Tướng Mỹ đề xuất phương án giải quyết và chấm dứt cuộc khủng hoảng Ukraine

Nguyên Hương

Tướng Mỹ đề xuất phương án giải quyết và chấm dứt cuộc khủng hoảng Ukraine
Ảnh các tòa nhà bị phá hủy được ghi lại hôm thứ Năm (3/3) ở Irpin, Ukraine. (Hình ảnh Chris McGrath / Getty)

Trong bối cảnh thảm họa Ukraine đang ngày càng leo thang, Nga đánh chiếm nhà máy hạt nhân nguyên tử Ukraine lớn nhất Châu Âu hôm 4/3 và Tổng thống Nga Putin trước đó ra lệnh đặt lực lượng hạt nhân của nước này vào tư thế sẵn sàng, tướng Mỹ Michael Fynn đã đề xuất một phương án tránh leo thang cuộc khủng hoảng Ukraine thành cuộc chiến hạt nhân toàn cầu trong một bài xã luận độc quyền của ông, đăng trên The Western Journal.

Ông Micheal Fynn cho rằng, chiến tranh Nga – Ukraine ở Đông Âu sẽ có thể lan sang nước Mỹ. Ông nói, mọi thứ đang thay đổi trước mắt chúng ta. Khả năng xảy ra chiến tranh trên đất nước Hoa Kỳ không còn là điều hoang tưởng nữa. Nó là một khả năng rất thực tế. Ông đưa ra câu hỏi, nếu điều này xảy ra, thì chúng ta sẽ làm gì để cố gắng ngăn chặn chiến tranh và giải pháp sẽ là gì.

Trong một bài viết trước đây, ông Flynn cho biết, cuộc khủng hoảng này hoàn toàn có thể tránh được.

Chúng ta hãy hồi tưởng lại lịch sử gần đây nhất, chuyến thăm của chính quyền Biden tới Ukraine tháng 10 năm ngoái. Nó còn quan trọng hơn cả việc nghiên cứu biên giới Châu Âu năm 1939 hoặc tìm hiểu kết quả cuộc chiến của Mỹ để đánh bại chủ nghĩa Đức Quốc xã.

Hãy xem xét lịch sử của Giác thư Budapest, hay ba bản ghi nhớ chính trị giống hệt nhau được ký kết tại một hội nghị của Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Châu Âu ở Budapest, Hungary, vào ngày 5/12/1994. Văn bản này cung cấp các đảm bảo an ninh từ các bên ký kết liên quan đến việc Belarus, Kazakhstan và Ukraine gia nhập Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân. Hãy tra cứu nó, chúng ta đã vi phạm hiệp định này.

Và hãy dừng lại với câu hỏi giả định về việc cựu Tổng thống Donald Trump sẽ làm gì trong tình huống này. Thực tế là cuộc khủng hoảng này sẽ không xảy ra trong thời ông Trump nắm quyền vì nhiều yếu tố. Yếu tố trước hết là quyền lực của chính quyền Trump trên thế giới. Còn bây giờ, với vị trí hiện tại của Hoa Kỳ, thì chúng ta sẽ làm gì để có thể ngăn chặn chiến tranh?

Tướng Flynn đưa ra một lựa chọn. Theo ông, nó có thể ngăn chặn tình trạng bế tắc hạt nhân – hay tệ hơn là một cuộc chiến hạt nhân – đang ở phía trước, nhưng nó cần được thỏa hiệp và tốn kém. Một cuộc chiến hạt nhân, vốn đã từng được ngăn chặn trong lịch sử, giờ đang có xu hướng trở thành hiện thực và cần phải có giải pháp cho tình thế này.

Dưới đây là phần tiếp theo của bài xã luận của tướng Michael Fynn:

Bối cảnh hiện tại: Tổng thống Nga Putin đã vô cùng sai lầm. Ông ta đã đánh giá quá cao sự nổi tiếng của mình. Mặc dù đúng là ở Crimea, Donetsk và Luhansk, tôi nghĩ, ông ta được khoảng 51% người dân ủng hộ. Ông ta tưởng mình cũng được ủng hộ như thế trên toàn bộ đất nước Ukraine. Rõ ràng, mức độ ủng hộ đó là điều không thể.

Bây giờ ông Putin cần một lối thoát an toàn. Hàng trăm nghìn sinh mạng đang bị hủy diệt mỗi ngày và điều này vẫn đang tiếp diễn. Phải làm gì đó để ngăn chặn chết chóc và sự tàn phá của cả hai bên. Người Nga cũng đang chết hàng loạt. Putin sẽ càng lấn sâu vào vết nhơ nếu không nhanh chóng kiểm soát được tình hình.

Có một câu ngạn ngữ: “Ma quen hơn quỷ lạ”.

Trước tiên, cần hiểu Vladimir Putin. Ông ta không điên, như các phương tiện truyền thông tuyên truyền đang cố gắng khắc họa. Ông ấy vẫn vậy từ trước đến nay. Ví dụ điển hình nhất về tính cách của ông ta là câu chuyện về Robert Kraft, chủ sở hữu câu lạc bộ bóng bầu dục New England Patriots (đội bóng ở bầu dục chuyên nghiệp Mỹ ở Boston) và chiếc nhẫn Super Bowl của ông ấy.

Năm 2005, ông Kraft gặp ông Putin. Ông ấy đã tháo chiếc nhẫn từ tay mình để đưa cho ông Putin xem. Ông Putin rất thích và khi ông Kraft đưa tay ra nhận lại, ông Putin đã cất chiếc nhẫn vào túi mình và bước ra ngoài. Có nghĩa là, ông Putin đã trộm nó. Nhà Trắng khăng khăng rằng, ông Kraft nói đó là một món quà từ ông ấy, nhưng nhiều năm sau ông Kraft mới kể câu chuyện có thật về vụ ông Putin lấy chiếc nhẫn của mình.

Ông Putin sẽ làm bất cứ điều gì có thể nếu ông ta nghĩ rằng ông ta sẽ chẳng sao cả. Ông ta sẽ chỉ dừng lại khi ông ta biết mình không thể thoát. Đó là lý do tại sao ông ta không làm gì cả khi ông Trump nắm quyền. Ông ấy tôn trọng ông Trump và biết rằng ông ấy không thể thoát khỏi bất cứ điều gì. Giờ đây, dưới chính quyền Hoa Kỳ hiện tại, ông Putin đã nắm bắt được cơ hội của mình. Ông ta biết rõ những gì ông ta đang làm mà có thể thoát.

Ông Putin cũng lầm tưởng rằng, Ukraine ít nhất sẽ không phản đối cuộc xâm lược. Ông ta nghĩ, nếu Ukraine không chào đón người Nga như những người hùng, thì ít nhất họ cũng sẽ không kháng cự. Ông ta và các cố vấn cùng tướng lĩnh của mình đã tính toán sai một trời một vực như thế.

Có một lựa chọn sẽ giúp ông Putin lấy lại cơ hội. Phương án này cần được phân tích và thảo luận kỹ lưỡng. Nó mang lại cho Putin những gì ông ta muốn, mang lại cho Ukraine một cơ hội an ninh lâu dài và duy nhất, cũng như cho phép Châu Âu và thế giới hít thở sâu và có thể ngăn chặn sự điên rồ này cùng với sự giết chóc khủng khiếp đang diễn ra ở cả hai bên. Nhưng điều này chỉ có thể là khởi đầu.

Tôi tin rằng, giải pháp cho cuộc khủng hoảng này là Giác thư Budapest.

Chắc hẳn nhiều đọc giả sẽ nhớ, khi Liên Xô tan rã sau nhiều thập kỷ của Chiến tranh Lạnh, Ukraine sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân hơn Trung Quốc và là cường quốc hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới.

Ngoài các vấn đề quan trọng khác, Giác thư Budapest quy định rằng Ukraine sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân nếu cả Nga và Mỹ đồng ý không xâm lược nước này. Đó là thỏa thuận cơ bản. Ông Putin vi phạm hoàn toàn thỏa thuận này, khiến Mỹ (và một số quốc gia Châu Âu) có cơ hội trừng phạt. Nhưng đây chỉ là điểm khởi đầu cho một cuộc trò chuyện rộng hơn về một giải pháp hòa bình.

Cuộc trò chuyện thực sự nên diễn ra như thế này.

Phần một: Nga muốn Ukraine trung lập, không gia nhập NATO. Giác thư Budapest có thể được coi là một hiệp định trung lập. Rõ ràng, nếu Nga tuân thủ thỏa thuận thì Ukraine không cần gia nhập NATO. Và NATO có thể đồng ý rằng, việc Ukraine tham gia NATO sẽ là vi phạm Giác thư Budapest. Đây là điều mà tôi tin rằng ông Putin cần nghiêm túc xem xét (và có thể chấp nhận). Nó đáp ứng một nửa yêu cầu của ông ta. Điều này cho ông ta một lối thoát mà không phải giết thêm người.

Phần hai: Ông Putin muốn Ukraine từ bỏ mọi tuyên bố chủ quyền đối với Crimea. Ukraine nên đồng ý, với một cảnh báo lớn.

Ông Putin lập luận rằng, Crimea đã được trao cho Ukraine một cách bất hợp pháp vào những năm 1950 và dù đúng hay không, ông ấy muốn nó là của Nga. Vâng, Ukraine sẽ không bao giờ lấy lại Crimea trong bất kỳ điều kiện nào nếu không có một cuộc chiến tranh lớn. Ông Putin rất nổi tiếng ở Crimea và có sự gắn bó chặt chẽ với người Nga trong khu vực. Vì vậy, mặc dù đây là một tổn thất đối với Ukraine, nhưng không phải là một tổn thất đáng kể. Đó là thực tế của địa chính trị toàn cầu.

Cảnh báo chính là, kể từ những năm 1950. Ukraine đã thực hiện rất nhiều cải tiến ở Crimea. Nga cần bồi thường cho Ukraine những chi phí đó. Nga không chỉ chiếm Crimea; mà còn cần thanh toán cho tất cả những khoản xây dựng và đầu tư của Ukraine vào Crimea kể từ những năm 50. Đây phải là một khoản bồi thường đáng kể và dài hạn.

Phần ba: Cuối cùng, ông Putin phải nhấn mạnh rằng việc nhắm mục tiêu vào dân thường là đi ngược lại mệnh lệnh của ông và ông ta sẽ giúp tái thiết một phần lãnh thổ Ukraine. Ông ta có thể tuyên bố rằng các tướng lĩnh cấp cao hoặc các quan chức quốc phòng khác của Nga đã không tuân theo mệnh lệnh của ông ta và công khai sa thải họ. Tuy nhiên, điều khoản này có thể cho Putin cơ hội để chấm dứt cuộc chiến điên rồ này.

Cuối cùng, nước Mỹ luôn tôn trọng quyền tự quyết và quyền lựa chọn chính phủ của mỗi quốc gia. Bất cứ tuyên bố nào mà ông Putin có thể cố gắng đưa ra đối với Ukraine, dựa trên thực tế hay hư cấu của chính ông ta, thì điều đó sẽ không bao giờ vượt quá quyền của người dân đối với một cuộc bầu cử tự do và công bằng cho một chính phủ đại diện cho họ.

Như một Tổng thống nổi tiếng khác đã nói về một khối cử tri Mỹ, “bạn có gì để mất”? Tôi nghĩ rằng điều này sẽ được ông Putin đồng ý để tránh các biện pháp trừng phạt tàn bạo và không bị gọi là kẻ hạ đẳng hèn nhát.

Điều tôi không chắc chắn là liệu Ukraine có chịu hay không. Tôi tin rằng nếu Ukraine có thể từ bỏ NATO, thì nước này nên được xem xét ngay lập tức để trở thành thành viên của Liên minh Châu Âu. Rõ ràng, Crimea sẽ là một viên thuốc lớn hơn để nuốt, nhưng dù sao thì Ukraine có nuốt cũng không trôi. Chịu lùi bước vì lợi ích của nhân loại và trước thực tế là Ukraine có thể bị xóa sổ, hoặc còn tệ hơn nếu tình hình này không có điểm dừng. Hãy yêu cầu Nga bồi thường và chắc Nga sẽ đồng ý.

Về lưu ý thứ hai này, điều mà tôi chắc chắn sẽ được chú ý nhiều nhất, Nga sẽ mất tiền trong mọi trường hợp: nền kinh tế Nga sẽ bị hủy hoại do các lệnh trừng phạt; hoặc Nga sẽ bồi thường Crimea cho Ukraine. Khoản tiền trả cho Ukraine sẽ có ý nghĩa hơn là các khoản bị mất do các lệnh trừng phạt. Nga không mất quá nhiều và Ukraine sẽ được nhiều.

Lựa chọn này theo tôi là hợp lý. Tôi tin rằng điều đó sẽ được cả hai bên chấp nhận, và nó mang lại cho ông Putin một bước ngoặt, điều mà ông ấy hiện đang rất cần.

Vấn đề lớn hơn là chính quyền hiện tại của chúng ta không đủ mạnh để đối phó với Putin. Ông ta có thể có những quân bài khác để chơi lại chúng ta. Theo tôi, Hoa Kỳ nên tránh xa và thay vào đó hãy để Thủ tướng Anh Boris Johnson hoặc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thúc đẩy nó.

Điểm cuối cùng cần được nhấn mạnh về Giác thư Budapest là vấn đề vũ khí hạt nhân trên đất của một quốc gia có chủ quyền. Bản ghi nhớ này khuyến khích một số quốc gia từ bỏ vũ khí hạt nhân. Với các quốc gia khác hiện đang dự tính tham gia câu lạc bộ hạt nhân (dù muốn hay không), một bài học cho tất cả những điều này là đừng bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân của mình. Nếu một quốc gia – nhà nước không thể dựa vào các quốc gia khác để bảo vệ biên giới của mình, thì việc sở hữu vũ khí hạt nhân đóng vai trò như một bảo đảm an ninh.

Giống như tất cả các lựa chọn, điều này đáng được xem xét. Như tôi đã đặt câu hỏi ở trên, chúng ta có gì để mất, ngoại trừ tất cả mọi thứ?

Nguyên Hương

Theo The Western Journal

Related posts