Gary Bai
Tuyên bố đầy mâu thuẫn của các nhà chức trách đã không thể xoa dịu làn sóng phản đối kịch liệt trên mạng Internet Trung Quốc về hành động đối xử với một bà mẹ tám con bị bệnh tâm thần, qua đoạn video quay lại cho thấy bà bị xích với một sợi dây xích quanh cổ trong một túp lều.
Vài ngày trước khi Thế vận hội Mùa Đông Bắc Kinh bắt đầu, một đoạn video ghi lại cảnh một người phụ nữ sống trong điều kiện vô cùng tồi tệ đã được lan tỏa rộng rãi trên newsfeed của người dùng internet ở Trung Quốc. Đoạn video cho thấy người phụ nữ, mà chồng bà gọi tên là Dương (Yang), đang mặc những lớp quần áo mỏng trong điều kiện nhiệt độ gần như đóng băng và bị xích vào tường trong một túp lều nhỏ ở nông thôn tại huyện Phong, thành phố Từ Châu.
Từ người hùng đến tội phạm
Đoạn video nguyên gốc có tính lan truyền trên Douyin này (ứng dụng TikTok phiên bản Trung Quốc), thuộc về tài khoản của chồng bà Dương khắc họa lại cuộc sống của ông cùng với tám người con. Nền tảng video tức thì này đã quảng cáo đoạn video trên là một video mang lại “năng lượng tích cực”, và các bình luận đã ca ngợi sự tuân thủ của người cha này đối với các chính sách khuyến khích sinh con mới nhất của chính phủ.
Tuy nhiên, sự chú ý này nhanh chóng trở thành những lời buộc tội gay gắt khi cư dân mạng phát hiện ra ổ khóa và sợi dây xích quanh cổ người mẹ. Người dùng trên web này của Trung Quốc cần đáp án từ các nhà chức trách.
Một số người đặt nghi vấn liệu những người hàng xóm của cô Dương và quan chức huyện có dính líu vào các hoạt động buôn người hay không, với lý do rằng họ có thể biết về tình trạng của người phụ nữ này nhờ việc thực thi quán triệt chính sách một con của Trung Quốc.
Cách đưa tin không nhất quán
Trong một tuyên bố hôm 28/01, huyện Phong đã bác bỏ những đồn đoán cho rằng bà Dương là nạn nhân của hoạt động buôn người, khẳng định bà Dương đã kết hôn hợp pháp với ông Đổng (Dong) hồi năm 1998. Họ nói thêm rằng “Bà Dương có xu hướng bạo lực và thường đánh người thân của bà vô cớ” và bà “đã bị xích như vậy.”
Tuy nhiên, câu nói này đã khiến cho mạng internet dậy sóng bất bình, vì luật pháp Trung Quốc cấm kết hôn với người có thần kinh không bình thường. Các nhà bình luận cho rằng người chồng sẽ phạm tội hiếp dâm và lạm dụng trong hơn 20 năm nếu những lời khai trên là đúng sự thật. Một số người nghi ngờ rằng người chồng đã lợi dụng người phụ nữ này như một “cái máy đẻ.” Những người khác nhanh chóng lưu ý rằng bệnh tâm thần của bà có thể là do bị người chồng lạm dụng.
Hai ngày sau, huyện này cho biết trong một tuyên bố khác tái khẳng định rằng các quan chức công an đã không tìm thấy bằng chứng buôn người khi điều tra trường hợp của bà. Huyện cũng nói thêm rằng bà Dương chỉ bị “tâm thần phân liệt từng cơn, các chuyên gia y tế đã khuyến cáo rằng bà ấy nên được kiềm chế khi triệu chứng bệnh xuất hiện.”
Đối với những cư dân mạng quan tâm đến vụ việc trên, thì cả dân làng lẫn cơ quan chính quyền ở huyện Phong là không thể tha thứ được.
Dù cho bị kiểm duyệt tích cực, chủ đề này vẫn thu hút hơn 2 tỷ lượt xem trên Weibo hôm 07/02. Hầu hết các tương tác trên các bài đăng xã hội này đều chỉ trích cách giải quyết tình huống và việc thiếu minh bạch của chính quyền.
Ông Han Song (Hàn Tùng), Giám đốc của Tân Hoa Xã, cho biết trong một bài đăng trên mạng xã hội hôm 06/02 rằng ông không quan tâm đến chú gấu Băng Đôn Đôn (Bing Dwen Dwen), linh vật chính thức của Thế vận hội Mùa Đông 2022 cũng như bộ phim tuyên truyền của Trung Quốc ‘Cầu Watergate’ (Hồ Trường Tân phần 2), mà là trường hợp của bà Dương. Bài đăng của ông đã biến mất hai giờ sau đó.
Trong một bài đăng hôm 10/02, tài khoản mạng xã hội chính thức của thành phố Từ Châu đã thông báo rằng bà Dương — tên ban đầu được tìm thấy là Xiao Hua Mei (Tiểu Hoa Muội) — là nạn nhân của nạn buôn người.
‘Một vấn đề mang tính hệ thống’
Theo cô Jessie Mou, nhà nghiên cứu nhân quyền cao cấp cho biết, trường hợp của bà Dương là đại diện cho một loại tội phạm có hệ thống, phổ biến hơn nhiều ở Trung Quốc do chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hậu thuẫn.
“Đã có rất nhiều trường hợp buôn bán phụ nữ tương tự như vậy. Trong những năm 1980, có 48,100 phụ nữ bị buôn bán ở Từ Châu,” cô Mou nói với The Epoch Times hôm 07/02, trích dẫn số liệu từ cuốn sách “Ancient Sins” (tạm dịch: Những Tội ác Thiên cổ) — đây là cuốn sách nói về nạn buôn bán phụ nữ ở Trung Quốc của hai tác giả Trung Quốc Tạ Trí Hồng (Xie Zhihong) và Giả Lỗ Sinh (Jia Lusheng).
Cô Mou nói thêm, “Nhưng tôi phải đề cập đến tất cả các trường hợp nói chung, không chỉ các quan chức địa phương trở thành đồng phạm, mà [đó là] một loại tội phạm có tính hệ thống và tập quán đã tồn tại từ lâu ở các vùng nông thôn của Trung Quốc.”
Ông Chen Jiangang (Trần Kiến Cương), luật sư nhân quyền và là học giả thỉnh giảng tại Khoa Luật trường Đại học Washington, nhận xét rằng buôn bán phụ nữ và trẻ em đi đôi với việc xác thực danh tính nạn nhân của cơ quan quản lý địa phương đó.
“Trong hơn hai mươi năm qua, [người phụ nữ này] đã bị bắt cóc, bị bỏ tù, bị xiềng xích một cách bất hợp pháp … Nếu không có sự đồng tình và hợp tác của chính quyền địa phương hoặc thậm chí không có sự tham gia của chính chính quyền ĐCSTQ, thì loại hành vi phạm tội này đã không thể duy trì được,” ông nói với ấn bản Hoa ngữ của tờ Epoch Times hôm 07/02.
Ông Trần cho hay dưới sự cai trị của ĐCSTQ, thì Trung Quốc chính là nơi “địa ngục trần gian.”
Anh Gary Bai là ký giả tự do hiện sinh sống tại New York, chuyên đưa các tin tức liên quan đến Hoa Kỳ-Trung Quốc cho The Epoch Times.
Tịnh Nhi biên dịch