Trong 2 ngày, ông Biden thay đổi quan điểm về Đài Loan 4 lần

Phụng Minh

Tổng thống Mỹ Joe Biden (ảnh: Youtube/CNBC Television).

Theo creaders.net, từ lâu, vấn đề eo biển Đài Loan được coi là ngòi nổ chính gây ra căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, do đó các nhà lãnh đạo phải cân nhắc từng lời khi phát ngôn. Có thể vì vậy mà Tổng thống Biden gần đây liên tục thay đổi quan điểm về vấn đề này.

Bloomerg đưa tin rằng trong một cuộc họp video vào ngày 15/11, ông Biden đã trấn an Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng ông sẽ không giữ bất kỳ lập trường nào về chủ quyền Đài Loan, nhưng vào ngày hôm sau ông nói với các phóng viên rằng Đài Loan “độc lập”. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ thứ 46 đã nhanh chóng sửa lại câu nói này, ông cho rằng điều mà ông muốn bày tỏ là “Đài Loan tự quyết định việc đó” thay vì chủ trương Đài Loan độc lập.

Gần nhất, vào hai ngày trước (17/11), ông Biden lại tuyên bố Mỹ không ủng hộ Đài Loan độc lập. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, Tổng thống Biden đã thay đổi quan điểm về Đài Loan 4 lần xoay quanh việc giữ quan điểm trung dung, ủng hộ hay không ủng hộ Đài Loan độc lập.

Creaders bình luận, mặc dù trong cuộc trò chuyện video trong tuần này giữa lãnh đạo Mỹ-Trung ám chỉ rằng hai nước sẽ không nổ ra chiến tranh trong tương lai gần, nhưng “việc đổi lời” của tổng thống Mỹ đã làm suy yếu hiệu quả các nỗ lực ngoại giao của chính phủ Hoa Kỳ.

Ông Oliver Kahn, một chuyên gia độc lập về các vấn đề an ninh châu Á, cho biết: “Nếu đây là một trận bóng chày, ông Biden sẽ bị loại, nhưng tình hình nguy hiểm bây giờ không chỉ như một trò chơi. Ông Biden đã không thể làm rõ chính sách, thay vào đó để lại rất nhiều nhầm lẫn”.

Trong vài tháng trước khi mãn nhiệm, chính quyền Trump đã sử dụng nhiều cách khác nhau để kiểm tra phản ứng của Bắc Kinh đối với vấn đề Đài Loan, khiến nhiều người tự hỏi liệu Mỹ có từ bỏ “sự mơ hồ chiến lược” được nêu trong Đạo luật Quan hệ Đài Loan năm 1979 hay không.

Chính quyền ông Biden đã cố gắng “giữ cho tình trạng của Đài Loan mơ hồ” trong khi củng cố “Chính sách Một Trung Quốc”, đồng thời làm rõ sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Đài Loan mạnh mẽ như thế nào. Ngoại trưởng Blinken gần đây đã đề xuất cho phép Đài Loan đóng vai trò lớn hơn tại Liên Hợp Quốc, ông cũng cảnh báo Trung Quốc rằng nếu họ sử dụng vũ lực với Đài Loan, Mỹ và các đồng minh sẽ “ra tay”. Ông Biden cũng nhắc lại “sáu bảo đảm” của Hoa Kỳ đối với Đài Loan trong cuộc gặp trực tuyến với ông Tập Cận Bình.

Margaret Lewis, giáo sư Trường Luật của Đại học Sherton Hall và là giáo sư thỉnh giảng tại Đài Loan, cho biết: “Chính sách cơ bản của Hoa Kỳ đối với Đài Loan không thay đổi. Chính là không có chính sách nào rõ ràng. Nhưng rõ ràng là ông Biden đã tiếp tục chính sách thời ông Trump sau khi ông ấy lên nắm quyền. Trong thời ông Trump, Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ Đài Loan, và thế giới bên ngoài cảm thấy rằng động lực này đang tăng cường chứ không phải suy yếu”.

Việc không thiết lập quan điểm về vấn đề Đài Loan đã làm tăng thêm sự phức tạp trong việc điều hành chính sách Mỹ-Trung của ông Biden. Các thành viên của Quốc hội đã kêu gọi chính phủ bày tỏ sự ủng hộ rõ ràng hơn đối với Đài Loan. Trong những tháng gần đây, Quốc hội đã đề xuất một dự luật cho phép bán vũ khí cho Đài Loan, bao gồm việc cung cấp một khoản tài chính trị giá 2 tỷ USD mỗi năm cho Đài Loan, vốn không nằm trong phạm vi của “Đạo luật Quan hệ Đài Loan.”

Bonnie Glaser, người đứng đầu chương trình châu Á của Quỹ Marshall Đức, một tổ chức tư vấn ở Washington, nói rằng tuyên bố của ông Biden không chỉ ra rằng Hoa Kỳ sẽ kiên quyết bảo vệ Đài Loan như thường lệ.

Ge Laiyi nói: “Hầu hết các tuyên bố của ông ấy đều không hợp lý. Những tuyên bố này truyền tải những thông điệp khó hiểu và không giúp thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ trong việc duy trì hòa bình và ổn định trên khắp eo biển Đài Loan”.

Related posts