Bình luận: Tại sao Mỹ có lập trường rõ ràng nhưng lại đưa ra ‘chiến lược mơ hồ’ về vấn đề Đài Loan?

Vũ Dương

Theo bài viết trên trang Epoch Times, trong những năm gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không ngừng đe dọa thống nhất Đài Loan bằng vũ lực. Đứng trước việc Đài Loan có khả năng bị Trung Quốc thôn tính, lập trường của Hoa Kỳ là gì?

Người dân Mỹ nhận thức được tầm quan trọng của Đài Loan và mối đe dọa của ĐCSTQ

Vào ngày 26/8, cuộc khảo sát dư luận mới nhất do Hội đồng Các vấn đề Toàn cầu Chicago công bố cho thấy 52% người Mỹ được hỏi đồng ý gửi quân đội Mỹ đến bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan. Ủy ban đã nêu ra vấn đề này vào năm 1982, và đây là tỷ lệ ủng hộ cao nhất trong lịch sử.

Cuộc khảo sát này cũng cho thấy 69% người được hỏi ủng hộ việc Hoa Kỳ công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập. 65% người Mỹ được hỏi ủng hộ việc Đài Loan gia nhập các tổ chức quốc tế. 57% người Mỹ ủng hộ việc ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Hoa Kỳ-Đài Loan, 53% ủng hộ việc ký kết chính thức một liên minh giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, và 46% ủng hộ rằng Hoa Kỳ nên cam kết rõ ràng để bảo vệ Đài Loan nếu ĐCSTQ xâm lược Đài Loan.

Nói cách khác, dựa trên quan điểm của công chúng, người dân Mỹ ngày càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của Đài Loan và mối đe dọa của ĐCSTQ. Trong số những người được phỏng vấn này, một yếu tố quan trọng khiến họ ủng hộ Đài Loan là vì họ không tin tưởng vào ĐCSTQ. 61% người được phỏng vấn coi ĐCSTQ là đối thủ cạnh tranh, và 60% người được phỏng vấn coi Đài Loan là đồng minh và đối tác cần thiết. Đây chỉ là cơ sở của dư luận, chúng ta hãy cùng xem thử lối nghĩ của Tổng thống Hoa Kỳ.

Ông Biden đặt Đài Loan vào vị trí ngang hàng với Nhật Bản và Hàn Quốc

Vào ngày 19/8, khi Tổng thống Mỹ Joe Biden trả lời phỏng vấn của đài truyền hình ABC của Mỹ, khi người dẫn chương trình hỏi về vấn đề Đài Loan, ông Biden nói rằng chúng tôi đã thực hiện một lời hứa thiêng liêng nếu bất cứ ai xâm lược hoặc có bất kỳ hành động nào chống lại các đồng minh NATO của chúng tôi, chúng tôi sẽ có hành động đáp trả. Điều này cũng bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, và tương tự, bao gồm cả Đài Loan! Những kịch bản này hoàn toàn không thể so sánh với Afghanistan.

Lời nói của ông Biden vốn không biểu thị rõ rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan. Từ được sử dụng là đáp trả. Điều này là do trước đó ông Biden đã nói rằng nếu bất cứ ai xâm nhập và có hành động chống lại đồng minh của Mỹ, ông Biden sẽ có hành động đáp trả. Hành động đáp trả mà ông Biden thực hiện đối với kẻ xâm lược chắc chắn khác với hành động đáp trả mà ông ta thực hiện trong chiến tranh kinh tế, vì vậy ông Biden dùng bảo vệ ở đây chắc chắn không thích hợp, dùng từ đáp trả là thích hợp nhất. 

Trong tiềm thức của ông Biden, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc đều có địa vị như nhau đối với Hoa Kỳ. Mối quan hệ giữa Hàn Quốc, Nhật Bản với Hoa Kỳ là gì? Đó chính là mối quan hệ giữa các liên minh, liên minh tấn công và phòng thủ, Hoa Kỳ và Nhật Bản là đồng minh, Hoa Kỳ và Hàn Quốc là đồng minh. Mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, bởi một số vấn đề lịch sử, có những lời không thể nói quá rõ ràng, nhưng ý nghĩa mà ông Biden biểu đạt đã rất rõ ràng.

Các đời tổng thống kế nhiệm của Hoa Kỳ đều cam kết bảo vệ Đài Loan

Trước khi rời nhiệm sở vào năm 2020, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giải mã chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ được chế định vào năm 2018. Trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương này, Mỹ hứa sẽ bảo vệ chuỗi đảo đầu tiên, bao gồm cả Đài Loan, hơn nữa trong xung đột sẽ không để cho TQ có lợi thế trên biển và trên không liên tục ở chuỗi đảo đầu tiên.

Ví dụ khác, vào năm 2001, khi Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush chấp nhận một cuộc phỏng vấn độc quyền với Đài phát thanh Hoa Kỳ, tức là chương trình ABC, ông đã nói rõ rằng Hoa Kỳ sẽ chung tay bảo vệ Đài Loan. Trong cuộc trò chuyện, phóng viên đã hỏi liệu Mỹ có nghĩa vụ phải bảo vệ Đài Loan nếu ĐCSTQ tấn công Đài Loan hay không. Câu trả lời của Tổng thống Bush là, “Đúng vậy! Chúng ta sẽ làm, hơn nữa Trung Quốc phải biết rõ điều này, chúng ta sẽ chung tay bảo vệ Đài Loan”.

Ngay sau đó, phóng viên hỏi liệu điều này có nghĩa là toàn bộ sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ sẽ được sử dụng hay không, Tổng thống Bush trả lời chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ chung tay bảo vệ Đài Loan, bất kể cái giá nào. Có thể thấy rằng từ Tổng thống Bush, Tổng thống Trump đến Tổng thống Biden, thái độ đối với ĐCSTQ và Đài Loan là nhất quán.

Sau đó, một quan chức cấp cao trong chính quyền ông Biden nói rằng chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan không thay đổi. Có một vài dư luận viên 50 xu lý giải là ông Biden đã nói sai.

Thực tế, ông Biden không hề nói sai, Hoa Kỳ vẫn chưa thay đổi chính sách Đài Loan. Từ trước đến nay đều chiến lược mơ hồ, nhưng cái gọi là chiến lược mơ hồ vốn không phải là lập trường mơ hồ. Bản thân Mỹ biết rất rõ, lập trường của mình ở đâu? Lằn ranh đỏ của mình ở đâu? Nhưng chiến lược mơ hồ là không cho mọi người biết và không cho ĐCSTQ biết. Tại sao lại để cho ĐCSTQ biết được lá bài tẩy của mình đây? Người Mỹ có lập trường rõ ràng và chiến lược mơ hồ.

Thái độ nhất quán của quân đội Hoa Kỳ

Nếu chúng ta xem xét kỹ thái độ của quân đội Hoa Kỳ, mọi người sẽ nhận thấy rằng nó là nhất quán. Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ Samuel Paparo cho biết vào ngày 29/6 năm nay rằng ông lo ngại về mối đe dọa leo thang của Trung Quốc và ông chịu trách nhiệm ngăn cản Trung Quốc chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Ông hoàn toàn tin tưởng vào các đồng minh quân sự của mình và các kế hoạch chiến đấu để ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào như vậy của Bắc Kinh.

Vào tháng 3 năm nay, đô đốc Hải quân Hoa Kỳ đã nghỉ hưu James George Stavridis, người từng là chỉ huy tối cao của các lực lượng đồng minh NATO, cho biết trong một bài báo trên Tuần báo Châu Á Nikkei của Nhật Bản rằng tư thế chiến lược hàng hải tổng thể của Hoa Kỳ là thiết lập một liên minh hàng hải toàn cầu chống lại các lực lượng cao cấp của ĐCSTQ, và lằn ranh đỏ của Hoa Kỳ bao gồm ba điểm sau: 

Thứ nhất, ĐCSTQ hoặc Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc sinh học và hóa học để tấn công Hoa Kỳ và các đồng minh của họ. 

Thứ hai, ĐCSTQ đã sử dụng vũ lực để xâm lược Đài Loan, bao gồm cả các đảo xa xôi. 

Thứ ba, ĐCSTQ phong tỏa Đài Loan về mặt kinh tế hoặc tiến hành các cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào cơ sở hạ tầng và cơ sở công cộng của Đài Loan.

Vì vậy, lằn ranh đỏ ở Hoa Kỳ là rất rõ ràng. Không giống như lằn ranh đỏ của ĐCSTQ, có thể thay đổi tùy ý. 

Cựu đô đốc Hải quân Hoa Kỳ -James G. Stavridis, cũng là tác giả của bài viết này cho biết, bằng kinh nghiệm làm việc của mình, ông rất quen thuộc với quân đội và chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Theo quan điểm của ông, lằn ranh đỏ ở Hoa Kỳ không chỉ là sự xâm phạm vũ lực của ĐCSTQ đối với đảo chính của Đài Loan, mà thậm chí cả các quần đảo xa xôi. 

Những cái gọi là quần đảo xa xôi ở đây chủ yếu là Kim Môn bên ngoài Hạ Môn, quần đảo Mã Tổ bên ngoài Phúc Châu, cộng với quần đảo Bành Hồ ở phía đông của eo biển Đài Loan. Chúng ta biết rằng trước đây, khi Hạm đội 7 của Hoa Kỳ tiến vào eo biển Đài Loan vào những năm 1950, các đảo Kim Môn và Mã Tổ, những quần đảo xa xôi này của Đài Loan không nằm trong phạm vi bảo vệ của Hạm đội 7. Nhưng giờ đã khác.

Tại sao chiến lược của chính phủ Hoa Kỳ lại mơ hồ?

Chúng ta có thể thấy rằng lập trường của người dân Mỹ hiện tại là rất rõ ràng, ĐCSTQ không thể xâm lược Đài Loan bằng vũ lực. Nhưng chiến lược lại là mơ hồ. Hai cái này có chỗ khác nhau Chúng ta hãy thử phân tích xem tại sao chính phủ Hoa Kỳ lại mơ hồ về mặt chiến lược.

Trước tiên, chúng ta phải hiểu vấn đề này theo quan điểm của người dân Mỹ. Đối với người dân Mỹ, thì việc ủng hộ tự do dân chủ và ủng hộ một Đài Loan dân chủ mà nói, đây là điều đặc biệt quan trọng đối với Hoa Kỳ. Đây chính là lý do tại sao khi đối mặt với cuộc xâm lược bằng vũ lực của ĐCSTQ nhằm vào Đài Loan, Hoa Kỳ sẽ gửi quân đến để bảo vệ Đài Loan.

Nhưng mặt khác, Hoa Kỳ vốn không muốn chiến tranh, Hoa Kỳ cố gắng kiểm soát bất kỳ ngọn lửa nào có thể dẫn đến chiến tranh.

Ông Kurt Campbell, điều phối viên phụ trách khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương tại Hội đồng An ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc, đã tuyên bố vào ngày 4/5 rằng nhược điểm lớn đối với việc làm rõ chiến lược của cách tiếp cận này. Ông Campbell nhìn nhận rằng nếu bất kỳ xung đột nào giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ nổ ra vì Đài Loan, điều này sẽ không chỉ bị bó hẹp trong một khu vực địa lý nhỏ. Ông nghĩ rằng xung đột này sẽ lan rộng nhanh chóng và về cơ bản sẽ phá hủy nền kinh tế toàn cầu theo cách mà không ai có thể đoán trước được.

Vì vậy, chiến lược cơ bản của Hoa Kỳ là nếu Trung Quốc chủ động tấn công Đài Loan thì phải bảo vệ Đài Loan, nhưng trước khi điều tồi tệ nhất xảy ra, hãy cố gắng giữ nguyên hiện trạng và không ai tấn công bất kỳ ai. Điều này có thể giải thích tại sao khi Đài Loan đang phát triển vũ khí hạt nhân, Hoa Kỳ đã cử người đến tháo dỡ các cơ sở phục vụ cho việc phát triển vũ khí hạt nhân ở Đài Loan. Trong giai đoạn gần đây, khi sức mạnh quân sự của Trung Quốc tiếp tục bành trướng, Hoa Kỳ cũng tăng cường hỗ trợ Đài Loan.

Chiến lược mơ hồ của Mỹ cũng nhằm khiến ĐCSTQ bối rối về lằn ranh đỏ của chính mình, từ đó khiến ĐCSTQ có chút e ngại nếu làm vậy. Đồng thời, nó cũng tránh rằng một chiến lược rõ ràng sẽ kích thích Trung Quốc thực hiện một số hành vi leo thang, do đó vẫn còn chừa lại không gian cho đối thoại và giao tiếp ngoại giao giữa hai bên trong tương lai.

Mặt khác, sự mơ hồ trong chiến lược của Mỹ cũng là nói cho Đài Loan nghe. Đài Loan không thể vì Hoa Kỳ đã hứa sẽ bảo vệ Đài Loan bằng vũ lực, mà không còn kiêng sợ gì nữa. Điều mà người dân Mỹ lo lắng là nếu vì Hoa Kỳ hứa sẽ bảo vệ Đài Loan, nhưng nếu  Đài Loan làm điều gì đó khiến Trung Quốc tức giận và khiến tình hình xấu đi, thế thì Hoa Kỳ sẽ mất đi sự linh hoạt trong ngoại giao và quân sự, vì vậy cái được chả bõ cho cái mất. Vậy nên Hoa Kỳ cũng áp dụng chiến lược mơ hồ với Đài Loan, mục đích là để duy trì hiện trạng.

Mặt khác, Hoa Kỳ cũng muốn khiến Đài Loan có đủ tinh thần chiến đấu và sức mạnh quân sự để tự vệ, chứ không thể mọi việc đều trông chờ cả vào Hoa Kỳ. Đại khái tôi có thể giúp đỡ anh, nhưng bản thân anh cũng phải tự mình đứng trên đôi chân của mình.

Hoa Kỳ có một lập trường rõ ràng, một chiến lược mơ hồ và duy trì hiện trạng

Nếu phải dùng 3 từ để mô tả chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, thì đó chính là lập trường rõ ràng, chiến lược không rõ ràng và giữ nguyên hiện trạng. Lập trường rõ ràng là gì? ĐCSTQ nếu muốn thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, đó là điều không thể. Chiến lược mơ hồ là gì? Chính là lập trường của tôi, tôi sẽ không nói cho anh biết, mà để anh đoán. Duy trì hiện trạng là gì? Chính là tình trạng hiện tại của hai bờ eo biển với mọi người mà nói đây là hiện trạng tốt nhất, chúng ta đừng đánh nhau, mà thay vào đó hãy cùng tập trung phát triển kinh tế.

Nhưng vấn đề bây giờ là ĐCSTQ không hài lòng với tình trạng hiện tại. Vào năm 2019, ĐCSTQ đã phá hoại cái gọi là “Một quốc gia, hai chế độ”, và đã hoàn toàn kiểm soát Hồng Kông và đàn áp chính trị những người Hồng Kông chống đối ĐCSTQ. Sau khi nắm toàn quyền kiểm soát Hồng Kông, mục tiêu tiếp theo của ĐCSTQ tự nhiên sẽ chuyển sang Đài Loan.

Đồng thời, sức mạnh quân sự ngày càng mở rộng của Trung Quốc, cộng thêm chính sách ngoại giao chiến lang hùng hổ dọa người, Trung Quốc hoặc là sẽ thống nhất Đài Loan bằng vũ lực, hoặc giữ đảo không giữ người, san bằng Đài Loan bằng vũ khí hạt nhân. Những hành động này của Trung Quốc đang không ngừng phá vỡ cán cân quân sự, chính trị và ngoại giao của khu vực eo biển Đài Loan. Vào lúc này, Hoa Kỳ sẽ sử dụng các kênh chính trị và quân sự để lên tiếng, rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan, đó chính là điều mà ĐCSTQ có thể nhìn thấy, và ĐCSTQ không nên đánh giá thấp việc Hoa Kỳ sẵn sàng bảo vệ Đài Loan chỉ vì cái gọi là chiến lược mơ hồ của họ.

Related posts