Reuteurs
Việc lựa chọn Bắc Kinh làm chủ nhà của Thế vận hội Mùa Đông năm 2022 giống như việc Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) trao phần thưởng cho chính quyền Trung Quốc vì hành vi tệ hại liên quan đến nhân quyền, cựu vô địch vận động viên trượt băng nghệ thuật người Hoa Kỳ Adam Rippon nói.
Từ lâu các nhóm nhân quyền đã chỉ trích IOC vì đã trao quyền đăng cai Thế vận hội từ ngày 04-20/2 cho Trung Quốc, trong khi chế độ này đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số người Hồi giáo ở khu vực phía tây Tân Cương, mà Hoa Kỳ cho là hành động diệt chủng.
Anh Rippon, người đã giành huy chương đồng tại Thế vận hội Mùa Đông Pyeongchang (Hàn Quốc) vào năm 2018 và đang huấn luyện vận động viên người Hoa Kỳ Mariah Bell tại Bắc Kinh, cho biết IOC cần phải ‘bảo vệ’ về nhân quyền và thận trọng hơn khi chọn chủ nhà.
Anh Rippon nói với Reuters rằng “khi nói đến vấn đề nhân quyền, chúng ta đang bước vào một vùng đất cộng sản”.
“Và tôi nghĩ rằng khi chúng ta lựa chọn các thành phố tổ chức Olympic, việc này cần phải là một cái gì đó được IOC quy định tốt hơn. Đây là một nơi mà họ đã đưa rất nhiều người vào.”
“Việc này khiến tôi nghĩ đến việc được khen thưởng vì hành vi không tốt”.
“Ai cũng luôn hy vọng rằng [Thế vận hội] sẽ giúp quốc gia đăng cai phát triển tốt hơn, nhưng tôi lại đồng ý rằng trong bối cảnh tất cả các hành vi vi phạm nhân quyền đang diễn ra ở Trung Quốc, điều đó khiến quý vị đặt câu hỏi tại sao Trung Quốc vẫn được phép tổ chức Thế vận hội này?”
Anh Rippon nói tất cả các vận động viên đều quan tâm đến vấn đề nhân quyền và IOC đã đặt họ vào một vị trí khó xử.
“Mọi vận động viên đều nghĩ rằng những gì đang xảy ra là không đúng,” vận động viên 32 tuổi này nói thêm.
“Tất nhiên họ cảm thấy như vậy. Nhưng là một vận động viên, quý vị rèn luyện cả cuộc đời với mục tiêu là để tham dự Thế vận hội Olympic và quý vị sẽ mơ ước được tham dự một kỳ Thế vận hội”.
“Quý vị biết năm nào sẽ diễn ra Thế vận hội nhưng quý vị sẽ không biết nó sẽ tổ chức ở thành phố nào.
“Tôi nghĩ rằng đây là trách nhiệm của IOC, cần bảo đảm rằng họ trao quyền đăng cai cho các quốc gia tổ chức Thế vận hội là một nơi đến an toàn cho các vận động viên và không tạo ra cuộc khủng hoảng [cho vận động viên] như tình trạng hiện nay”.
Vận động viên trượt tuyết tự do người Anh Gus Kenworthy cũng kêu gọi IOC không cho phép các quốc gia có “lập trường nhân quyền tồi tệ” đăng cai Thế vận hội và đặt nghi vấn về sự phù hợp của Trung Quốc để tổ chức Thế vận hội 2022 trong một cuộc phỏng vấn với BBC.
Anh Rippon cho biết anh hy vọng Thế vận hội Bắc Kinh sẽ khiến nhiều người chú ý hơn về vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc và gây áp lực cho chế độ cộng sản Trung Quốc giải quyết những mối lo ngại này.
“Khi có một Thế vận hội Olympic, nó sẽ làm nổi bật một số vấn đề như thế này… Quý vị hy vọng điều đó vì những hành vi vi phạm nhân quyền sẽ được nêu ra và mọi ánh mắt đều đổ dồn về Trung Quốc, việc đó sẽ gây áp lực rất lớn cho Trung Quốc để giải quyết vấn đề này,” anh Rippon nói.
Minh Đức biên dịch