Tin thế giới chiều thứ Tư: Ông Biden nói ông Tập không phải ‘bạn cũ’

Tòa Bạch Ốc: Ông Biden nói ông Tập không phải ‘bạn cũ’

Lục Du

Tổng thống Mỹ Joe Biden (ảnh: Từ video của The Telegraph)

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi ông Joe Biden là ‘bạn cũ’ trong hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của ông với Tổng thống Mỹ, nhưng Tòa Bạch Ốc một lần nữa cho biết ôn Biden không công nhận ông Tập từng là bạn, theo News.

Trao đổi với phóng viên trên Không lực Một vào ngày 16 (theo giờ địa phương), Phó Phát ngôn viên Báo chí Tòa Bạch Ốc Andrew Bates nói: “Ông ấy [Tổng thống Biden] nói “Tôi không coi ông Tập là bạn cũ”.

Vào năm 2013, ông Biden có chuyến thăm Trung Quốc trong vai trò phó Tổng thống Mỹ, ông Tập khi đó đã gọi phó tướng của Obama là ‘bạn cũ’ và tỏ ra thân thiết.

Tổng thống Biden hồi tháng 6 cũng nói rằng mối quan hệ của ông với Chủ tịch Tập là “công việc thuần túy”, nói rằng “chúng tôi không phải là bạn cũ”.

Trước thềm hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập, Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Saki cho biết tại một cuộc họp trước hội nghị thượng đỉnh rằng Biden không coi ông Tập là “người bạn lâu năm” và rằng “chuyện này từ trước tới nay vẫn vậy”.

Nga tấn công chính vệ tinh của mình, phương Tây phản đối

Trạm vũ trụ ISS (ảnh: Từ video của TODAY)

Tờ News của Hàn Quốc đưa tin, vào ngày 15/11, Nga đã phóng tên lửa đánh chặn phá hủy vệ tinh của chính mình. Vụ việc đã tạo ra một đám mây mảnh vụn đe dọa các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), Mỹ và nhiều nước phương Tây đã lên án hành động này của Nga.

Bộ Tư lệnh Không gian Hoa Kỳ cho biết vụ phóng tên lửa của Nga đã tạo ra hơn 1.500 mảnh vỡ lớn và hàng chục nghìn mảnh vỡ nhỏ hơn quay quanh Trái đất. Lầu Năm Góc đang theo dõi hơn 27.000 mảnh vỡ.

Trong không gian nơi không có sức cản của không khí, những mảnh vỡ như vậy có thể di chuyển với vận tốc hơn 7 km / s, gấp tám lần tốc độ của một viên đạn. Một số mảnh vợ đã tiếp cận Trạm Vũ trụ Quốc. Để tránh nguy hiểm, các phi hành gia của ISS đã được sơ tán về Trái đất.

Giám đốc NASA Bill Nelson nói rằng ông rất tức giận đối với hành động của Nga.

“Tôi không thể tin rằng Nga đang đe dọa không chỉ các phi hành gia quốc tế, mà còn cả các phi hành gia từ đất nước của họ”, ông Nelson nói thêm.

Hãng tin CNN chỉ ra rằng vụ phóng thử này không chỉ khiến các vệ tinh quân sự gặp nguy hiểm, mà còn ảnh hưởng lớn tới các vệ tinh thương mại dùng cho điện thoại, dự báo thời tiết, GPS, tài chính và radio trước, từ đó gây tổn thất cho nền kinh tế toàn cầu.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng: “Nga tuyên bố phản đối việc vũ khí hóa không gian, nhưng hành động liều lĩnh và vô trách nhiệm này cho thấy nó có thể gây nguy hiểm cho hoạt động thăm dò và sử dụng không gian của tất cả các nước”.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh cũng đã phản đối hành động của Nga bằng tweet: “Vụ thử tên lửa chống vệ tinh có sức tàn phá khủng khiếp của Nga hoàn toàn phớt lờ an ninh, an toàn và bền vững của không gian. Nó sẽ là một yếu tố rủi ro trong nhiều năm tới”.

Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos đã bác bỏ các tuyên bố của phương Tây, nói rằng: “Quỹ đạo của các mảnh vỡ nằm xa quỹ đạo của Trạm Vũ trụ Quốc tế”.

Nghị sĩ 20 nước phản đối quan chức công an Trung Quốc ứng cử vào Interpol

Ivanka Nguyễn

Hình minh họa từ video của euronews.

Chính quyền Trung Quốc đã đề cử Phó cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế Bộ Công an Trung Quốc, ông Hồ Bân Sâm, tham gia tranh cử vào ban điều hành của Interpol. Hành động này của Bắc Kinh đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, theo Vision Times.

VOA hôm 15/11 cho biết, Interpol có trụ sở tại Pháp sẽ tổ chức hội nghị tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ từ ngày 23 đến 25/11 và bầu thành viên ban điều hành mới, trong đó có hai vị trí dành cho người châu Á.

Ngoài Hồ Bân Sâm, hai ứng cử viên châu Á còn lại đến từ Singapore và Ấn Độ.

“Liên minh liên nghị viện xuyên quốc gia về các vấn đề Trung Quốc” (IPAC) và nhiều nhóm nhân quyền đã lên tiếng công khai và phản đối mạnh mẽ việc bầu Hồ Bân Sâm vào Ủy ban điều hành Interpol.

Theo SCMP, gần 50 nghị sĩ thuộc IPAC từ 20 quốc gia đã ký thư gửi về nước họ bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ việc ông Hồ ứng cử vào Interpol. Họ bày tỏ lo lắng rằng nếu ông Hồ thắng cử, Bắc Kinh sẽ lợi dụng vị trí của ông này để phát động một cuộc săn lùng toàn cầu đối với người Duy Ngô Nhĩ, người Hồng Kông và người Tây Tạng lưu vong.

Nhà hoạt động nhân quyền Bill Browder nói rằng nếu để ông Hồ vào được Interpol thì không khác gì việc để “sói quản lý chuồng gà”. Ông Browder cũng lưu ý rằng cộng đồng quốc tế phải đề phòng sự xâm nhập sâu hơn của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào Interpol, để không lặp lại lịch sử kiểm soát Interpol của Đức Quốc xã vào năm 1938.

Nhóm nhân quyền Safeguard Defenders cho biết, Cục Hợp tác Quốc tế thuộc Bộ Công an Trung Quốc, nơi Hồ Bân Sâm làm lãnh đạo, là đơn vị chuyên phụ trách truy lùng người Trung Quốc ở nước ngoài. Năm 2020, số lệnh truy nã người trốn ra nước ngoài của Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần.

Mỹ, Trung Quốc đồng ý nới lỏng hạn chế đối với nhà báo hai nước

Mai Hạ

Mỹ và Trung Quốc cho biết sẽ nới lỏng những hạn chế đối với nhà báo của hai nước. (Ảnh Getty)

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết hôm 16/11 rằng, Mỹ và Trung Quốc sẽ nới lỏng thị thực và những hạn chế đối với các nhà báo đến từ quốc gia đối phương.

Reuters đưa tin rằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Trung Quốc hứa sẽ cho phép những nhà báo Mỹ ở Trung Quốc được tự do xuất cảnh và hồi hương, đây là điều họ không thể làm được trước đó. Đồng thời, Mỹ cũng có kế hoạch đối xử tương tự với các nhà báo Trung Quốc.

Người phát ngôn của Ngoại trưởng Mỹ cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh tiến độ này, nhưng chỉ coi đây là bước sơ bộ”. Người phát ngôn cũng nói thêm rằng: “Môi trường truyền thông của Trung Quốc đã xấu đi đáng kể trong những năm gần đây”.

Trước đó, hôm 16/11, kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) China Daily dẫn lời một nguồn tin giấu tên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, trước cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden, hai bên đã đạt được đồng thuận về vấn đề thị thực của các nhà báo và một số vấn đề khác.

China Daily cho biết, theo thoả thuận đạt được, Mỹ sẽ cấp thị thực khứ hồi nhiều lần trong một năm cho các nhà báo Trung Quốc, và Trung Quốc hứa sẽ đối xử bình đẳng với các nhà báo Mỹ một khi chính sách của Mỹ có hiệu lực.

Trong nhiều thập kỷ qua, ĐCSTQ luôn giám sát chặt chẽ các nhà báo nước ngoài, đồng thời thường chỉ cấp thị thực một năm và thẻ báo chí cho các nhà báo nước ngoài tại Trung Quốc. Vào thời điểm đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) hoành hành khắp Trung Quốc đại lục và lây lan sang nhiều nước châu Âu hồi tháng 2/2020, ĐCSTQ đã trục xuất 3 phóng viên của The Wall Street Journal ở Trung Quốc do đăng một bài báo có tiêu đề “Trung Quốc là con bệnh thật sự của châu Á” (China Is the Real Sick Man of Asia).

Để chống lại sự thâm nhập của ĐCSTQ tại Mỹ, tháng 2 /2020, Mỹ đã liệt 5 kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc, bao gồm: Tân Hoa Xã, Mạng Truyền hình Quốc tế Trung Quốc (CGTN), Nhân dân Nhật báo, v.v. là phái bộ nước ngoài. Theo đó, 5 hãng thông tấn này sẽ phải nhận được sự phê duyệt của giới chức Hoa Kỳ nếu muốn mua hoặc thuê bất kỳ tài sản nào tại Mỹ và phải chuyển tất cả danh sách nhân viên cho chính quyền Washington.

ĐCSTQ đã đưa ra các biện pháp trả đũa vào ngày 17/3/2020, yêu cầu 5 hãng thông tấn của Mỹ như Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) phải kê khai nhân sự và tài sản của họ, đồng thời yêu cầu các nhà báo Mỹ của The Washington Post, The New York Times và The Wall Street Journal có thẻ báo chí hết hạn trước cuối năm 2020, phải khai báo tên với Bộ Thông tin của Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong vòng 4 ngày và nộp thẻ báo chí trong vòng 10 ngày. Đồng thời không được làm công tác đưa tin ở Trung Quốc Đại lục, Hong Kong và Ma Cao. 

Vào tháng 5/2020, Mỹ đã hạn chế thời hạn lưu trú thị thực của các nhà báo Trung Quốc tại Hoa Kỳ dưới 90 ngày.

Mai Hạ – Theo The Epoch Times

Đặng Lệ Quân nổi tiếng ở Bắc Triều Tiên, được in thành tem thu hút khách tham quan

Bách Diệp

Cục Văn hóa của Chính quyền thành phố Đài Bắc mới của Đài Loan đã tổ chức sự kiện “Phòng phát sóng Vinyl – Điểm lại những bài hát vàng của Đặng Lệ Quân” để tưởng nhớ sự đóng góp của cô cho nền ca hát Hoa ngữ. (Ảnh: Zhong Yuan/ Epoch Times)

Nhắc đến nữ ca sĩ Đài Loan Đặng Lệ Quân, trong cộng đồng người Hoa Đại Lục, Đài Loan và toàn cầu có thể nói ‘không ai là không biết’, thậm chí cô còn nổi tiếng ở Nhật, Hàn Quốc, Đông Nam Á và các khu vực khác. Ngay cả Bắc Triều Tiên (Triều Tiên), nơi luôn kín tiếng, cũng đã in hình ảnh của cô thành tem để thu hút khách tham quan.

Vào ngày 15 tháng 11, trang Facebook bán chính thức “Thông tin Kinh tế, Thương mại và Văn hóa Bắc Triều Tiên, CHDCND Triều Tiên” tiết lộ rằng mặc dù Đài Loan và Triều Tiên không biết nhiều về nhau, nhưng Đặng Lệ Quân lại là một ca sĩ nổi tiếng ở Bắc Triều Tiên.

Người hâm mộ cho biết ngoài các bài hát và âm nhạc của Triều Tiên, xe buýt du lịch Triều Tiên cũng sẽ phát các bài hát do Đặng Lệ Quân hát, bao gồm cả phiên bản tiếng Trung và phiên bản tiếng Hàn. Ảnh chụp màn hình trang Facebook bán chính thức “Thông tin Kinh tế, Thương mại và Văn hóa Bắc Triều Tiên.

Ảnh chụp màn hình trang Facebook bán chính thức “Thông tin Kinh tế, Thương mại và Văn hóa Bắc Triều Tiên.

Người hâm mộ viết: “Năm 1996, bưu chính Triều Tiên cũng sản xuất tem với ảnh Đặng Lệ Quân, mục đích là đánh dấu chặng đường ca hát lẫy lừng của ca sĩ Đài Loan nổi tiếng Đặng Lệ Quân từ những năm 1980 đến 1990, và thu hút khách du lịch người Hoa đến mua”. Người hâm mộ khen ngợi Đặng Lệ Quân: “Bằng cách này, ánh sáng của Đài Loan tỏa sáng và rất xứng đáng”.

Ca sĩ Đặng Lệ Quân mãi mãi yêu mến quân đội. (Ảnh: Chen Baizhou/ The Epoch Times)

Âm nhạc Đặng Lệ Quân phổ biến ở Trung Quốc, thức tỉnh tâm trí bị giam cầm

Ngoài Triều Tiên, Đặng Lệ Quân cũng nổi tiếng ở Trung Quốc Đại Lục dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc và giành được “một tỷ tràng pháo tay”.

Theo New Era Weekly, dựa trên logic của Cách mạng Văn hóa, chính quyền ĐCSTQ đã gắn mác giai cấp tư sản cho mọi thứ của nước ngoài, và các bài hát của Đặng Lệ Quân cũng bị coi là “âm thanh ngọt ngào chói tai” và bị cấm.

Bất chấp hoàn cảnh chính trị khắc nghiệt, điều đó không thể ngăn cản lòng khao khát âm nhạc đẹp đẽ của mọi người. Nhiều người vẫn “nghe Đặng Tiểu Bình vào ban ngày và Tiểu Đặng (Lệ Quân) vào ban đêm”.

Báo cáo cho biết băng thu âm của Đặng Lệ Quân đã được ‘lén’ đưa vào Đại Lục và sao chép khắp nơi. Vào thời điểm đó, lương tháng trung bình của người dân đại lục chỉ là 40 Nhân dân tệ, nhưng có người sẵn sàng chi 1/4 tiền lương cho những băng nhạc đó. Ngoài ra còn có hàng chục triệu người dân Đại Lục bí mật nghe các bài hát của Đặng Lệ Quân tại nhà thông qua sóng phát thanh.

Ngô Nhĩ Khai Hy, người lãnh đạo phong trào sinh viên dân chủ ngày 4 tháng 6 năm 1989, nói: “Vào thời điểm đó, mọi người chỉ nhớ sau khi nghe tiếng hát của Đặng Lệ Quân, họ sẵn sàng tin rằng vẫn còn những điều tốt đẹp trên thế giới”.

Ông nói: “Những người lớn tuổi, sau Cách mạng Văn hóa, mọi người trở nên lạnh lùng và đa nghi, tâm hồn khô cằn như đất đóng băng trong mùa đông phương Bắc. Nghe bài hát của Đặng Lệ Quân, ai đó đã nói trong nước mắt: ‘Họ đã quên rằng vẫn còn những điều ngọt ngào êm ái như vậy”.

Bách Diệp
Theo Epoch Times

Related posts