Các chuyên gia kinh doanh nói cuộc khủng hoảng của Evergrande là do sự quản lý yếu kém của Trung Cộng

Michael Washburn

Một người dân đeo khẩu trang khi đạp xe qua thành phố Evergrande hôm 24/09/2021 ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Evergrande, nhà phát triển bất động sản lớn nhất Trung Quốc, đang đối mặt với cuộc khủng hoảng thanh khoản với tổng số nợ khoảng 300 tỷ USD. Những vấn đề mà công ty phải đối mặt có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế Trung Quốc và nền kinh tế toàn cầu nói chung. (Ảnh: Getty Images) Trung Quốc

Theo những người quan sát, cuộc khủng hoảng nợ quay cuồng của Evergrande, và những lo lắng trên toàn cầu mà các khủng hoảng của nó đã tạo ra, phần lớn là do quản lý yếu kém và hành vi lừa đảo từ phía giới lãnh đạo Trung Cộng, những người đã theo đuổi các chính sách không quan tâm tới sự tương tác phức tạp của các lực lượng thị trường ở Á Châu.

Họ nói, bất kỳ nỗ lực nào nhằm vạch ra một lối thoát khỏi tình trạng lộn xộn hiện tại thông qua tái cấu trúc hoặc xóa nợ cần phải nhận thức được những yếu tố cơ bản này và khả năng mà sự tham nhũng của Trung Cộng có thể làm phức tạp bất kỳ nỗ lực tái cấu trúc nào. Sự phô bày phản đối tham nhũng của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ở một mức độ lớn, là một chiếc mặt nạ cho một mớ phức tạp các giao dịch mờ ám ở cả trong chính phủ và công chúng.

Khi Evergrande tiếp tục chuỗi hành động liều lĩnh trong nỗ lực câu giờ để đạt được thỏa thuận với các chủ nợ – những vấn đề gần đây bao gồm việc trả lãi muộn cho trái phiếu vào tuần trước và tuần này – nhiều người trên khắp thế giới đang tự hỏi làm thế nào mà tập đoàn bất động sản này có thể đã nghiêng ngả rất gần đến một trong những vụ vỡ nợ lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp.

Trong bối cảnh của Trung Quốc, nơi Trung Cộng sử dụng quyền lực rộng rãi và độc đoán đối với những doanh nghiệp công và tư, không thể coi nhẹ vai trò của Đảng.

Ông Xiaohua Yang, giáo sư kinh doanh quốc tế và giám đốc của Chương trình Nghiên cứu Kinh doanh Trung Quốc tại Khoa Quản trị của Đại học San Francisco, cho biết: “Cuộc khủng hoảng hiện nay trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc bắt đầu với sự thay đổi chính sách của chính phủ và sẽ kết thúc với sự thay đổi chính sách của chính phủ.”

Cũng cần nhớ lại rằng tập đoàn này bắt đầu tích lũy những khoản nợ to lớn như vậy trong bối cảnh các lãnh đạo Trung Cộng đã làm cho việc sử dụng sở thích truyền thống của nhiều người Trung Quốc đối với các khoản đầu tư hữu hình, hiện thực, chẳng hạn như bất động sản thành thuận tiện. Ông Yang nói, những sở thích như vậy có nguồn gốc sâu xa từ văn hóa Trung Quốc. Nhưng trong sự sụp đổ của Evergrande, chúng đã không phục vụ cho lợi ích tốt nhất của công chúng.

Ông Yang cho biết, “Trong một số năm, môi trường pháp lý của Trung Quốc trên thực tế đã tạo điều kiện cho sự bùng nổ của lĩnh vực bất động sản với một loạt các thay đổi về chính sách như nới lỏng các yêu cầu cho vay đối với các nhà phát triển bất động sản, sử dụng lĩnh vực này như một động lực để kích thích tăng trưởng kinh tế, đặc biệt sau cuộc suy thoái toàn cầu 2008-2009.” Ông nói thêm, những người tham gia thị trường bất động sản, chẳng hạn như Evergrande, đã lao vào sai lầm bằng cách tận dụng khả năng vay và đầu tư của họ.

Nhưng việc chính phủ nới lỏng các yêu cầu cho vay đã nhanh chóng dẫn đến một động lực ở chỗ Evergrande đi vay quá nhiều và phân nhánh sang các lĩnh vực mà họ có ít chuyên môn, chẳng hạn như xe điện. Tại một thời điểm nhất định, thật khó để nói chính xác Evergrande là gì, do sự hiện diện của công ty này trong một loạt các thị trường và lĩnh vực ngày càng đa dạng.

Ông Dylan Sutherland, giáo sư tại Trường Kinh doanh Đại học Durham cho biết: “Evergrande đã đa dạng hóa sang xe điện và các lĩnh vực khác như nước khoáng, và phẫu thuật thẩm mỹ. Sự đa dạng hoá này một phần là do khả năng huy động tài chính của công ty này thông qua nợ, và cũng do chính phủ trợ cấp rất lớn cho các ngành chiến lược mới nổi – chẳng hạn như xe điện, pin, trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, 5G, chất bán dẫn, v.v. — khiến chúng trở nên hấp dẫn,” Ông Sutherland cho biết thêm, lưu ý rằng sự gia tăng của các quỹ định hướng công nghiệp đang khuyến khích nhiều công ty mới tham gia vào thị trường.

Hoặc là Trung Cộng muốn khuyến khích phát triển kinh tế nhưng thiếu ý thức kinh tế để lường trước những gì có thể xảy ra từ sự tác động lẫn nhau của tất cả các lực lượng thị trường này, hoặc họ đã chọn hành động một cách liều lĩnh từ ý chí chia rẽ và chinh phạt. Ông Sutherland giải thích, dù động cơ của họ là gì, thì kết quả là Evergrande bị phát triển quá mức.

Ông Sutherland nói: “Các tập đoàn lớn, nợ nần, điều hành kém, đa dạng hóa mang tính cơ hội không phải thực sự là điều mà các nhà hoạch định chính sách trung ương mong muốn, mà là sản phẩm phụ của chính sách và môi trường kinh tế.”

Ông Sutherland lưu ý, một chính sách kinh tế hợp lý có thể mang lại nhiều lựa chọn hơn và có thể tạo cơ hội cho các công ty chuyên biệt hơn, tập trung hơn như Huawei, những công ty có khả năng nghiên cứu và phát triển (R&D) được thử nghiệm và kiểm tra và có thể tạo dựng được vị thế vững chắc hơn trong các ngành công nghiệp mới nổi.

Evergrande đang trên con đường tới thảm họa, nhưng nhiều người Trung Quốc, tin tưởng chính phủ sẽ làm điều đúng đắn và bảo vệ lợi ích của họ, và đã không nhìn điều gì đang đến. Bắc Kinh không thể hiện mối quan tâm sâu sắc của họ với người dân bằng những thay đổi chính sách có ý nghĩa khi vẫn còn thời gian để xoay chuyển tình thế.

Ông Yang nói, “Chính phủ tỏ ra rất quan tâm và đang cân nhắc về các chính sách khi các nhà phát triển bất động sản đang đẩy rất nhiều người ra khỏi thị trường nhà ở bằng cách đưa giá nhà lên trời và sự phẫn nộ và căm ghét đối với những người giàu có đang tăng lên.”

Tham nhũng

Các vấn đề nghiêm trọng ngay cả trước sự bùng phát đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, làm mọi thứ phức tạp ghê gớm. Các nhà quan sát nhận định, cộng thêm sự quản lý kinh tế kém cỏi của Trung Cộng là vấn đề tham nhũng.

Ông Sutherland lưu ý, “Giới tinh hoa chính trị có liên hệ với một số tập đoàn lớn nhất (hiện đã thất bại) — Tập đoàn Bảo hiểm Anbang và Tập đoàn HNA nổi bật.” 

Ông Sutherland nói, mặc dù về lý thuyết, các quan chức Trung Quốc đang tìm cách cắt giảm sự quá mức của các tập đoàn nợ nần chồng chất như HNA và Anbang Group, nhưng mối quan hệ chặt chẽ của các công ty này với giới tinh hoa chính trị đã khiến điều này trở thành một hành động khó khăn. Điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là tham nhũng ở cấp tỉnh và cấp địa phương cũng đóng một vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa giới chức và các doanh nghiệp này.

Ông Sutherland nói: “Cần có thời gian để giải quyết các mô hình kinh doanh của họ và chỉ những nhà lãnh đạo cao nhất mới có thể thực thi các bước theo yêu cầu. Nhưng chuyển nền kinh tế khỏi bất động sản sẽ không phải là một quá trình chuyển đổi dễ dàng, do lợi ích lớn của các chính quyền địa phương dựa vào việc bán bất động sản để có thu nhập.” Do đó, một cuộc tranh giành quyền lực có thể đang diễn ra giữa giới tinh hoa cấp cao, những người không còn có thể phớt lờ những rủi ro đối với sự ổn định tài chính quốc gia và quốc tế mà các công ty nợ nần gây ra, và các quan chức cấp thấp hơn không muốn mất khoản tiền lại quả béo bở.

Ông nói thêm, “Vì vậy, việc giải quyết vấn đề liên quan đến nhiều thách thức. Người ta chỉ có thể tưởng tượng rằng đại dịch đã khiến việc giải quyết các vấn đề chính sách trở nên khó khăn hơn.”

Thừa nhận rằng thật khó, vào thời điểm này, để dự đoán mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào và điều gì cuối cùng sẽ xảy ra với tài sản của Evergrande, ông Sutherland coi việc bán tháo có quản lý, như đã xảy ra trong trường hợp của HNA, là một khả năng.

Ông Yang dự tính một kịch bản tương tự. Ông nói, “Tôi có thể thấy Evergrande bước ra từ đây, có thể không còn huy hoàng như trước, mà nhỏ bé và được cho một cơ hội xây dựng lại. Có thể điều đó sẽ tốt cho quốc gia này và công ty đó.”

Bất cứ điều gì xảy ra, Trung Cộng có thể phải trả một cái giá đắt khi để cuộc khủng hoảng trở thành một quả cầu tuyết.

Ông Yang nói, “Trung Quốc, là một quốc gia khổng lồ với 1.4 tỷ dân, phải đối mặt với một tình huống độc nhất vô nhị. Bất kỳ tình trạng bất ổn và khó chịu nào sẽ lan truyền nhanh chóng và ảnh hưởng đến quốc gia này cũng như phần còn lại của thế giới.”

Ông Michael Washburn là một ký giả tự do tại New York chuyên viết về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Ông có nền tảng về báo chí pháp lý và tài chính, đồng thời cũng viết về nghệ thuật và văn hóa. Ngoài ra, ông còn là người dẫn chương trình podcast  “Reading the Globe.” (“Đọc toàn cầu.”) hàng tuần. Các cuốn sách ông viết bao gồm “The Uprooted and Other Stories,” (“Những câu chuyện khác và nhổ tận gốc”,)  “When We’re Grownups,” (“Khi chúng ta trưởng thành”) và “Người lạ, người lạ.”

Chánh Tín biên dịch

Related posts