Thật ra, người Việt Nam mình rất nhân ái, hễ thấy ai bị hoạn nạn thì tìm mọi cách để giúp đỡ. Lòng độ lượng không những cho gia đình, láng giềng, và bạn bè mà còn cho những người mới quen. Đây không phải là những lời khen cho có lệ đâu, cứ đi tiệm ăn với mấy đứa bạn mới thấy rõ: tha hồ mà dành nhau trả tiền cho bạn.
Nhưng trái lại, có một hiện tượng rất quen thuộc của người Việt mình là ‘Tật hay cãi.’
Có lần, mấy anh em gặp nhau ở một quán cafe, lúc đầu chuyện trò rất thân mật, cởi mở, nói chuyện về yêu đương, nhậu nhẹt, cười vang cả xóm. Rồi tình cờ câu chuyện đưa đẩy đến đề tài hơi tế nhị như giáo dục, chính trị và tôn giáo, sự thân thiện bắt đầu biến mất và nhường chỗ cho ‘chiến trận cãi.’
Thật vậy ‘chiến trận cãi’ cũng có cái genre riêng của nó. Thí dụ như:
– Mục đích: Cãi để mà ‘thắng’, cãi để chứng tỏ ta đây biết nhiều, luôn luôn ‘đúng’ hoặc ‘show off’, chứ không phải để mà chia sẻ quan điểm, hoặc để thấu hiểu vấn đề sâu đậm hơn.
– Dùng một số ‘chiến thuật cãi’ như trợn mắt, múa tay múa chân, chưởi thề, hăm dọa, chụp mũ, mạt sát, ‘if you are not my friend, you are my enemy”. .
– Ngôn từ ‘ca tụng’ mình và ‘chê bai’ người khác chẳng hạn như ‘anh còn nông cạn quá’, ‘tư tưởng của anh rất là cổ lỗ sĩ.’…
– Nhục mạ đối phương chẳng hạn như ‘mày là thầng hèn’, ‘đồ chó chết’, ‘đồ vong ân bội nghía, ‘đồ ngu’, ‘đồ nhà quê’.
– ‘A dua’ hay hùa theo theo đám đông, để được hậu thuẩn, không ai dám tranh cải với mình..
Có một hôm, tôi may mắn được nghe cuộc thảo luận của hai học giả nổi tiếng về đề tài ‘bản chất con người’ (a common human nature).
Hai quan điểm hoàn toàn trái ngược. Họ rất lịch sự, dùng ngôn ngữ hòa đồng như “tôi chưa rõ lắm khi ông nói…”, “Đó là một giải thích hay, nhưng khi nhìn về quan điểm xã hội thì tôi thấy có vấn đề như là…”
Họ ‘tranh luận’ cả mấy tiếng đồng hồ, rất lịch sự, không ai ‘mắng chửi’ ai cả. Buồn thay, trong cuộc sống, có người không dám thảo luận với người khác vì rút cuộc cũng chỉ vì ‘thắng và thua’, hay tệ hơn đưa đến… ‘mày tao’.
Tranh Cãi: Là sử dụng lý luận để bảo vệ cái tôi, nâng cao bản ngã. Vì thế, Tranh Cãi có tính chất Tranh Thắng cho bản thân bằng cách chỉ nhằm vào điểm kém của người kia để phản biện, không để ý đến điểm hay và đúng của người kia. Nếu người cãi thắng thì hả hê, thỏa mãn cái tôi, dẫn đến tự cao và tự mãn. Nếu họ thua thì họ đau khổ, cay cú, dễ dẫn đến sân hận, tự ti…
Tranh Luận: Là sử dụng lý luận để diễn đạt ý, hướng đến điều đúng hơn, vì lợi ích chung. Khi tranh luận, nếu lý luận của mình kém người khác, ta dễ dàng chấp nhận lý luận tốt hơn (do bản chất thích cái đúng) và cùng nhau tư duy thêm, sâu hơn… theo chiều hướng của lý luận đúng đó. Như vậy, Tranh luận để theo cái đúng hơn để tìm hiểu sâu hơn và rõ ràng hơn, phục vụ tốt hơn, vì lợi ích chung. Tranh luận không có thắng thua, chỉ tăng “cái hay” và giảm “cái dở”, tăng “trí tuệ” (Bách Khoa Computer)
Câu Hỏi về ‘bệnh cãi’:
– Những từ nào quen thuộc theo chủ đề cãi lộn:
Lại là mày à
Mày vừa lòng chưa
Thách mày đấy
Cút khỏi mắt tao
Tao chịu đựng đủ rồi nha
Mày đúng là một . . .
Mày gây rối đủ chưa
Đấy không phải là chuyện của mày
Tao không cho rằng đó là lỗi của tao
– Hình như ở North Korea không ai bị bệnh cãi, vì khi có thì bệnh nhân … đi ‘cãi huấn’ hay tự động ‘biến mất’.
– Hình như đàn ông có máu cãi hơn đàn bà??? Trước khi cướ́i thì mua hoa cho nàng, sau khi cưới thì “cãi non-stop”, trừ khi lên giường thì ngọt ngào trở lại.
– Bệnh cãi thay đổi với thời gian và thời thế ???? Có người lúc có địa vị thì khoái cãi, khi về già hoặc là cãi bướng, hay cười huề, ‘thôi bỏ qua đi Tám’… hehehe