Tin thế giới trưa thứ Năm

3 triệu người thất nghiệp khi ĐCSTQ cấm dạy thêm

Triệu Hằng

Nikkei đưa tin, một phân tích gần đây cho thấy việc Trung Quốc thắt chặt các hạn chế đối với ngành giáo dục tư nhân trong năm nay có thể ảnh hưởng đến hơn 3 triệu việc làm, tương đương hơn 30% số nhân lực trong lĩnh vực giáo dục của nước này.

Hiện Trung Quốc có khoảng 10 triệu người đang làm việc trong ngành giáo dục.

Liu Xiangdong, phó giám đốc khoa nghiên cứu kinh tế tại Trung tâm Kinh tế Quốc tế Trung Quốc, cho biết khoảng một phần ba nhân lực trong ngành giáo dục “sẽ bị ảnh hưởng bởi các quy định mới”.

Ước tính nhấn mạnh những tác dụng phụ tiềm ẩn về kinh tế trong những nỗ lực của chính quyền ôngTập Cận Bình nhằm kiềm chế chi phí giáo dục tăng cao, vốn được coi là một yếu tố dẫn đến tỷ lệ sinh thấp.

Cả những công ty lớn có tên tuổi và các công ty khởi nghiệp nổi tiếng đã buộc phải tái cơ cấu trong những tháng gần đây kể từ khi chính quyền trung ương công bố các quy định cứng rắn hơn vào tháng 7, chủ yếu nhắm vào các dịch vụ dạy kèm cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở các thành phố lớn.

Theo quy định mới, các lớp học vào cuối tuần và trong kỳ nghỉ hè và nghỉ đông đã bị cấm, việc phê duyệt các trường học mới bị tạm dừng và các công ty giáo dục bị cấm huy động vốn thông qua niêm yết công khai. Các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này phải đăng ký lại với tư cách là tổ chức phi lợi nhuận vào cuối năm.

Theo số liệu của chính phủ, khoảng 11,6 triệu người đã đăng ký thất nghiệp ở Trung Quốc vào năm ngoái và việc tái cơ cấu giáo dục tư thục chắc chắn sẽ làm tăng thêm con số này.

Các công ty lớn đang tạm ngừng hoạt động hoặc đóng cửa hoàn toàn các trường học. Công ty Koolearn Technology Holding thuộc Tập đoàn Công nghệ & Giáo dục Phương Đông Mới, cho biết tuần trước họ sẽ kết thúc các lớp học cho học sinh từ mẫu giáo đến trung học cơ sở. Một quan chức cấp cao của tập đoàn cho biết hơn 40.000 việc làm sẽ bị cắt giảm vào cuối năm nay.

New Oriental, nhà cung cấp dịch vụ giáo dục lớn nhất Trung Quốc, đã đóng cửa một số chi nhánh vào tháng 9. 

Dashan Education, một công ty giáo dục niêm yết tại Hồng Kông, thông báo sẽ cắt giảm 102 cơ sở xuống còn 56 vào cuối tháng 9. Qiwen Education, công ty điều hành 15 trường học ở Thượng Hải, đã đóng cửa vào cuối tháng 8.

Cuộc đàn áp giáo dục của chính quyền cũng đã giáng một đòn nặng nề vào các công ty mới nổi trong ngành.

Công ty giáo dục trực tuyến Yuanfudao – một trong những công ty khởi nghiệp trong ngành giáo dục lớn nhất tại Trung Quốc – có khoảng 60.000 nhân viên vào tháng 4, nhưng con số này đã giảm xuống còn 30.000 đến 40.000 vào tháng 9.

Một công ty giáo dục mới nổi khác là Zuoyebang đã đóng cửa 3 trong số 14 địa điểm ở Trung Quốc vào tháng 8,

Để đối phó với tình hình hiện tại, một số công ty đang chuyển hướng sang các lĩnh vực được miễn các quy định khắt khe hơn, chẳng hạn như thể thao, nghệ thuật và các lớp học dành cho người lớn.

Liu Xiangdong cho biết: “Điều đó sẽ mang lại cơ hội tuyển dụng một số giáo viên [bị sa thải]”. Nhưng các giáo viên có thể được giải cứu thông qua cách chuyển hướng đầu tư này hay không là vẫn chưa rõ ràng.

Nhu cầu giáo dục tư nhân của Trung Quốc đã tăng cao trong những năm gần đây khi các bậc cha mẹ muốn tìm cho con cái một điều kiện học tập tốt nhất trong hệ thống giáo dục theo định hướng kiểm tra của nước này. Theo dữ liệu từ iResearch Consulting, thị trường giáo dục Trung Quốc đã mở rộng 79% từ năm 2016 đến 2019, đạt 925 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 144 tỷ USD).

Một giáo viên ở độ tuổi 40 ở tỉnh Hắc Long Giang cho biết: Với số tiền đắt đỏ mà các hộ gia đình Trung Quốc thường chi cho việc học luyện thi của các con, rất khó khăn về mặt tài chính để nuôi hai con trở lên”. Cuộc đàn áp của chính quyền nhằm giải quyết khúc mắt này nhưng nó sẽ để lại nhiều hậu quả.

Thành phố cốt lõi đầu tiên của Trung Quốc có tăng trưởng lợi nhuận công nghiệp âm trong năm nay

Phụng Minh

Thâm Quyến, thành phố cốt lõi đầu tiên ở Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng tích lũy hàng năm của lợi nhuận công nghiệp đã về mức âm.

Theo báo cáo hàng tháng của Cục Thống kê thành phố Thâm Quyến, tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp trên quy mô được chỉ định ở Thâm Quyến từ tháng 1 đến tháng 6 chỉ tăng 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Và từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, con số này đã âm 3,2%. 

Chỉ tính riêng trong tháng 7, tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp trên quy mô được chỉ định ở Thâm Quyến năm nay là 17,9 tỷ nhân dân tệ, so với 30,8 tỷ vào tháng 7 năm ngoái. Lợi nhuận công nghiệp giảm tới 41,9% chỉ trong tháng Bảy.

Sự sụt giảm lợi nhuận quá lớn do Thâm Quyến về cơ bản không được hưởng lợi tức do giá nguyên liệu thô tăng mang lại, toàn bộ dây chuyền công nghiệp chỉ có thể bị động.

Do chịu hậu quả của việc giá nguyên vật liệu liên tục tăng vọt. Thâm Quyến, một thủ phủ công nghiệp điện tử hùng mạnh, cũng không thể chịu được hậu quả của việc giá nguyên liệu thô tăng cao. Không có gì ngạc nhiên khi giá của các mặt hàng tiêu dùng đầu cuối như sản phẩm điện tử, quần áo và giày dép đã tăng theo giá nguyên vật liệu.

Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn các sản phẩm cơ điện, đồng thời cũng là nước nhập khẩu lớn các sản phẩm cơ điện. Một loạt các doanh nghiệp do Đài Loan tài trợ lấy Trung Quốc làm cơ sở sản xuất, thu thập tất cả các loại sản phẩm cơ điện chính xác cao từ khắp nơi trên thế giới, lắp ráp chúng thành thành phẩm và sau đó xuất khẩu. Đây đại khái là mô hình sản xuất cơ điện của Trung Quốc. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nhập khẩu các loại nguyên liệu thô và ngũ cốc vẫn khiến tình hình thặng dư thương mại của Trung Quốc trong ba quý đầu năm trở nên đáng lo ngại…..

Related posts