Mỹ đã chia sẻ ‘công nghệ nhạy cảm’ nào giúp Úc thách thức Trung Quốc?

Mỹ đã chia sẻ 'công nghệ nhạy cảm' nào giúp Australia thách thức Trung Quốc?
Một chiếc tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel và điện của Hải quân Hoàng gia Úc đặt tại Cảng Sydney vào ngày 12/10/2016. (Nguồn ảnh: Peter Parks / AFP / Getty Images)

Một quan chức cao cấp Mỹ giấu tên tiết lộ: “Công nghệ này cực kỳ nhạy cảm. Thực sự đây là một ngoại lệ trong chính sách của chúng tôi xét trên nhiều khía cạnh”. 

Ngày 15/9 vừa qua, nguyên thủ 3 nước đồng minh Mỹ – Anh – Úc đã chính thức công bố Hiệp định Đối tác Tăng cường An ninh 3 bên có tên là AUKUS.

Theo đó, Mỹ và Anh sẽ cung cấp công nghệ và huấn luyện kỹ thuật để Australia triển khai chương trình chế tạo hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Như vậy, Australia đã bắt tay vào thực hiện một sự thay đổi quan trọng nhất về định hướng chiến lược và quốc phòng của nước này trong nhiều thập kỷ tới: Đó là kế hoạch phát triển hạm đội tàu ngầm tiếp theo chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Một quan chức cao cấp Mỹ giấu tên nói với CNN: “Công nghệ này cực kỳ nhạy cảm. Thực sự đây là một ngoại lệ trong chính sách của chúng tôi xét trên nhiều khía cạnh”. 

Chuyên gia Malcolm Davis thuộc Viện Chính sách Chiến lược Australia nhận định, các tàu ngầm mới được đề xuất sẽ là những gì Australia cần để “răn đe và đối phó với thách thức ngày càng tăng từ Quân đội Trung Quốc”.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc chương trình đóng 12 tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel trị giá 90 tỷ đô la do Pháp thiết kế giờ đây sẽ bị hủy bỏ.

Lý do Úc lựa chọn tàu ngầm năng lượng hạt nhân vì khả hoạt động nhanh hơn, năng lực mạnh hơn, khó bị phát hiện hơn và cũng có khả năng tấn công hủy diệt cao hơn nhiều so với các tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel.

Việc sở hữu hạm đội tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ cho phép Hải quân Úc tiến hành được nhiều chiến dịch tuần tra hơn ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong thời gian dài hơn. Điều này sẽ giúp Hải quân Australia tăng cường sự hiện diện quân sự ở gần hoặc trong các khu vực chiến lược như Biển Đông.

Ngọc Minh

Related posts