Vương Hữu Quần: Tại sao năm nay Trung Cộng hoãn Hội nghị Trung ương Đảng sang tháng 11?

Ngày 30/9, ông Tập Cận Bình và các Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị tham dự tiệc chiêu đãi lần thứ mười một. (Ảnh: Greg Baker/AFP/Getty Images) Trung Quốc

Vào ngày 18/10, Bộ Chính trị Trung Cộng đã quyết định sẽ tổ chức Hội nghị Trung ương Đảng khóa 19 từ ngày 8/11 đến ngày 11/11 tại Bắc Kinh.

Sau cải cách mở cửa năm 1978, Trung Cộng (ĐCSTQ) đã tổ chức 8 phiên họp Hội nghị Trung ương Đảng. Theo thông lệ, phiên họp thường được tổ chức vào tháng 9 và tháng 10, vậy tại sao năm nay lại hoãn đến tháng 11?

Theo Bộ Chính trị Trung Cộng thông báo, Phiên họp Hội nghị Trung ương Đảng khóa 19 sẽ xoay quanh chủ đề xem xét lại toàn diện lịch sử của ĐCSTQ – “Nghị quyết về những thành tựu chính và kinh nghiệm lịch sử trong 100 năm phấn đấu của Đảng”.

Trong Hội nghị Trung ương Đảng khóa 6 năm 1945, Ban Chấp hành đã thông qua “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử” và giải quyết dứt điểm các vấn đề của một số lãnh đạo ĐCSTQ trước Mao Trạch Đông, xác lập quyền lãnh đạo của Mao trong lịch sử ĐCSTQ. Còn Hội nghị Trung ương Đảng khóa 11 năm 1981 đã thông qua “Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử của Đảng kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân”, giải quyết dứt điểm các vấn đề về chính quyền của Mao và xác lập quyền lãnh đạo của Đặng Tiểu Bình trong nội bộ Đảng.

Như vậy, nghị quyết được đưa ra trong Hội nghị Trung ương Đảng năm nay chắc chắn là để củng cố quyền lực của Tập Cận Bình trong lịch sử Đảng. Đây là một dấu mốc quan trọng đối với nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Vậy việc hoãn Hội nghị Trung ương Đảng đến tháng 11 có thể liên quan đến việc sửa đổi nghị quyết này.

Tuy nhiên, tác giả cho rằng Hội nghị Trung ương Đảng bị hoãn đến tháng 11 có nguyên nhân sâu xa hơn là nó liên quan đến cuộc tranh giành quyền lực cấp cao trong nội bộ ĐCSTQ. Một số sự kiện lớn trong cuộc tranh giành quyền lực này vẫn chưa diễn ra.

Trong 20 năm qua, chỉ có hai kỳ Đại hội Đảng toàn quốc bị hoãn đến tháng 11. Một là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16, được tổ chức vào ngày 8/11/2002.Còn lại là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18, được tổ chức vào ngày 8/11/2012.

Tại sao Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16 bị hoãn sang tháng 11/2002? Lý do chính là Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo ĐCSTQ sắp nghỉ hưu. Ông Giang muốn đảm bảo rằng sau khi nghỉ hưu, phe cánh của ông vẫn nắm giữ quyền lực tối cao trong ban lãnh đạo của Trung Cộng.

Ông Giang đã thực hiện năm cải tổ lớn vào thời điểm đó: Thứ nhất, tăng số lượng thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị từ bảy người lên chín người, trong đó phe cánh của ông chiếm đa số. Thứ hai, thăng chức cho Tăng Khánh Hồng lên Ủy viên Thường vụ Tổng cục Chính trị, phụ trách Ban Tổ chức Trung ương, Trường Đảng Trung ương, v.v. Thứ ba, đề bạt Bí thư Tổng cục Chính trị vào Ban Thường vụ Tổng cục Chính trị, để củng cố quyền lực trong chính trị và luật pháp. Thứ tư, thăng chức Bộ trưởng Bộ Công an lên Ủy viên Tổng cục Chính trị để củng cố quyền lực trong Bộ Công an. Thứ năm, “khuấy đảo thị phi”, buộc Tân Tổng Bí thư của Ủy ban Trung ương Hồ Cẩm Đào đồng ý giữ ông Giang lại làm Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Bằng cách này, ngay cả khi Giang Trạch Dân rút khỏi Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16, ông ta vẫn có thể nắm chắc quyền lực tối cao. Chính vì những sự thay đổi nhân sự trọng đại này mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 16 bị hoãn lại đến tháng 11.

Tại sao Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 bị hoãn sang tháng 11? Lý do chính là vào tháng 02/2012, cựu Giám đốc Công an Trùng Khánh là Vương Lập Quân đã trốn chạy đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Thành Đô. Hai cốt cán trong phe cánh của ông Giang và Tăng lúc đó là Chu Vĩnh Khang (Thường vụ Bộ Chính trị và Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương) và Bạc Hy Lai (Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh), đã âm mưu “trừ khử Tập Cận Bình” và “đảo chính” nhưng bị bại lộ. Trước đó, Tống Bình, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính Trị, đã đại diện cho các cựu chiến binh ĐCSTQ đứng lên phản đối quyết liệt việc cải tổ nhân sự của Giang và Tăng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18.

Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 18 lại có thêm bốn thay đổi trọng đại: Thứ nhất, giảm số Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị từ chín xuống bảy người. Thứ hai, ông Hồ Cẩm Đào “thất thế” và trao lại cho ông Tập Cận Bình hai chức vụ cao nhất là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ và Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Thứ ba, bổ nhiệm Vương Kỳ Sơn làm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương. Thứ tư, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương bị giáng chức xuống làm thành viên Bộ Chính trị.

Trong Đại hội Đảng lần đó, phe Giang Trạch Dân đã chịu nhiều tổn thất to lớn. Tuy nhiên, do ông Tập Cận Bình không có nhiều thân tín trước khi lên nắm quyền, nên phe Giang vẫn chiếm ưu thế trong nội bộ của Trung Cộng. Đặc biệt, hệ thống chính trị và luật pháp của Trung Cộng vẫn nằm dưới sự kiểm soát của phe Giang. Mạnh Kiến Trụ, thân tín của Giang và Tăng, đã đảm nhận vị trí thư ký Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương; Quách Thanh Côn, thân tín của Giang và Tăng, đã đảm nhận chức Bộ trưởng Bộ Công an.

Vào năm 2022, Trung Cộng sẽ tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ 20 về cải tổ nhân sự cấp cao. Trong khi ông Tập Cận Bình đang tìm kiếm cơ hội “ba nhiệm kỳ liên tiếp”, thì kẻ thù chính trị lớn nhất của ông là Giang và Tăng đang trăm phương ngàn kế “lật đổ Tập” hoặc cản trở việc Tập tiếp tục giữ chức lãnh đạo Đảng trong năm tới. Vì vậy, năm 2021 sẽ là một năm quan trọng quyết định thắng bại của phe Tập hoặc phe Giang và Tăng. Hội nghị Trung ương Đảng khóa 19 được tổ chức vào nửa cuối năm nay sẽ trở thành một dấu mốc quan trọng trong cuộc đấu đá này. 

Vào ngày 29/1, ông Tập đã thanh trừng thành viên chủ chốt của Giang và Tăng là Lại Tiểu Dân, cựu Chủ tịch Công ty cổ phần hữu hạn Quản lý tài sản Hoa Dung và chính thức khai màn cuộc đấu đá với Giang và Tăng.

Cùng ngày, Tân Hoa Xã đăng bài viết “Lại Tiểu Dân Lai bị xử tử, kẻ tham nhũng không có kim bài miễn tử”. Bài viết đã nhấn mạnh rằng chiến dịch chống tham nhũng “không có kẻ ngoại lệ, không có đặc quyền”.

Vào ngày 18/7, trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã phát hành bộ phim “Một trăm bài học lịch sử Đảng, Kỷ luật trong lịch sử Đảng”. Trong bộ phim có đề cập đến bốn quan chức cao cấp bị kết án tử hình trong lịch sử ĐCSTQ là Tiếu Ngọc Bích, Lưu Thanh Sơn, Trương Tử Thiện và Lại Tiểu Dân.

Thông qua việc thanh trừng Lại Tiểu Dân vào tháng 1 và nhắc lại tên Lại Tiểu Dân vào tháng 7, ông Tập muốn cảnh cáo các tay chân của Giang và Tăng. 

Vào ngày 20/2, ông Tập Cận Bình đặc biệt nói về “Trương Quốc Đào dụng binh lạm quyền, thành lập Ủy ban Trung ương riêng”, “Vương Minh lôi bè kéo phái, lộng hành tác quái, không nghe lệnh của Ban Chấp hành Trung ương Đảng”. Kể từ đó, Trương Quốc Đào và Vương Minh đã trở thành hai nhân vật phản diện trong lịch sử được các lãnh đạo của Trung Cộng nhắc đến nhiều nhất vào năm 2021.

Vậy, “Trương Quốc Đào và Vương Minh” của hiện tại là những ai? Theo báo cáo vào ngày 30/9 của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương về vụ án Tôn Lập Quân, thì ông ta có đôi nét giống.

Ngày 30/9, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương thông báo, Tôn Lập Quân, cựu thứ trưởng Bộ Công an, đã bị khai trừ khỏi đảng và công chức, hồ sơ phạm tội được chuyển sang cơ quan tư pháp để xem xét. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cho biết, để có được vốn liếng chính trị và “đạt được các mục tiêu chính trị cá nhân, Tôn Lực Quân đã không từ thủ đoạn”, “kéo bè kết phái trong đảng, vun đắp quyền lực cá nhân, hình thành nhóm lợi ích, thành lập các nhóm để kiểm soát các bộ phận chủ chốt, phá hoại nghiêm trọng sự đoàn kết, thống nhất của đảng và gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an ninh chính trị.”

Nếu đem những tội danh này cộng lại với nhau, không ngoa khi nói rằng Tôn đã “chống lại Tập”, “mưu phản”, âm mưu “đảo chính”.

Vào ngày 16/10, Bộ trưởng Bộ Công an Triệu Khắc Chí đã 7 lần liên tiếp chỉ đích danh “tập đoàn chính trị Tôn Lập Quân” tại cuộc họp Đảng ủy của Bộ Công an. Ông tuyên bố rằng “luôn coi việc loại bỏ ảnh hưởng độc hại của Tập đoàn chính trị Tôn Lập Quân là điều ưu tiên hàng đầu.” Đây là lần đầu tiên lãnh đạo cao cấp của ĐCSTQ đề cập đến “Tập đoàn Tôn Lập Quân”.

“Tập đoàn Tôn Lập Quân” gồm những ai? Theo điều tra của tác giả, họ có thể là nguyên Giám đốc Công an Trùng Khánh Đặng Khôi Lâm, nguyên Giám đốc Công an Thượng Hải Cung Đạo An, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an Phó Chính Hoa, nguyên Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Giang Tô Vương Lập Khoa, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Sơn Tây Lưu Tân Vân, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Dung Lại Tiểu Dung, nguyên Giám đốc Điều tra Hình sự Sở Công an tỉnh Giang Tô La Văn Tiến, v.v.

Vào ngày 14/9, trang web Đại lục NetEase đã đăng một bài báo với tiêu đề “Nắm đấm thép đập tan những kẻ hám lợi mất khôn”. Bài viết nói về Cựu đội trưởng Đội Cảnh sát Hình sự thuộc Sở Công an tỉnh Giang Tô, đã cấu kết với Đặng Khôi Lâm và Lại Tiểu Dân thành lập Tập đoàn phi pháp. La Văn Tiến và Đặng Khôi Lâm đã “kẻ tung người hứng, bình luận ngông cuồng các chính sách của chính quyền trung ương, xúc phạm lãnh đạo của đất nước. Thậm chí còn lên kế hoạch kéo người đến gây rối tại sự kiện tưởng niệm ở Nam Kinh, nhưng đã bị Bộ An ninh ngăn chặn thực hiện các hành vi phạm tội.” Nhiều người cho rằng những “hành vi phạm tội” này là chỉ âm mưu ám sát Tập Cận Bình.

Tôn Lập Quân chỉ là một thứ trưởng, nên nếu thực sự muốn giương cao ngọn cờ “chống Tập”, “mưu phản”, “đảo chính” thì cấp bậc này còn quá thấp. Ông trùm đằng sau Tôn là Mạnh Kiến Trụ, nguyên Ủy viên Cục Chính trị và là Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương. Ông trùm đằng sau Mạnh lại là Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng. Nếu nói Giang Trạch Dân, Tăng Khánh Hồng và Mạnh Kiến Trụ đứng phía sau thao túng, Tôn Lập Quân làm kẻ kết nối trên dưới các cấp, bắt tay với nhau thì việc “chống Tập”, “mưu phản”, “đảo chính” mới có thể thực sự xảy ra.

Bắt đầu từ việc ông Tập kết án tử Lại Tiểu Dân vào năm 2021, một cơn bão chống tham nhũng cũng đang nổi lên trong lĩnh vực tài chính. Cho đến gần đây, Tập đoàn bất động sản Fantasia Holdings do cháu gái của Tăng Khánh Hồng là Tăng Bảo Bảo sáng lập, đang đối mặt với “thời khắc đen tối”. Mục tiêu của Tập Cận Bình cũng rất rõ ràng là nhắm thẳng vào Tăng Khánh Hồng.

Dựa trên những phân tích trên, tác giả cho rằng lý do thực sự khiến Hội nghị Trung ương Đảng bị hoãn sang tháng 11 có khả năng cao là vì ông Tập sẽ tiếp tục “thanh trừng” trong hai lĩnh vực chính trị và tài chính, và lật đổ những nhân vật quyền lực chống Tập. Mạnh Kiến Trụ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, có thể là kẻ xấu số tiếp theo. Đồng thời, Tăng Khánh Hồng, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tổng cục Chính trị kiêm phó Chủ tịch nước có thể là ứng cử viên dự bị.

Kết luận

Vào ngày 27/10/2016, Hội nghị Trung ương Đảng khóa 18 đã kết thúc và chính thức xác lập Tập Cận Bình nắm vị trí cốt cán trong ĐCSTQ. Dù Hồ Cẩm Đào nhậm chức Tổng bí thư Trung ương Đảng trong 10 năm nhưng chưa từng trở thành “Hồ cốt cán”. Trong 10 năm qua, Ban Chấp hành Trung ương Đảng luôn coi “Giang Trạch Dân là cốt cán”. Ông Tập bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng vào năm 2013 để giành lấy quyền lực từ tay “Giang cốt cán”. Sau ba năm đấu đá, cuối cùng ông Tập đã xóa được cái danh “Giang cốt cán” và thay bằng “Tập cốt cán”.

Hội nghị Trung ương Đảng vào tháng 11 sẽ là nơi ông ông Tập giáng một đòn nặng khác vào phe cánh của Giang và Tăng. Trước Hội nghị, những nhân vật tầm cao và tầm trung của “Tập đoàn Tôn Lập Quân” có thể sẽ ngã ngựa.

Cao Nghĩa
Minh Phương biên dịch

Related posts