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu liên quan đến đại dịch dường như đã trở thành giai đoạn cho các loại vắc-xin khác nhau liên tiếp ra đời, khi biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao và các loại virus biến thể mới xuất hiện trong tương lai.
Dù đã tiêm phòng đầy đủ vẫn nhiễm COVID-19 khi virus liên tục biến thể
Khoa học hiện đại rất tiên tiến, ngành dược đã phát triển được loại vắc-xin mới trong thời gian ngắn kỷ lục, đến cuối năm 2020, nhóm người đầu tiên đã được tiêm vắc-xin (chủ yếu là người ở các nước phát triển). Nhưng liệu vắc-xin có thực sự bảo vệ mọi người khỏi bị nhiễm COVID-19?
Các phương tiện truyền thông đưa tin vào ngày 25/6/2021 rằng khoảng 90% các trường hợp mới được xác nhận là do biến thể Delta gây ra và khoảng một nửa số người trưởng thành nhiễm bệnh đã được tiêm chủng đầy đủ.
Ngày 4/7, báo chí đưa tin biến thể Delta của virus corona đã làm sống lại dịch bệnh COVID-19 ở Anh, gần một nửa số người tử vong gần đây đã được tiêm vắc-xin đầy đủ cả hai liều.
Hiện tại, bốn biến thể của virus corona đang thống trị đại dịch toàn cầu, đó là Alpha, Beta, Gamma và Delta. Biến thể Delta, được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ, là loại có khả năng lây nhiễm cao nhất đã được tìm thấy ở 132 quốc gia và khu vực.
Bước sang năm 2021, virus corona vẫn đang hoành hành với số ca nhiễm và tử vong vẫn tăng cao. Đồng thời, với sự ra đời của nhiều loại vắc-xin, mọi người vẫn hy vọng rằng vắc-xin có thể ngăn chặn thành công sự lây lan của virus corona, tuy nhiên khả năng biến thể của virus đã làm nản lòng những ai muốn sử dụng vắc-xin để ngăn chặn dịch bệnh.
Phong tỏa và cách ly không phải là cách cơ bản để ngăn chặn dịch bệnh
Khi COVID-19 lây lan khắp thế giới vào năm ngoái, Ý lần đầu tiên tuyên bố đóng cửa thành phố và thực hiện các biện pháp phòng dịch vào tháng 3, nhưng nước này vẫn bị dịch bệnh tấn công nặng nề. Tương tự, Vương quốc Anh cũng đã ngay lập tức công bố các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt sau khi biến thể của virus được phát hiện vào tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên chỉ vài tuần sau, sự lây lan dịch bệnh ở Vương quốc Anh cũng không có dấu hiệu chậm lại mà thay vào đó, nó đã thiết lập một mức cao mới về số ca nhiễm và tử vong trong một ngày vào năm 2021.
Bang California, Hoa Kỳ – nơi đã thực hiện siết chặt các biện pháp phòng dịch – đã trở thành tiểu bang bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ. Tính đến ngày 24/12/2020, California trở thành tiểu bang đầu tiên của Hoa Kỳ có hơn 2 triệu người nhiễm dịch.
Nghiên cứu của Steven Riley, giáo sư khoa động lực học bệnh truyền nhiễm Trường Đại học Hoàng gia London, Vương quốc Anh cho thấy các biện pháp phong tỏa quy mô lớn mà Vương quốc Anh thực hiện không giúp ích gì trong việc chống lại dịch bệnh. Ngoài ra, nhóm kinh tế của Toà Bạch Ốc, Mỹ cũng nhận thấy rằng: lệnh phong tỏa nghiêm ngặt không có nhiều tác dụng, mà ngược lại còn làm cho tình hình trở nên tệ hơn.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng, Vương quốc Anh đã mở tất cả các hạn chế COVID-19 vào ngày 19/7/2021, bao gồm các hạn chế về khoảng cách xã hội, đeo khẩu trang, v.v… và bất ngờ số ca nhiễm đã giảm trong bảy ngày liên tiếp (theo phương tiện truyền thông đưa tin ngày 27/7). Điều này không đáng để chúng ta suy ngẫm sao?
Nếu bạn nhìn vào dịch bệnh trong lịch sử, bất kể cách ly hay phong toả như thế nào, nó cũng không giúp ích được gì, và tất cả đều bị ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, phải chăng nhân loại nên suy nghĩ lại về bản chất của dịch bệnh để tìm ra cách giải quyết căn bản?
Con người dễ mắc bệnh dịch khi đạo đức sa sút
Dưới góc độ văn hóa truyền thống, người ta cho rằng: sự xuất hiện của dịch bệnh là một sự trừng phạt và cảnh báo của Thiên thượng đối với con người vì họ đã đi lệch hướng nghiêm trọng khỏi con đường đúng đắn của nhân loại. Khi chế độ chuyên chế nắm quyền, mọi người trên thế giới trở nên xấu xa và sa đọa trên quy mô lớn, nên dịch bệnh thường xảy ra.
Theo ghi chép lịch sử, có bốn trận dịch bệnh lớn thời La Mã cổ đại, và các bệnh dịch nhỏ. Người Cơ đốc giáo tin rằng: bởi vì người La Mã đã đóng đinh Chúa Giê-su một cách tàn nhẫn trên thập tự giá và đàn áp đẫm máu các tín đồ Cơ đốc chân chính, họ đã làm trái với ý muốn của Thần và gây ra một tội lớn. Bệnh dịch từ trời giáng xuống chính là sự trừng phạt và báo ứng của Thần đối với sự bất tín và sự băng hoại đạo đức của người La Mã.
Dù bị từng đợt dịch tấn công, Đế chế La Mã vẫn tiếp tục đàn áp các tín đồ Cơ đốc giáo, sử dụng nhiều hình thức tra tấn khác nhau để buộc các tín đồ Cơ đốc từ bỏ đức tin của họ, xử tử nếu họ không từ bỏ, hoặc ném họ vào Đấu trường La Mã cho thú dữ xé xác họ rồi để cho mọi người xem.
Do đó, Đế chế La Mã cổ đại, trải dài trên ba lục địa Á, Âu và Phi, bắt đầu suy tàn. Đế chế La Mã có tham vọng thống trị toàn bộ thế giới, nhưng ai có thể ngờ rằng ý chỉ cao hơn của Thiên thượng đã quyết định tương lai của nó.
Ai có thể bị nhiễm bệnh? Lịch sử lên tiếng…
Nếu dịch bệnh là sự trừng phạt của Thần vì nhân loại đã đi chệch hướng khỏi con đường đúng đắn, thì sự xuất hiện của dịch bệnh cũng có chọn lọc. Những người tốt, những người có đạo đức và những người làm theo ý chỉ của Thần sẽ không bị lây nhiễm bởi dịch bệnh.
Dịch bệnh có mắt, đã có những ví dụ như vậy trong các đợt dịch lớn trong lịch sử. Ví dụ, khi trận đại dịch thời La Mã cổ đại ập đến, nhiều quốc vương và một số lượng lớn binh lính bắt bớ người theo đạo Cơ đốc đã bị chết bởi dịch bệnh, nhưng những người tin Chúa lại có khả năng miễn nhiễm cao với bệnh dịch.
Rõ ràng, bệnh dịch lớn thời La Mã cổ đại đã nhắm thẳng tới những kẻ xấu xa đã bức hại các tín đồ Cơ đốc. Những đợt bùng phát lặp đi lặp lại của đại dịch kéo dài hàng thế kỷ, và sau khi tiêu diệt hoàn toàn Đế chế La Mã, dịch bệnh đã tự biến mất.
Dịch bệnh vào cuối thời nhà Minh, đặc biệt lây nhiễm cho nhà Minh nhưng không lây nhiễm cho quân đội nhà Thanh. Khi vua Thuận Trị trở thành hoàng đế và tuyên bố kết thúc nhà Minh, bệnh dịch hoành hành nhiều năm cũng biến mất không dấu vết.
COVID-19 bùng phát vào năm 2020 cũng có tính chọn lọc. Phân tích thống kê dữ liệu lớn về đại dịch toàn cầu cho thấy virus dường như có mắt. Các quốc gia càng thân cận và ủng hộ ĐCSTQ thì dịch bệnh càng nghiêm trọng.
Trong hai thập kỷ qua, các quốc gia trên thế giới nhìn chung đã tìm kiếm lợi ích kinh tế bằng cách chấp nhận ĐCSTQ. Trong một môi trường quốc tế chỉ nhìn vào lợi nhuận và ủng hộ ĐCSTQ mà không coi trọng chính nghĩa như thế này, không có gì ngạc nhiên khi các nước Âu Mỹ lần lượt bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh.
Có một cảnh báo sớm trước khi xảy ra dịch bệnh
Con người đã trở nên rất xấu, không còn đủ tiêu chuẩn làm người, Thần sẽ phải loại bỏ con người. Khi dịch bệnh sắp loại bỏ con người, Thần đã từ bi, nhắc nhở nhân loại.
Để nhiều người trên thế giới nhận ra sự tà ác của ĐCSTQ, Thần đang sử dụng dịch bệnh do ĐCSTQ tạo ra để thức tỉnh thế giới. ĐCSTQ là tà ác, nhưng mọi thứ đều nằm trong sự kiểm soát của Thần. ĐCSTQ muốn sử dụng virus để đầu độc mọi người trên thế giới, nhưng nó không ngờ rằng virus chỉ ảnh hưởng đến bản thân (và đồng minh của nó).
Dữ liệu về dịch bệnh cho thấy tỷ lệ tử vong do virus ở các khu vực ủng hộ ĐCSTQ từ lâu đã cao hơn từ một đến hai lần so với các khu vực chống ĐCSTQ và coi trọng truyền thống, tín ngưỡng.
Tại Trung Quốc đại lục, danh sách tử vong nội bộ của một đơn vị nào đó đã bị rò rỉ trên Internet và một danh sách tử vong khác được lưu hành rộng rãi trên Internet, cả hai đều cho thấy rằng tỷ lệ đảng viên ĐCSTQ trong số những người chết vì đại dịch này cao từ 64% đến 88% và chỉ có khoảng 6,4% trong số 1,4 tỷ dân của Trung Quốc là đảng viên.
Nhận ra sự tà ác của ĐCSTQ từ virus
Khi đại dịch hoành hành ở La Mã cổ đại, nhiều người thấy rằng những tín đồ Cơ đốc không bị nhiễm bệnh. Sau khi suy ngẫm, một số người bắt đầu lắng nghe những lời khuyên dạy của những tín đồ Cơ đốc và cầu nguyện với Chúa trong thời gian bị bệnh dịch. Kết quả, nhiều người đều xuất hiện kỳ tích khỏi bệnh.
Y học phương Đông cổ đại cho rằng: Tuân theo các nguyên tắc đạo đức về sự chính trực sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, ‘chính khí tồn nội, tà bất khả can’ (có chính khí ở trong thân thể thì tà khí không dám xâm nhập). Vì vậy, nếu bạn có đức tin chân chính, có đạo đức ước thúc, kính nghe lời Thần Phật, thì điều đó sẽ vô hình chung cộng hưởng với sức mạnh đạo đức chứa đựng trong chân tướng của vũ trụ, khiến cho chính khí trong cơ thể trỗi dậy, tà khí như virus sẽ tự nhiên rời đi.
Lần này, virus corona có thể nhắm vào ĐCSTQ, vì vậy biết và tránh xa ĐCSTQ là cách thực sự hiệu quả để ngăn chặn đại dịch. Trước khi thảm họa của ĐCSTQ đến, chúng ta vẫn còn một chút thời gian để hiểu về bản chất của ĐCSTQ, và một chút thời gian để chú ý và suy nghĩ về niềm tin của chúng ta đối với Thần Phật.
Theo minhhui.org
An Liên biên dịch