Chiến thắng của Trung Quốc tại Interpol dấy lên nhiều lo ngại
Interpol hôm thứ Năm (25/11) thông báo Thiếu tướng Ahmed Naser al-Raisi, một quan chức của UAE, đã được bầu làm Giám đốc của tổ chức này. Quan chức Trung Quốc Hồ Bân Sâm được bầu làm thành viên ban điều hành của tổ chức.
Cuộc bầu cử lần này diễn ra tại cuộc họp thường niên của Interpol tổ chức tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Interpol tuyên bố rằng Leahy đã được bầu sau ba vòng bỏ phiếu và đã giành được 68,9% số phiếu trong vòng bỏ phiếu cuối cùng.
Theo Creaders, cả ông al-Raisi và Hồ Bân Sâm đều là những nhân vật gây tranh cãi. al-Raisi là tổng thanh tra của Bộ Nội vụ UAE, và các tổ chức nhân quyền đã cáo buộc ông ta tham gia vào các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như tra tấn và giam giữ tùy tiện ở UAE. Trong khi đó, Hồ Bân Sâm là Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Quốc tế Bộ Công an Trung Quốc. Bộ Công an Trung Quốc là thủ phạm chính của các vụ vi phạm nhân quyền và trấn áp những người bất đồng chính kiến. Bộ Công an Trung Quốc cũng bị cáo buộc lợi dụng người của mình trong Interpol để truy bắt những người bất đồng chính kiến lưu vong.
Theo thông tin từ Bộ Công an Trung Quốc, mỗi năm Trung Quốc có 3.000 trường hợp để điều tra thông qua Interpol, và 500 đến 600 “lệnh truy nã đỏ” được ban hành mỗi năm.
Chiến thắng của al-Raisi đã được các nhà chức trách UAE hoan nghênh, nhưng bị hai người Anh lên án. Theo hãng tin AP, nghiên cứu sinh người Anh Matthew Hedges, người bị chính quyền UAE giam giữ gần 4 tháng vì tội gián điệp vào năm 2018, cho biết: Đó là một ngày đáng buồn. Hedges nói rằng anh bị tra tấn và biệt giam ở UAE.
Một công dân Anh khác tên Ali Issa Ahmad nói: “Tôi đã trải qua sự tra tấn và đối xử tệ bạc trong nhiệm kỳ của al-Raisi.”
Ahmad đã bị các cơ quan an ninh UAE tra tấn trong trận đấu bóng đá Asian Cup 2019. Anh nói, “Tôi hy vọng Interpol sẽ ngăn ông ta tra tấn người dân ở các nước khác.”
Trước Hồ Bân Sâm, Trung Quốc từng có đại diện nắm giữ chức giám đốc Interpol, đó là Mạnh Hoành Vĩ. Ông Mạnh nguyên là Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc, được bầu làm Chủ tịch Interpol vào năm 2016, nhưng hai năm sau, ông này đột ngột biến mất sau khi về thăm Trung Quốc. Vào tháng Giêng năm ngoái, một tòa án ở Thiên Tân đã kết án ông Mạnh13 năm rưỡi tù vì tội nhận hối lộ.
Cao Ca, vợ của Mạnh, người đang tị nạn ở Pháp, cho biết trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với AP cách đây không lâu rằng trường hợp của chồn bà “là một trường hợp [đấu đá] chính trị điển hình, những bất đồng bị biến thành tội hình sự”.
“Liên minh Nghị viện xuyên quốc gia về các vấn đề Trung Quốc” đã viết thư cho Interpol vài ngày trước, nói rằng, việc bầu Hồ Bân Sâm vào Ủy ban điều hành Interpol chính là bật đèn xanh để khiến hàng nghìn người Hong Kong, Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, Đài Loan và người Trung Quốc sống ở nước ngoài gặp nguy hiểm lớn hơn.
Hai công dân Trung Quốc thiệt mạng, 8 người bị bắt cóc ở phía đông Congo
Phát ngôn viên quân đội Congo hôm thứ Năm (25/5) cho biết hai công dân Trung Quốc đã thiệt mạng và 8 người khác bị bắt cóc trong một cuộc tấn công của lực lượng dân quân CODECO vào một khu mỏ ở miền đông Congo.
Vụ tấn công diễn ra hôm thứ Tư ở Djugu, thuộc tỉnh Ituri, nơi công dân Trung Quốc đang khai thác vàng phi chính thức. Quan chức Congo cáo buộc CODECO, một trong số các nhóm vũ trang hoạt động trong khu vực, đã gây ra vụ tấn công.
Trung úy Jules Ngongo, phát ngôn viên của quân đội ở Ituri cho biết:
“Chúng tôi xác nhận rằng các phần tử CODECO đã tấn công một trong những địa điểm ở Djugu. Họ cũng tấn công một căn cứ của những người anh em Trung Quốc của chúng ta, và không may đã giết chết hai người trong số họ và bắt cóc một số người khác”.
Vụ việc hôm thứ Tư là cuộc tấn công thứ hai trong một tuần nhắm vào hoạt động khai thác của Trung Quốc ở phía đông Congo. Các nhà chức trách hôm Chủ nhật cho biết, các tay súng đã giết một cảnh sát và bắt cóc 5 công dân Trung Quốc gần một khu mỏ ở tỉnh Nam Kivu.
Triều Tiên cấm dân mặc trang phục mà Kim Jong-un thích
Hải Lam | DKN 5 giờ trước 42 lượt xem
Daily Mail đưa tin, Triều Tiên đã cấm người dân mặc áo khoác da sau khi loại trang phục này trở thành món đồ yêu thích của nhà cầm quyền Kim Jong-un.
Sau khi áo da được Kim mặc lần đầu vào năm 2019, nó nhanh chóng trở nên phổ biến trong giới thượng lưu Triều Tiên. Họ đã đặt mua áo bằng da thật từ Trung Quốc.
Nhưng gần đây, hàng nhái đã tràn lan và cảnh sát Triều Tiên đã đi tuần tra và tịch thu những chiếc áo khoác giả da giá rẻ từ các thương gia trong chợ và cửa hàng, cũng như từ những người dân bình thường đã mua và dùng loại áo này. Cảnh sát giải thích rằng những công dân bình thường mặc đồ giả như vậy sẽ làm xấu đi hình ảnh của Kim Jong-un và làm giảm uy tín của ông.
Một nguồn tin nói với Đài Á Châu Tự do rằng: “[Cảnh sát] nói việc mặc trang phục giống như Lãnh tụ tối cao là một xu hướng ‘không trong sáng để thách thức quyền lực của Lãnh tụ tối cao’. Họ yêu cầu người dân không được mặc áo khoác da, vì chỉ thị của đảng sẽ quyết định ai có thể mặc chúng.”
Đài Á Châu Tự do cho biết các áo khoác da giá rẻ bắt đầu xuất hiện vào tháng 9 năm nay khi thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên được mở lại sau một thời gian phải đóng cửa do đại dịch Covid. Các thương nhân có thể mua da tổng hợp để làm áo khoác.
Chính quyền Kim Jong-un kiểm soát chặt chẽ phong cách của công dân, bao gồm cả việc cắt tóc.
Vào năm 2014, ba năm sau khi Kim trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên, các nguồn tin nói với Đài Á Châu Tự Do rằng các nam sinh đã được hướng dẫn chọn kiểu tóc trông giống với phong cách của ông Kim.
Sau đó, vào năm 2017, có thông tin nói rằng Triều Tiên đã cấm người dân cắt tóc giống Kim và chỉ được phép chọn trong số 15 kiểu đã được phê duyệt.
Lần thứ hai trong một tháng, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đến Đài Loan
Reuters đưa tin, năm thành viên của Hạ viện Hoa Kỳ đã đến Đài Bắc vào thứ Năm (25/11) để thảo luận với lãnh đạo Đài Loan về vấn đề an ninh. Đây là lần thứ hai trong một tháng các nhà lập pháp Hoa Kỳ công du Đài Loan.
Chuyến đi của nghị viên Hoa Kỳ diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường sức ép quân sự và chính trị lên Đài Loan.
Văn phòng đại diện của Mỹ tại Đài Loan cho biết phái đoàn Mỹ gồm có Mark Takano, Chủ tịch Ủy ban Cựu chiến binh Hạ viện, Colin Allred, Elissa Slotkin, Sara Jacobs và Nancy Mace. Các quan chức Mỹ dự kiến sẽ rời Đài Loan vào thứ Sáu.
Văn phòng cho biết: “Phái đoàn quốc hội [Hoa Kỳ] sẽ gặp các nhà lãnh đạo cấp cao của Đài Loan để thảo luận về quan hệ Mỹ-Đài Loan, an ninh khu vực và các vấn đề quan trọng khác mà hai bên cùng quan tâm”.
Hãng thông tấn trung ương chính thức của Đài Loan cho biết trước đó, chuyến đi dự kiến sẽ tập trung vào các cuộc gặp với các quan chức quốc phòng cũng như với Tổng thống Thái Anh Văn.
Văn phòng của bà Thái cho biết chuyến thăm của các quan chức Mỹ một lần cho thấy sức mạnh của tình hữu nghị giữa Đài Loan và Mỹ.
Trước đó, vào tối ngày 9/11, nhóm nghị sĩ Mỹ cùng 7 trợ lý bất ngờ đáp máy bay quân sự từ Philippines đến sân bay Tùng Sơn, Đài Loan. Ngay sau đó, phía Trung Quốc điều 4 chiến đấu cơ và 2 máy bay trinh sát tới eo biển Đài Loan.
‘Thẻ xanh đặc biệt’: Ý áp dụng hạn chế mới đối với người chưa chích ngừa
Mimi Nguyen Ly
Những người chưa được chích ngừa ở Ý sẽ phải đối mặt với những hạn chế tăng cường sau khi chính phủ thông báo rằng họ sẽ bị cấm tham gia nhiều hoạt động giải trí sau khi đưa ra một [biện pháp được gọi là] “thẻ xanh đặc biệt” (super green pass).
Giấy thông hành vaccine mới này sẽ có hiệu lực bắt đầu từ ngày 06/12. Mọi người phải chứng minh là họ đã được chích vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19, căn bệnh do virus Trung Cộng gây ra, để vào các cơ sở trong nhà như nhà hàng, rạp chiếu phim và nhà hát, địa điểm tổ chức thi đấu thể thao, phòng tập thể dục, câu lạc bộ đêm, v.v.
Các quy định hiện hành về “Thẻ Xanh” ở nước này chỉ yêu cầu kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ để được vào các địa điểm như vậy. Nhưng từ ngày 06/12 đến ngày 15/01, kết quả xét nghiệm âm tính sẽ không còn đủ điều kiện đối với các hoạt động giải trí đó.
Các biện pháp hạn chế này có thể kéo dài sau ngày 15/01 ở các khu vực có số ca nhiễm hoặc các ca nhập viện liên quan đến virus Trung Cộng gia tăng.
Chính phủ cũng đã quyết định đưa Thẻ Xanh hiện tại trở thành yêu cầu bắt buộc khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng ở nội đô. Họ thừa nhận việc thực thi điều này sẽ có thách thức, vì tình trạng đông đúc vào giờ cao điểm của xe buýt và tàu điện ngầm ở Ý. Chính phủ cho biết, để sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, thì Thẻ Xanh sẽ có giá trị đối với những người có kết quả xét nghiệm âm tính, không chỉ với những người đã được chích ngừa.
Thủ tướng Ý Mario Draghi cho biết các biện pháp mới này là cần thiết để hạn chế sự gia tăng “chậm nhưng đều” của các ca nhiễm virus Trung Cộng trên khắp đất nước.
“Chúng tôi nhận thấy tình hình [dịch bệnh] ở các quốc gia có chung biên giới là rất nghiêm trọng và chúng tôi cũng thấy tình hình ở Ý đang dần dần nhưng không ngừng trở nên tồi tệ hơn,” ông Draghi nói với các phóng viên sau khi nội các đồng ý chấp thuận các biện pháp hạn chế mới này.
“Chúng tôi muốn mình cần phải hết sức thận trọng để cố gắng bảo vệ những gì người dân Ý đã đạt được trong năm trước,” ông nói, ám chỉ đến tình trạng phong tỏa sâu rộng ở nước này hồi năm 2020.
“Chúng tôi đã bắt đầu quay trở lại cuộc sống bình thường. Chúng tôi muốn duy trì sự bình thường này,” ông nói thêm.
Sri Lanka chọn công ty Trung Quốc để phát triển cảng container mới
Isabel Van Brugen
Sri Lanka đã chọn một công ty Trung Quốc để xây dựng giai đoạn hai của Bến cảng Container phía Đông (ECT) của Cảng Colombo, một hành động có khả năng khiến các cường quốc Á Châu khác cảnh giác, vì tham vọng Con đường Tơ lụa trên biển của Bắc Kinh.
Trong một quyết định của Nội các hôm 23/11, Công ty Kỹ thuật Cảng Trung Quốc (CHEC) có trụ sở tại Bắc Kinh đã được Colombo chấp thuận để phát triển bến cảng chiến lược này.
Cảng vụ của quốc gia này hồi năm 2019 đã ký một thỏa thuận sơ bộ với Tập đoàn Adani của Ấn Độ và Nhật Bản để xây dựng ECT, tuy nhiên thỏa thuận đó đã bị chính phủ của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa hủy bỏ hồi tháng Hai.
Trong thập niên vừa qua, Trung Quốc đã đổ tiền vào hòn đảo Nam Á này, phần lớn theo kế hoạch cơ sở hạ tầng Sáng kiến Vành đai và Con đường gây tranh cãi của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (BRI, hay còn gọi là “Nhất Đới, Nhất Lộ”), được công bố vào năm 2013.
Ban đầu BRI gồm hai thành phần chính – Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa và Con đường Tơ lụa Hàng hải Thế kỷ 21 – và trong những năm gần đây, các thành phần khác đã được bổ sung, chẳng hạn như Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số, Con đường Tơ lụa Bắc Cực, Con đường Tơ lụa Y tế, và Con đường Tơ lụa Không gian.
Quỹ cơ sở hạ tầng toàn cầu trị giá ngàn tỷ USD này đã bị cáo buộc là một phương tiện để Đảng Cộng sản Trung Quốc bành trướng bá quyền toàn cầu.
Một số nước đang phát triển đã phải chật vật để trả các khoản vay theo khuôn khổ BRI, và trong một số trường hợp, họ buộc phải giao quyền kiểm soát các tài sản và cơ sở hạ tầng quan trọng cho Bắc Kinh.
Điển hình là vào năm 2017, Sri Lanka đã bàn giao một cảng chiến lược lớn – cùng với 15,000 mẫu đất – cho Trung Quốc trong một hợp đồng thuê có thời hạn 99 năm sau khi các khoản nợ của họ đối với các công ty quốc doanh Trung Quốc tăng cao. Cảng Hambantota đã được Trung Quốc mua lại sau nhiều tháng đàm phán và áp lực căng thẳng để thanh toán khoản nợ 1.4 tỷ USD.
Những người quen thuộc với quy trình đấu thầu nói với The Hindu rằng vai trò của CHEC trong việc phát triển giai đoạn hai của ECT của Cảng Colombo dường như chỉ giới hạn ở các công trình dân dụng.
Sri Lanka là quốc gia chủ chốt trong cuộc chiến giành ảnh hưởng ở khu vực Nam Á giữa Ấn Độ và Trung Quốc – nước vốn đang ngày càng gia tăng sự xâm nhập vào đây, vì chế độ ở Bắc Kinh cũng tham gia xây dựng và vận hành các cơ sở hạ tầng quan trọng khác ở quốc gia này.
Đảo quốc này là một trạm trung chuyển trọng yếu cho phần lớn hàng hóa đến và đi khỏi Ấn Độ, và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc đã gióng hồi chuông báo động cho New Delhi và Hoa Thịnh Đốn.