Kể từ khi Olympic Mùa đông Bắc Kinh khai mạc hôm 4/2, mỗi ngày đều có thêm người liên quan có kết quả dương tính với COVID-19, trong 2 ngày 4-5/2 vừa qua đã có thêm 55 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca từ 1/4 đến 5/2 lên 435 người.
Kể từ khi Olympic Mùa đông Bắc Kinh khai mạc, liên tục có những ca dương tính mới trong “bong bóng” khép kín. (Ảnh: rarrarorro / Shutterstock)
Kể từ khi “Bong bóng khép kín” Olympic Mùa đông Bắc Kinh bắt đầu hoạt động thử nghiệm vào ngày 4/1, liên tục có những ca dương tính liên quan đến nhân sự tham dự Olympic:
Từ ngày 4 – 22/1 (thời gian vận hành thử nghiệm): Phát hiện 72 ca dương tính;
Ngày 23/1 (vận hành chính thức): 6 ca;
Ngày 24/1: 15 ca;
Ngày 25/1: 13 ca;
Ngày 26/1: 23 ca;
Ngày 27/1: 12 ca;
Ngày 28/1: 36 ca;
Ngày 29/1: 34 ca;
Ngày 30/1: 37 ca;
Ngày 31/1: 24 ca;
Ngày 1/2: 32 ca;
Ngày 2/2: 55 ca;
Ngày 3/2: 21 ca;
Ngày 4/2: 45 ca;
Ngày 5/2: 10 ca.
Từ ngày 4/1 – 5/2, tổng cộng có 435 người dương tính đã được phát hiện trong “bong bóng khép kín” của Olympic Bắc Kinh. Hiện chưa có báo cáo chính thức về số người đã khỏi bệnh.
Mặc dù các ca dương tính trong “bong bóng” đang tích tụ mỗi ngày, và Thế vận hội cũng đã khai mạc như dự kiến, những sự chỉ trích lên án vẫn tiếp tục gia tăng vào ngày khai mạc.
Ngày 4/2, Kim Meylemans, nữ vận động viên đua xe trượt tuyết 25 tuổi người Bỉ, đã đăng một video tự quay. Cô đã khóc, những tưởng mình có thể trở lại Làng Vận động viên Olympic để chuẩn bị cho cuộc thi sau khi hết thời gian cách ly, nhưng không ngờ lại bị xe cấp cứu đưa đến một nơi khác để cách ly thêm 7 ngày. Cô Kim Meylemans nói “vô cùng buồn bã!“
Có thông tin cho rằng cô Kim Meylemans đã xét nghiệm sàng lọc 12 lần trước khi khởi hành đến Bắc Kinh và đều cho kết quả âm tính, không ngờ sau khi đến đây xét nghiệm lại có kết quả dương tính.
Theo Thông tấn xã Trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin hôm 14/12 năm ngoái, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo cho biết, ông sẽ không cử quan chức tham dự Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022. Một số nhà phân tích nghi ngờ, do Bỉ tẩy chay Olympic Bắc Kinh nên các vận động viên của nước này mới có kết quả như vậy.
(Nội dung tweet: Nữ vận động viên Olympic Mùa đông người Bỉ, được phát hiện dương tính tại Bắc Kinh, đã bị cách ly, cô ấy không được thả dù đã chuyển sang âm tính, và thời gian cách ly liên tục được kéo dài. Cuộc thi sắp bắt đầu và không biết cô ấy liệu có thể tham gia bình thường được hay không. Sau vài năm chuẩn bị vất vả, có vẻ như cô ấy sẽ bị quấy rầy bởi chính sách phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt của Bắc Kinh; cô ấy đã đăng tải một video phàn nàn lên Instagram và khóc như một bà lão.)
Vào đêm khai mạc hôm 4/2, phóng viên trú tại Trung Quốc của Đài Phát thanh Công cộng Hà Lan (NOS), ông Sjoerd den Daas, đã bị nhân viên an ninh Trung Quốc buộc phải rời đi khi đang kết nối với Đài truyền hình Hà Lan để phát sóng trực tiếp, khiến chương trình bị gián đoạn.
Mặc dù phóng viên này đã lịch sự nói: “Được rồi, vui lòng đợi một lát, tôi đang phát sóng trực tiếp.” Nhưng các nhân viên an ninh đeo băng tay đỏ đã đẩy ông đi.
(Nội dung Tweet: Trên đường phố Bắc Kinh, một phóng viên của Liên đoàn Phát thanh Truyền hình Hà Lan đã bị một người đeo băng tay đỏ cắt ngang khi đang tiến hành kết nối trực tuyến, người này yêu cầu ông lùi lại một khoảng nhất định. Phóng viên Hà Lan nói với người đeo băng tay màu đỏ bằng tiếng Trung Quốc rằng:”Vui lòng đợi một lát, tôi đang phát sóng trực tiếp … Có chuyện gì vậy?! Có tin chưa được xác nhận rằng sở dĩ các nhà báo Hà Lan bị những người đeo băng tay đỏ nhắm mục tiêu, là vì Đài truyền hình Hà Lan đã phát sóng một cuộc tẩy chay của Tổ chức Ân xá Quốc tế về việc Trung Quốc xâm phạm nhân quyền, sau khi lễ khai mạc Olympic Mùa đông được phát sóng.)
Ngoài ra, Trung Quốc còn bố trí nữ vận động viên Duy Ngô Nhĩ làm người cầm đuốc rất bắt mắt.
Tại lễ khai mạc ngày 4/2, hai người cầm đuốc cuối cùng là vận động viên Duy Ngô Nhĩ, cô Dinigeer Yilamujiang và vận động viên người Hán, anh Triệu Gia Văn (Zhao Jiawen). Một số nhà phân tích tin rằng đây là phản hồi của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trước những cáo buộc quốc tế về vi phạm nhân quyền ở Tân Cương.
Theo báo cáo của “Daily Mail”, ngày 5/2 các tổ chức nhân quyền đã lên án ĐCSTQ vì đã nhốt hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương vào các trại tập trung và khủng bố họ dã man, nhưng lại để nữ vận động viên người Duy Ngô Nhĩ, cô Dinigeer Yilamujiang, là người cầm đuốc cuối cùng trong lễ khai mạc Thế vận hội.
Bà Linda Thomas-Greenfield, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên chương trình “State of the Union” của CNN hôm Chủ nhật, rằng Trung Quốc quyết định để một vận động viên Duy Ngô Nhĩ thắp lên ngọn đuốc Olympic trong Thế vận hội Bắc Kinh, nhằm đánh lạc hướng chú ý khỏi cuộc diệt chủng của Chính phủ Trung Quốc nhằm vào các nhóm thiểu số Hồi giáo.
(Nội dung tweet: Sau khi xem chương trình truyền hình trực tiếp lễ khai mạc Olympic Mùa đông của NBC, nữ MC vẫn luôn nói về nhân quyền, người Duy Ngô Nhĩ và cuộc diệt chủng. Đặc biệt khi người cầm đuốc là vận động viên người Duy Ngô Nhĩ, sự hoài nghi của nữ MC càng lớn hơn. Chẳng phải một số người cáo buộc Trung Quốc đã liên kết chính trị và các sự kiện thể thao, khi bắt các sĩ quan quân đội tham gia vào cuộc xung đột biên giới Trung-Ấn làm người cầm đuốc hay sao? Các kênh truyền thông chính thống của nước này lại coi việc phát sóng trực tiếp như một phương tiện tuyên truyền chính trị, hành vi này chẳng phải là tấm gương điển hình “kỹ nữ rao giảng đạo đức” (của ĐCSTQ) hay sao?)
Ngoài ra, ngay trước thềm Olympic Bắc Kinh, chính quyền Trung Quốc đã bỏ tù 11 học viên Pháp Luân Công vì thực hành tín ngưỡng và cung cấp thông tin dịch bệnh COVID-19 cho báo Epoch Times. Hôm 21/1, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên án vụ việc và yêu cầu Bắc Kinh “ngay lập tức chấm dứt bạo hành và ngược đãi các học viên Pháp Luân Công, trả tự do cho những người bị cầm tù vì niềm tin của họ, và điều tra rõ tung tích của các học viên mất tích.” Ngoài ra, giới chức Hoa Kỳ và Canada cũng lên tiếng kêu gọi thả người tập Pháp Luân Công trước thềm Olympic.
Bình Minh (t/h)