Chuyên gia: Anh, Úc, Hoa Kỳ đưa Trung Quốc vào tầm ngắm sau khi thông báo hiệp ước an ninh đặc biệt Aukus

Thanh Hải

Lãnh đạo 3 nước Anh, Úc, Hoa Kỳ (ảnh:7NEWS Australia).

Các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Anh và Úc hôm 15/9 đã công bố một hiệp ước an ninh đặc biệt để chia sẻ các công nghệ quốc phòng tiên tiến trong nỗ lực đối phó với Trung Quốc, theo trang Sound of Hope.

Mối quan hệ hợp tác này sẽ cho phép Úc lần đầu tiên đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Hiệp ước, được gọi là Aukus, viết tắt của Australia, UK, US, cũng sẽ bao gồm cả trao đổi công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử và an ninh trên không gian mạng.

Mặc dù các nhà lãnh đạo của ba nước không đề cập đến ĐCSTQ trong bài phát biểu của họ vào ngày 15/9, tuy nhiên giới quan sát tin rằng việc thành lập liên minh này là một biện pháp khác mà các đồng minh phương Tây thực hiện để cạnh tranh trong lĩnh vực quân sự và công nghệ khi mối đe dọa Trung Quốc ngày càng tăng.

Nhà bình luận về các vấn đề thời sự Huệ Hỗ Vũ tin rằng Hoa Kỳ, Anh và Úc đều là các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung và là thành viên của Liên minh tình báo Ngũ Nhãn (Five Eyes): “Đây là một động thái mới nhằm tăng cường hợp tác chiến lược giữa ba nước…cho phép họ hình thành một thế mạnh hơn trong cuộc chiến chống ĐCSTQ. Loại sức mạnh tổng hợp”.

Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Anh, Tom Tugendhat trong một tuyên bố trên Twitter cho biết liên minh này đã tích hợp các ngành công nghiệp quân sự của Anh, Hoa Kỳ và Australia, đồng thời cũng đã thực hiện “chuyển hướng sang châu Á” của Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Mục tiêu rất rõ ràng, đó là đối phó với Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 15/9 cũng thông báo Mỹ và Anh sẽ giúp Australia xây dựng hạm đội tàu ngầm hạt nhân.

Là thành viên của Liên minh Five Eyes, Thủ tướng New Zealand, bà Jacinda Ardern, hôm 16/9 bình luận: “New Zealand không thay đổi quan điểm về việc cấm tàu ​​chạy bằng năng lượng hạt nhân đi vào lãnh hải của chúng tôi”. Nhưng hoan nghênh quyết định của Hoa Kỳ và Anh hợp lực để giúp Úc có được tàu ngầm hạt nhân.

Euan Graham, Nhà nghiên cứu cấp cao về An ninh Châu Á – Thái Bình Dương tại Văn phòng Singapore của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho biết: “Các tàu ngầm được chế tạo cho môi trường chiến đấu cường độ cao. Trong bối cảnh này, rõ ràng nó đã nhắm đến đối thủ tiềm năng”.

Hạm đội tàu ngầm mới sẽ có tầm hoạt động xa hơn và có thể không bị phát hiện trong thời gian dài dưới nước. Một quan chức trong chính quyền Biden mô tả hạm đội là “tàng hình, tốc độ, khả năng cơ động và khả năng sống sót”.

Eric Sayers, một nhà nghiên cứu về chính sách an ninh Châu Á – Thái Bình Dương tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, cho biết: “Về mặt chiến thuật, điều này sẽ mang lại cho Canberra một phương tiện chiến tranh có thể duy trì toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương”.

Trước thông báo này, Australia đã đàm phán với công ty Naval Group của Pháp để đóng tới 12 tàu ngầm do Pháp thiết kế. Dự án ước tính lên tới 70 tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên với sự hỗ trợ mới từ Mỹ, dự án này coi như chấm dứt. 

Về vấn đề này, nhà bình luận Huệ Hỗ Vũ nói: “Thời gian đóng tàu ngầm này là rất dài. Khi nào nó bắt đầu có khả năng chiến đấu, có thể là vào những năm 2050. Vì vậy, tất nhiên, điều này không thể đáp ứng cuộc đối đầu cấp bách của Australia với ĐCSTQ. Đây là loại đe dọa cụ thể và thực tế, nếu muốn đối phó với mối đe dọa này, các tàu ngầm của Pháp hiển nhiên không thể chờ đợi, lúc này Mỹ sẵn sàng cung cấp cho Australia công nghệ tàu ngầm hạt nhân này và trực tiếp để lực lượng tàu ngầm này của Australia đã được nâng cấp lên kỷ nguyên điện hạt nhân. Đây là một tin vui rất quan trọng đối với Australia”.

Related posts