Bắc Kinh lợi dụng Liên Hợp Quốc như thế nào?

Hải Lam

(Ảnh chụp màn hình Youtube/United Nations)

Theo một nghiên cứu mới, Bắc Kinh đang lợi dụng một cách chuyên nghiệp các tổ chức quốc tế để tối đa hóa ảnh hưởng ngày càng tăng của mình. Các khoản đóng góp tài chính của ĐCSTQ cho các tổ chức này là nhỏ, riêng biệt và được nhắm mục tiêu để đạt được lợi ích tối đa.

Theo nhà phân tích Anders Corr, Bắc Kinh tìm cách để tỏ ra mình là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Ngay cả khi thực hiện nhiều vụ diệt chủng theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, và đe dọa chiến tranh chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh, Bắc Kinh vẫn khai thác các cấu trúc bỏ phiếu dân chủ trong các tổ chức quốc tế mặc dù từ chối các cấu trúc đó cho chính công dân của mình.

Phân tích một báo cáo mới do Trung tâm Phát triển Toàn cầu (CGD) công bố cho thấy rằng các khoản đóng góp của Trung Quốc được kiểm soát chặt chẽ, và được tận dụng để đạt được lợi thế tối đa cho chính họ, thay vì cho mục tiêu rộng to hơn của cộng đồng quốc tế.

Trong khi hệ thống của Liên Hợp Quốc được cho là tìm cách thúc đẩy nhân quyền và dân chủ, thì thay vào đó, Bắc Kinh lại sử dụng hệ thống này để phủ nhận chủ quyền đối với quốc đảo Đài Loan dân chủ, cùng với các mục tiêu phi đạo đức khác dưới vỏ bọc “hòa bình và phát triển”.

Hòa bình đối với Bắc Kinh có nghĩa là tiếp tục lạm dụng nhân quyền và xâm chiếm lãnh thổ từ các nước láng giềng mà không kích động sự tự vệ của các nền dân chủ trên thế giới. Phát triển với Bắc Kinh có nghĩa là tăng cường sức mạnh kinh tế của chính Trung Quốc, đặc biệt là trước các đối thủ địa chính trị lớn của Trung Quốc, Hoa Kỳ, Châu u, Nhật Bản và Ấn Độ.

Theo lưu ý của các tác giả Trung tâm Phát triển Toàn cầu, Trung Quốc “đã trở thành nhà tài trợ hàng đầu cho các tổ chức và quỹ đa phương dành cho cơ sở hạ tầng và nông nghiệp nhưng đóng góp của nước này cho các quỹ tập trung vào hàng hóa công cộng như khí hậu và sức khỏe toàn cầu vẫn ở mức thấp”.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng thường xếp hạng ở vị trí từ 10 đến 30 về tài trợ của các tổ chức đa phương. Bắc Kinh có tỷ lệ biểu quyết ngày càng tăng trong các tổ chức này, nhưng họ thường dành những đóng góp để cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sử dụng các khoản được gọi là “quyên góp” và cho vay của mình cho các hoạt động ảnh hưởng toàn cầu hoặc các mục tiêu xuất khẩu.

Theo Scott Morris, Rowan Rockafellow, và Sarah Rose, đồng tác giả của báo cáo, “nhiều công ty Trung Quốc đặc biệt cạnh tranh trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng giá trị cao, đã đặc biệt thành công trong các vụ mua sắm của ngân hàng phát triển đa phương.

Việc thành lập năm 2015 của lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình về Quỹ Hỗ trợ Hợp tác Nam-Nam trị giá 3 tỷ USD, tham gia với các bên đa phương để thực hiện chương trình nghị sự Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc. Nhưng từ năm 2013 đến năm 2018, 91 phần trăm các dự án đã hoàn thành thuộc cơ sở hạ tầng kinh tế và công cộng, từ đó Bắc Kinh được hưởng lợi nhờ Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, xuất khẩu sản lượng công nghiệp dư thừa của Trung Quốc.

Các ngành công nghiệp sắt, thép và nhà tiền chế gây ô nhiễm và được trợ cấp của Trung Quốc đang sản xuất quá mức và Liên hợp quốc, đi ngược lại với Tuyên ngôn Nhân quyền (1948) của chính mình để giúp chế độ Bắc Kinh tìm thêm thị trường.

Vào năm 2017, Bộ Tài chính Trung Quốc đã ký một thỏa thuận với năm ngân hàng phát triển đa phương để thúc đẩy kết nối và cơ sở hạ tầng, với nỗ lực kiểm soát việc khai triển cơ sở hạ tầng 5G mà Bắc Kinh sử dụng cho hoạt động gián điệp.

Thay vì cam kết tài trợ vắc xin COVID-19 cho cơ sở tiếp cận COVAX quốc tế như nhiều quốc gia trên thế giới, các công ty dược phẩm Trung Quốc đã được hưởng lợi từ các thỏa thuận COVAX khi chương trình này mua 550 triệu liều vắc xin từ Trung Quốc đến giữa năm 2022. Trong khi đó, đáng lẽ ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về việc che giấu dịch bệnh khiến đại dịch Covid-19 lây lan ra toàn thế giới và hiệu quả của vắc xin do Trung Quốc sản xuất còn kém hiệu quả hơn so với vaccine các đối tác phương Tây.

Trung Quốc được hưởng lợi một cách không cân đối thông qua cam kết đa phương so với đóng góp tài chính của họ, mặc dù Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ví dụ, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 43,3 tỷ USD cho Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh chỉ đồng tài trợ cho các dự án của ngân hàng 6,1 tỷ USD.

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã hỗ trợ Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001, tạo điều kiện cho sự bùng nổ kinh tế và hiện đại hóa quân sự của nước này. Chương trình Phát triển Liên hợp quốc năm 2010 cũng ủng hộ “hợp tác Nam-Nam” của Bắc Kinh, điều này tạo điều kiện cho ĐCSTQ chiếm ưu thế về phiếu bầu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Vào năm 2016, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đã hỗ trợ Sáng kiến Vành đai-Con đường của Bắc Kinh, thúc đẩy xuất khẩu của Trung Quốc và nỗ lực kiểm soát các cảng phục vụ cho việc mở rộng hải quân toàn cầu của Bắc Kinh.

Với việc ĐCSTQ đang thực hiện cuộc diệt chủng với người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, và các học viên Pháp Luân Công, cũng như sự hiếu chiến quân sự ngày càng tăng của ĐCSTQ đối với các nền dân chủ, bất kỳ ai ủng hộ dân chủ và nhân quyền nên có lập trường cứng rắn chống lại việc Bắc Kinh tận dụng các tổ chức quốc tế trên thế giới vì lợi ích của chính họ.

Để chấm dứt ảnh hưởng xấu trên toàn cầu của ĐCSTQ, các thực thể hàng đầu trong hệ thống quốc tế, bao gồm Hoa Kỳ, Liên minh Châu u, Nhật Bản và Ấn Độ, nên chấm dứt sự đồng lõa trong việc cho phép Bắc Kinh có một vị trí trên bàn quốc tế. Thế giới không thể cho phép Bắc Kinh lợi dụng các thể chế quốc tế dân chủ cho các mục đích xấu và chống lại các giá trị dân chủ.

Related posts