Khủng hoảng Evergrande gây chú ý về các ‘Thị trấn ma’ khổng lồ của Trung Quốc

Các tòa nhà dân cư đang được xây dựng được nhìn thấy tại Thành phố Du lịch Văn hóa Evergrande, một dự án được phát triển bởi China Evergrande Group, ở Taicang, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc của Tô Châu hôm 23/09/2021. (Ảnh: Aly Song/Reuters)

Cuộc khủng hoảng Evergrande—China Evergrande Group (HKG: 6666) (OTCMKTS: EVGPF) – đã làm sáng tỏ việc Trung Quốc có hơn 30 triệu bất động sản chưa bán có thể là nơi ở của 80 triệu người. Ông Mark Williams, nhà kinh tế trưởng khu vực Á Châu tại Capital Economics, ước tính rằng hiện tượng “thành phố ma” ở nước này có thể tương đương toàn bộ dân số của Đức.

Khủng hoảng Evergrande và “Thị trấn ma Trung Quốc”

Theo báo cáo của CNN, ước tính có thêm 100 triệu bất động sản đã được mua nhưng không có người ở, “có thể chứa khoảng 260 triệu người, theo ước tính của Capital Economics.”

Vấn đề này phản ánh các khía cạnh chính của thị trường bất động sản Trung Quốc và làm sáng tỏ vai trò của các yếu tố chính.

Theo ông Williams, 30% GDP của Trung Quốc bao gồm bất động sản và các lĩnh vực liên quan – một tỷ lệ lớn – cao hơn nhiều so với các nền kinh tế thế giới khác về sản lượng. Đây là yếu tố then chốt trong tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của đất nước này trong vài thập kỷ.

Tuy nhiên, một số chuyên gia đã bày tỏ lo ngại trong những năm gần đây về việc đặc điểm này của Trung Quốc có thể gây ra khủng hoảng như thế nào, do các nhà phát triển bất động sản đang phải gánh khoản nợ khổng lồ để tài trợ cho các dự án của họ.

Hãy xem Evergrande, nhà phát triển mắc nợ nhiều nhất đất nước với khoản nợ trị giá hơn 300 tỷ USD, đã trở thành một mô hình về cách tăng trưởng không bền vững.

Bà Christina Zhu, một nhà kinh tế học tại Moody’s Analytics, cho biết “Evergrande không phải là công ty duy nhất gặp khó khăn.” Những vụ vỡ nợ tiềm ẩn đang bao trùm lên một số nhà phát triển bất động sản khác gặp khó khăn về dòng tiền và yêu cầu thêm thời gian để trả nợ.

Nhu cầu bất động sản suy giảm mạnh

Theo một báo cáo gần đây của bà Zhu, 12 công ty bất động sản Trung Quốc đã vỡ nợ các khoản thanh toán trái phiếu chiếm khoảng 3 tỷ USD trong sáu tháng đầu năm 2021.

Bà Zhu nói thêm: “Con số này chiếm gần 20% tổng số vụ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp trong sáu tháng đầu năm, cao nhất trong tất cả các lĩnh vực” ở Trung Quốc đại lục.

Sự phục hồi kinh tế được chứng kiến ​​sau đỉnh điểm của đại dịch chỉ tồn tại trong thời gian ngắn đối với lĩnh vực xây dựng, vì thị trường hiện đang có dấu hiệu mệt mỏi. Theo bà Zhu, các số liệu đo lường tăng giá, khởi động dự án nhà ở [xây dựng], và doanh số bán hàng đã giảm đáng kể trong vài tháng qua.

Doanh số bán bất động sản tính theo diện tích sàn bán được đã giảm 18% trong tháng Tám so với cùng kỳ năm 2020, trước cuộc khủng hoảng Evergrande. Ông Mark Williams khẳng định về vấn đề này: “Nhu cầu bất động sản nhà ở tại Trung Quốc đang bước vào thời kỳ suy giảm liên tục.”

Theo Entrepreneur
Lưu Đức biên dịch

Related posts