Phim mở màn Liên hoan phim Hà Lan vạch trần lời nói dối hơn 20 năm của ĐCSTQ

Phụng Minh

Vụ tự thiêu giả mạo trên quảng trường Thiên An Môn do ĐCSTQ dàn dựng và vu khống cho tập luyện Pháp Luân Công có xu hướng tự tử. (Người công an cầm cái gọi là “chăn dập lửa” trong đoạn phim của CCTV).

Vào ngày 13/10/2021, Liên hoan phim tài liệu Hà Lan (Beholder) được tổ chức tại Cultuur Haven Veghel. Bộ phim tài liệu “Ask No Questions” (Tạm dịch: Đừng hỏi) đã được công chiếu tại buổi mở màn vào tối hôm đó, đây là bộ phim vạch trần một lời nói dối hàng thập niên xảy ra tại Quảng trường Thiên An Môn, trung tâm chính trị của thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc cách đây 21 năm.

Theo trang web của ban tổ chức, bộ phim “Đừng hỏi” kể về 5 người được cho là “tự thiêu” trên quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh vào tháng 1/2001. Sự việc này sau đó đã được chứng minh là một âm mưu của chính quyền ĐCSTQ nhằm ngụy tạo cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công, và khiến người dân hiểu sai về Pháp Luân Công.

Vào ngày thứ hai sau khi bộ phim được công chiếu, hai tờ báo địa phương ở Hà Lan với gần 400.000 độc giả đã đưa tin và giới thiệu về bộ phim này.

Bộ phim vạch trần tác hại hành vi lừa đảo của truyền thông dưới chế độ độc tài và kinh nghiệm của nhà sản xuất Jason Loftus trong việc truyền rộng sự thật về Bắc Kinh.

“Vụ tự thiêu ở Thiên An Môn” là lời nói dối của ĐCSTQ và đã được Liên Hợp Quốc lập hồ sơ

Vào ngày 14/8/2001, Tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế đã đưa ra tuyên bố về “Sự cố tự thiêu ở Thiên An Môn” tại một cuộc họp của Liên Hợp Quốc, lên án mạnh mẽ hành vi chủ nghĩa khủng bố quốc gia của ĐCSTQ nhằm vu khống Pháp Luân Công. Tuyên bố cho biết: “Một đoạn video phân tích vụ tự thiêu cho thấy toàn bộ vụ việc là do chính phủ chỉ đạo”. Vào thời điểm đó, phái đoàn của ĐCSTQ có mặt không có lập luận gì khi đối mặt với các bằng chứng chắc chắn này. Sự việc đã được Liên hợp quốc lập hồ sơ.

Nhà tổ chức liên hoan phim và đạo diễn Willem Wouters đã sắp xếp để bộ phim ra mắt trong buổi công chiếu. Ông ấy tin rằng đây là một bộ phim hay về Trung Quốc, sẽ cho mọi người hiểu Pháp Luân Công là gì, tu luyện là gì và tác hại của việc lừa đảo truyền thông tin tức của ĐCSTQ, v.v., bộ phim này đã góp phần giải thích những vấn đề này.

Người dẫn chương trình liên hoan phim Frits Buijs cho biết “Đừng hỏi” là một bộ phim tài liệu ấn tượng về âm mưu đằng sau vụ “tự thiêu Thiên An Môn” do ĐCSTQ viết kịch bản và đạo diễn.

Khi nói về Pháp Luân Công, ông Buijs nói: “Tôi thực sự thích các giá trị cốt lõi ‘Chân, Thiện, Nhẫn’ của Pháp Luân Công. Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ đàn áp, điều này thật khủng khiếp. Mọi người phải có quyền tự do tín ngưỡng”.

Vào ngày 20/7/1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã ra lệnh đàn áp toàn diện Pháp Luân Công, và chính sách bức hại vẫn được duy trì cho đến ngày nay. 

“Movie That Matter” là liên hoan phim nhân quyền được tổ chức bởi Tổ chức Ân xá Quốc tế. Ông Joost Hengeveld, nhân viên phụ trách chương trình giáo dục của tổ chức này, sau khi xem xong bộ phim “Đừng hỏi” vào đêm hôm đó đã có rất nhiều cảm xúc, ông nói: “Pháp Luân Công đề cao nguyên lý ‘Chân, Thiện, Nhẫn’, điều này thật vô cùng tốt, bất cứ ai cũng có thể tiếp nhận nó”. “Trung Quốc là một quốc gia nằm dưới sự thống trị của ĐCSTQ, và người dân nơi đây bị đối xử như trâu ngựa, điều đó khiến tôi rất buồn. Rất nhiều điều mà chúng ta không biết đang xảy ra ở đó. Nếu bạn đang ở trong một quốc gia mà bản thân các phương tiện truyền thông đều có thể làm giả, điều đó rất nguy hiểm”.

Hai tờ báo Hà Lan đưa tin về buổi ra mắt liên hoan phim và tiết lộ sự nguy hiểm của những lời nói dối trên các phương tiện truyền thông.

Vào ngày 14/10, “Nhật báo Brabants” của Hà Lan (het Brabants Dagblad) và “Nhật báo Eindhoven” (het Eindhovens Dagblad) đưa tin phơi bày sự thật về “vụ tự thiêu ở Thiên An Môn” và tác hại của truyền thông trong bộ phim tài liệu được công chiếu trong buổi ra mắt liên hoan phim. Hai tờ nhật báo địa phương có gần 400.000 độc giả, chủ yếu là tầng lớp trung lưu. https://www.youtube.com/embed/ZZ7gnl5yOvI

Cho đến nay, trong cộng đồng quốc tế, “Đừng hỏi’’ không phải là bộ phim duy nhất phơi bày sự thật về “vụ tự thiêu giả ở Thiên An Môn”. Ngay từ năm 2003, bộ phim tài liệu “Lửa giả” do NTDTV sản xuất nhằm vạch trần sự thật về việc này, đã làm lộ ra nhiều nghi vấn về vụ tự thiêu với những hình ảnh gây sốc và những phân tích sâu sắc, chặt chẽ, từ đó khẳng định rằng toàn bộ vụ việc là một vụ giả mạo do ĐCSTQ ngụy tạo để đàn áp Pháp Luân Công. Bộ phim đã giành được giải thưởng danh dự tại Liên hoan phim & hoạt hình quốc tế Columbus lần thứ 51.

Related posts